Xem mẫu

LUẬN VĂN: Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế A.Lời giới thiệu (Đặt vấn đề) Bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ XXI với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, vai trò của kinh tế tri thức ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Và toàn cầu hoá, khu vực hoá là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; Xu thế này đang bị một số nước phát triển và tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đối tác. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan đúng như Mác và Ăngghen đã dự báo từ thế kỷ trước khi phân tích sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến quốc tế hoá sản xuất và thương mại. Đảng ta cũng đã nhận ra vấn đề này vì thế tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã nhấn mạnh: “Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” I. Bối cảnh trong nước và quốc tế. 1. Bối cảnh quốc tế chung: 5 đặc điểm của tình hình thế giới và 5 xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay. 1.1. Năm đặc điểm của tình hình thế giới đó là: - Chủ nghĩa xã hội thoái trào, các mâu thuẫn cơ bản của thế giới tồn tại phát triển dưới nhiều hình thức mới. - Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, song chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi căng thẳng. - Các vấn đề toàn cầu về môi trường tự nhiên và xã hội: sự bùng nổ dân số, các bệnh hiểm nghèo (HIV/AIDS, ung thư...) môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm... - Sự xuất hiện các hình thức liên minh khu vực toàn cầu trong đó đáng lưu ý là khu vực Châu á - Thái Bình Dương. 1.2. Năm xu thế trong quan hệ quốc tế đáng chú ý. - Đòi hỏi hoà bình ổn định, hợp tác để phát triển trên phạm vi khu vực và toàn cầu. - Quá trình liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại... liên kết hợp tác đi đôi với cạnh tranh gay gắt. - Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, chủ quyền và bản sắc dân tộc (sự tan rã lung lay của nhiều nhà nước liên bang). - Vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau. - Các nước XHCN, Đảng cộng sản, công nhân các lực lượng tiến bộ xã hội kiên trì đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2. Các xu thế kinh tế quốc tế đáng chú ý: 2.1. Xu thế phân công lao động quốc tế mới thông qua việc các nước áp dụng phổ biến chính sách hướng về xuất khẩu, tự do hoá mậu dịch (WTO và các khối mậu dịch tự do khu vực). Quá trình hội nhập quốc tế được đo bằng tốc độ hội nhập, tức là mức gia tăng bình quân hàng năm của thương mại quốc tế trừ mức gia tăng bình quân của tổng sản phẩm thế giới. 2.2. Xu thế về sự gia tăng mạnh dòng đầu tư nước ngoài tới các nước đang phát triển (ODA và FDI), cụ thể một số số liệu về hai hình thức đầu tư là: Đầu tư FDI: 1971 1981 1991 (FDI) Trực tiếp (FDI) gián tiếp 2,4 tỷ USD 0,234 tỷ USD 8,3 tỷ USD 2,0 tỷ USD 33,1 tỷ USD 175 tỷ USD Đầu tư FDI vào Việt Nam: Năm Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện (tỷ USD) (tỷ USD) 1988 – 1991 364 1992 197 1993 267 1994 341 1995 369 1996 326 3,3 0,620 2,4 0,463 3,6 1,000 4,3 1,500 6,5 2,000 8,5 2,500 - Viện trợ ODA từ 180 triệu USD (1991) tăng lên 478 triệu (1992) Đối với nước ta trong các năm 1991, 1992 nguồn viện trợ ODA chủ yếu từ Liên Xô (cũ). Từ 1993, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, các tổ chức tài trợ quốc tế đã tăng cường viện trợ ODA cho Việt Nam: Năm Vốn cam kết (tỷ USD) 1993 1,8 1994 1,9 1995 2,3 1996 2,4 Giải ngân (triệu USD) 287 607 640 700 Về vấn đề này, các nước đang phát triển hiện đang phải đương đầu với 2 vấn đề lớn, đường như mâu thuẫn lẫn nhau. Đó là: một mặt mỗi nước ra sức cạnh tranh để thu hút được tối đa đầu tư nước ngoài: mặt khác, các nước đang phát triển cũng đã thấy hết tính hai mặt của đầu tư nước ngoài để có được những quyết sách xác đáng trong chiến lược huy động vốn cho công cuộc phát triển của đất nước mình. 2.3. Sự phổ biến nhanh chóng của quá trình hiện đại hoá các hoạt động kinh tế, nhất là trong dịch vụ. Dự báo năm 2005, tỷ trọng kinh tế dịch vụ ở nước công nghiệp đạt tớ 75% lực lượng lao động và trên 70% tổng sản phẩm quốc nội. ở Đông Nam á, thì Singapore là một ví dụ. Đón bắt xu thế này, nhiều nước đang phát triển nhấn mạnh đến hiện đại hoá, rất coi trọng đầu tư vào chất xám, coi giáo dục, đào tạo là vòng đua quyết liệt nhất của thế kỷ 21. 2.4. Cạnh tranh quốc tế mang những đặc trưng mới và ngày càng quyết liệt. Trong xu thế mới, các lợi thế cạnh tranh sơ cấp như lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm dần. Lợi thế cạnh tranh bằng tri thức quản lý hiện đại, tay nghề và kỹ năng của lao động kỹ thuật, bí quyết công nghệ mới, sự ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn