Xem mẫu

LUẬN VĂN: Vai trò kinh tế của nhà nước trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Lời mở đầu Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ tiến tới công nghiệp hoá và hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với nhiệm vụ đặt ra hiện nay là xác định nội dung của thể chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết chúng ta phải nhận thức được vai trò của thị trường và quan hệ thị trường. Nó có tính quyết định đối với sản xuất kinh doanh và phân phối tài nguyên quốc gia dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn chế và ngăn ngừa tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Chúng ta đang đẩy nhanh, mạnh việc liên kết hợp tác giữa các nền kinh tế có trình độ xã hội hoá cao, thúc đẩy hài hoà giữa sản xuất và nhu cầu; mở rộng, phục vụ các mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả, cân bằng và ổn định. Xây dựng vững chắc hệ thống pháp luật, kế hoạch định hướng và chính sách kinh tế dẫn dắt thị trường phát triển lành mạnh, đảm bảo phúc lợi cho toàn dân. Như vậy nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường đòi hỏi tăng cường chứ không làm giảm nhẹ vai trò quản lý của nhà nước bất luận là nhà nước tư bản chủ nghĩa hay nhà nước xã hội chủ nghĩa. Và thực tế đã chứng minh vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hết sức quan trọng, đặc biệt là trong những năm gần đây, sự quản lý vĩ mô của nhà nước đã và đang tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát huy mặt tích cực và khắc phục dần những mặt hạn chế. Do đó việc nghiên cứu “vai trò kinh tế của nhà nước trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” được đề ra hết sức nghiêm túc và cần thiết. Chương I Kinh tế Nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 1. Quan niệm về Kinh tế Nhà nước: Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân sách ngân hàng nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước, cơ sở vật chất của quốc phòng, an ninh và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liêuh sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vị mô nền kinh tế. Cần nhận thức được rằng kinh tế Nhà nước rộng và mạnh hơn bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng khu vực kinh tế nhà nước để thực sự giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tạo sức mạnh vất chất cần thiết để nhà nước có thực lực hữu hiệu làm chức năng định hướng. Phân biệt được hai phạm trù này và nhận thức đầy đủ hơn vai trò kinh tế nhà nước là một bước phát triển về nhận thức thực tiễn nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới. Ngoài ra cũng cần phân biệt sở hữu Nhà nước với thành phần kinh tế nhà nước. Phạm trù sở hữu Nhà nước rộng hơn phạm trù thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế Nhà nước trước hết phải thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng sở hữu nhà nước có thể do các thành phần kinh tế khác sử dụng. Thí dụ: đất đai, Nhà nước đại biểu cho toàn dân sở hữu, nhưng kinh tế hộ, hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác sử dụng. Ngược lại, sở hữu Nhà nước không phải là kinh tế Nhà nước, chẳng hạn Nhà nước góp vốn cổ phần chiếm tỷ lệ thấp vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, thông qua liên doanh, liên kết gọi là thành phần kinh tế tư bản Nhà nước. 2. Vai trò chủ đạo của Kinh tế Nhà nước: 2.1.Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong lịch sử : Nhà nước luôn là vấn đề trung tâm của nhưng cuộc đấu tranh chính trị. Mọi Đảng trong cương lĩnh hoạt động của mình bao giờ cũng hướng mục tiêu vào việc giành lấy chính quyền nhà nước. Trong lịch sử phát triển có nhiều cách giải quyết khác nhau về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Theo quan điểm tôn giáo là quyền lực của Thượng Đế ở trần gian, khi giai cấp tư sản làm cách mạng đã lên án quan điểm này, họ cho rằng nhà nước xuất phát từ xã hội, họ lý giải các thành viên trong xã hội cần có tổ chức nhà nước đề điều khiển và quản lý xã hội. Theo quan điểm của Mác, ông thừa nhận nhà nước sinh ra từ xã hội nhưng không phải là khế ước của xã hội mà nó xuất phát từ những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà. Mâu thuẫn này dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt để đi đến nhu cầu của xã hội là phải có một tổ chức quyền lực đủ mạnh để duy trì xã hội tồn tại trong một trật tự nhất định sao cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, tổ chức ấy chính là nhà nước. Như vậy nhà nước kà công cụ bạo lực để thống trị về mặt nhà nước. Nhà nước chính là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Trong lịch sử phát triển của mình các nhà nước đã có các phương pháp khác nhau để nắm giữ kinh tế nhằm phục vụ chức năng quản lý của mình. Nhà nước chủ nô - kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người chỉ bảo vệc cho quyền lợi của giai cấp chủ nô là giai cấp chiếm đoạt khối lượng của cải được sản xuất ra bởi những người nô lệ, đàn áp, thống trị họ bằng bạo lực. Trong thời đại phong kiến nhà nước phong kiến không chỉ can thiệp vào việc phân phối của cải mà còn đứng ra tập hợp lực lượng nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích quan lại di dân đi mở hoang các vùng đất mới đề ra các chính sách ruộng đất thích hợp với từng thời kỳ. Tuy nhiên, trong sự khác biệt với các nhà nước phong kiến phương Tây, chức năng quản lý kinh tế được các nhà nước phong kiến phương Đông nhận thức sớm hơn. ở Trung Quốc từ học thuyết “Bình dân kinh tế chủ nghĩa”, Mạnh Tử cho rằng: chính sách kinh tế của nhà nước phong kiến phải hướng vào làm giàu cho dân. Dân giàu thì nước mạnh. Hơn nữa, cả Mạnh Tử và Ađam – Smit đều cho rằng về bản chất lợi ích cá nhân thống nhất lợi ích toàn xã hội, mọi người trong khi làm giàu cho mình cũng đồng thời làm giàu cho xã hội từ đó đặt lên vai trò cuả nhà nước là phải điều hoà, sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho sự xung đột lợi ích cá nhân không làm thủ tiêu lợi ích xã hội mà ngược lại. ở Việt Nam tư tưởng nhà nước can thiệp vào nền kinh tế cũng hình thành từ rất sớm. Trên thực tế nhà nước phong kiến đã can thiệp và thu được cả những thành công và không thành công, trong đó có sự can thiệp sớm nhất xuất hiện vào triều đại nhà Lý thế kỷ X trước công nguyên. Chế độ phong cấp ruộng đất của nhà Lý đã dẫn đến sự hình thành các thái ấp. “Việc ban cấp thái ấp tiến hành vào lúc nhà nước trung ương tập quyền đã phát triển vì vậy tất cả các thái ấp phải chịu sự kiểm soát của triều đình và phần lớn ruộng đất phong cấp vào thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến. Người được phong chỉ có quyền chiếm giữ và sử dụng. Đó là nguyên tắc phong cấp không triệt để nhằm bảo vệ chế độ sở hữu của nhà nước về ruộng đất và duy trì quyền lực của chính quyền trung ương. Tuy vậy, sự bóc lột của chủ thái ấp không phải là vô hạn độ mà về cơ bản vẫn chịu sự khống chế của nhà nước”. Như vậy, ngoài những đặc điểm chung với các nhà nước phong kiến phương Tây, nhà nước phong kiến Việt Nam ngay từ buổi đầu đã ý thức rất rõ về quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất nói riêng và của cải nói chung. Tuy nhiên, mặc dù nhà nước phong kiến đã có ý thức kiểm soát hoạt động trong các điền trang thái ấp của quý tộc quan lại, nhưng vẫn không sao kiểm soát nổi tình trạng cát cứ độc quyền và bóc lột hà khắc của quan lại đối với nhân dân trong các điền trang thái ấp. Chính vì vậy liên tiếp trong nhiều thế kỷ nhà nước phong kiến Việt Nam tiếp tục đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát, duy trì và củng cố quyền lực của nhà nước trung ương. Không chỉ dừng lại ở đó, trên thế giới kỳ này cho rằng: nền kinh tế phát triển càng cao, xã hội hoá sản xuất càng mở rộng, thị trường càng phát triển, càng cần có sự quản lý của nhà nước vào quá trình hoạt động của nền kinh tế, điều tiết nền kinh tế. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn