Xem mẫu

  1. LUẬN VĂN: tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng ta vào quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay
  2. phần mở đầu Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta hàng ngàn bài viết, bài nói và các tác phẩm văn chương nổi tiếng. ở đó thể hiện rõ các quan điểm của người về phát triển nông nghiệp, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, về mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân... Lúc sinh thời, Người rất quan tâm đến việc phát triển sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân. Người quan tâm đến nông nghiệp và nông dân. Người viết: "nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh". Người coi nông nghiệp và nông dân là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự giàu có của đất nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống tư tưởng về kinh tế của Người. Những tư tưởng đó của Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện lịch sử cụ thể Việt Nam... Tư tưởng kinh tế nông nghiệp của Người đã và đang là những cơ sở lý luận cho đường lối phát triển kinh tế nói chung, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của Đảng ta nói riêng. Bởi vì, nước ta căn bản vẫn là nước nông nghiệp, trong đó 80% dân số và hơn 70% lao động sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Trình độ nông nghiệp còn thấp, kỹ thuật thủ công là chủ yếu, kinh tế nông nghiệp nông thôn đang ở tình trạng yếu kém, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp thấp. Cơ cấu kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, đời sống nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp kém (vẫn còn khoảng 1300 xã đặc biệt khó khăn, 90% dân nghèo là ở nông thôn). Do vậy, với một nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề mấu chốt là phát triển nông nghiệp hàng hoá lớn; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Để phát triển kinh tế nông nghiệp cần phải có đường lối lý luận đúng đắn phù hợp với điều kiện nước ta, vì vậy cần phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay, để nông nghiệp nông thôn từng bước được phát triển, đời sống nhân dân được no ấm, thực hiện được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  3. phần nội dung I. tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp a. Về vai trò của nông nghiệp Theo Hồ Chí Minh, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hơn nữa nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số, cho nên kinh tế nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Kinh tế nông nghiệp phải là gốc của nền kinh tế vì nó đảm bảo nguồn sống cho nhân dân, là cơ sở cho các ngành kinh tế khác phát triển. Tong thư gửi điều chủ nông gia Việt Nam ngày 11/4/1946 Hồ Chí Minh đã viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh"(1). Ngay trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò, vị trí hết sức quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp có phát triển mới đảm bảo cho bộ đội và nhân dân đủ điều kiện để đánh thắng giặc. Sau khi hoà bình lập lại, miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, theo Người, trước hết vẫn phải tập trung khôi phục sản xuất kinh tế nông nghiệp. "Hiện nay Đảng và Chính phủ có quyết định khôi phục kinh tế, mà sản xuất nông nghiệp là chính"(2). Khi cả nước vừa thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, vừa tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thì đối với Hồ Chí Minh, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng, vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, nguồn xuất khẩu cũng như là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người còn chỉ rõ, phát triển công nghiệp nói riêng sẽ là cơ sở, điều kiện để phát triển kinh tế công nghiệp nói riêng, kinh tế nói chung: "muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tập 4, tr.215. (2) Sđd, tập 8, tr.19.
  4. công nghiệp làm ra"(3). Hồ Chí Minh thường khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp là "coi nông nghiệp làm gốc, làm chính". Điều này được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần và khi đánh giá vai trò, vị trí hết sức quan trọng của kinh tế nông nghiệp, Hồ Chí Minh không hề hạ thấp mà còn nhấn mạnh vai trò của kinh tế công nghiệp: " nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng không phát triển được. Ngược lại, không có công nghiệp thì nông nghiệp cũng khó khăn, công nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau rất khăng khít". Khi nói về vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế, Hồ Chí Minh đã gắn nông nghiệp với nông thôn. Với Người, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một, bởi vì nông dân sống ở nông thôn và nông nghiệp là nghề chính của họ. Người nói: nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hoá của công nghiệp sản xuất ra. Đồng thời, sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển, công nghiệp phát triển thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn. Theo Hồ Chí Minh, việc phát triển nông nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân phải do nhân dân tự làm lấy là chính, không nên trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Người nói: các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta. Song nhân dân và cán bộ tuyệt đối chớ vì bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng Đảng ta rất chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. Đây là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp trong điều kiện đổi mới ở nước ta. b. Về những giải pháp để phát triển nông nghiệp Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của nông nghiệp trong phát triển kinh tế. Từ vị trí, vai trò của nông nghiệp theo Người muốn phát triển nông nghiệp cần có những giải pháp sau: Thứ nhất, làm tốt công tác thuỷ lợi. Hồ Chí Minh hiểu rất rõ, muốn phát triển nông nghiệp tốt thì công tác thuỷ lợi, chống lũ lụt và hạn hán. Trong công tác thuỷ lợi nói chung, trong chống thiên tai nói riêng Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đồng bào phải thấm nhuần tinh thần "nhân định thắng thiên", "tư tưởng phải thông suốt, phải tin vào (3) Sđd, tập 10, tr.180.
  5. chính bản thân mình". Khi có hạn chúng ta phải quyết tâm khơi thêm mương, đào thêm giếng, gánh nước, tát nước. Phải quyết tâm làm đủ mọi cách để có đủ nước tưới ruộng. chúng ta phải thực hiện "vắt đất ra nước thay trời làm mưa". Việc phòng chống lũ, lụt được Hồ Chí Minh coi "như một chiến dịch lớn, trên một mặt trận dài, trong một thời gian khá lâu. Toàn thể đồng bào và cán bộ phải có quyết tâm, vượt mọi khó khăn, làm tròn trách nhiệm đắp đê và giữ đê, phòng lụt và chống lụt". Người yêu cầu chống hạn phải đi đôi với phòng lụt, không được sao nhãng việc nào, phải quan tâm cả hai công việc này cùng lúc, không được chủ quan. Bởi lẽ, "trời thường có những biến cố bất thình lình, cho nên trong lúc ra sức chống hạn, chúng ta cũng phải đề phòng lụt. Phải thường xuyên kiểm soát đê và kè". Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung, trong công tác thuỷ lợi nói riêng. Theo Người, "muốn làm tốt thuỷ lợi, nhất định phải dựa vào lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân, phải củng cố và phát triển tốt tổ đổi công và hợp tác xã. Cán bộ phải có kế hoạch chu đáo, phải ra sức tuyên truyền giải thích, phải khéo động viên nhân dân. Đồng bào và cán bộ phải cố gắng, cố gắng gây thành một phong trào sôi nổi làm thuỷ lợi"(4). Có như vậy thì công tác thuỷ lợi mới có kết quả tốt. Những tư tưởng này của Hồ Chí Minh cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị thực tiễn. Thứ hai, để nông nghiệp phát triển là công nghiệp hoá giúp đỡ nông nghiệp. Công nghiệp phải giúp cho nông nghiệp có nhiều máy làm thuỷ lợi, máy cày, máy bừa, nhiều phân hoá học. Hồ Chí Minh cũng nhận thức rằng, trong một giai đoạn nhất định phải coi nông nghiệp là quan trọng nhất, là gốc, là chính nhưng phải từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, và về lâu dài, công nghiệp là con đường cơ bản bảo đảm sự phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Theo Người, đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính. Vì muốn mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu. Thứ ba, ta muốn nông nghiệp phát triển thì phải phát triển các ngành trong nền kinh tế một cách toàn diện và các ngành này phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm trung tâm. Đây là tư tưởng chỉ đạo lớn và hết sức đúng đắn mà Hồ Chí Minh dạy chúng ta.
  6. Khi nói chuyện với bà con nông dân hợp tác xã Hồng Thái (Hải Hưng), Người nói: phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý cả các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hoá, giáo dục, y tế... các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm. Thứ tư, phát triển nông nghiệp một cách toàn diện. Hồ Chí Minh cho rằng, để phát triển nông nghiệp một cách bền vững thì cùng với đẩy mạnh phát triển trồng trọt cây lương thực và cây hoa màu cần tăng cường chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm. Trồng cây lương thực, hoa màu tốt sẽ góp phần đẩy mạnh chăn nuôi phát triển. Trồng cây lương thực, hoa màu tốt sẽ góp phần đẩy mạnh chăn nuôi phát triển. Chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy trồng cây lương thực và hoa màu phát triển. Phát triển chăn nuôi vừa là nguồn lợi lớn vừa là kho phân cho trồng trọt. Tại hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác hoá, phát triển sản xuất kết hợp cải cách dân chủ ở miền núi (ngày 8/10/1961) Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng bào phát triển nông nghiệp một cách toàn diện. Người nói: "sản xuất phải toàn diện, trồng cây lương thực và cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề rừng, chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi"(5). Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình (ngày 1/1/1967), Người nói: "trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phải coi trọng cả lúa và hoa màu. Có lúa lại phải có nhiều hoa màu thì lương thực mới dồi dào. Hoa màu dùng làm thức ăn cho người, lại còn để chăn nuôi lợn. Trong việc chăn nuôi phải chú ý nuôi nhiều cá, để thêm thức ăn. Một việc rất quan trọng là phải trồng cây gây rừng"(6). Đối với bà con vùng biển đảo, Hồ Chí Minh lưu ý bà con phải đẩy mạnh nghề đánh cá, làm muối, nuôi trồng thuỷ - hải sản cũng như trồng cây ăn quả, trồng cây lấy gỗ, ngăn gió. Hồ Chí Minh không chỉ nhắc phát triển nghề cá ở vùng ven biển, Người còn nhắc phải phát triển nghề cá ở vùng đồng bằng, ven sông. Nước ta vốn nằm trong lưu vực các dòng sông người nông dân sống bằng trồng cây lúa nước sự kết hợp trồng lúa và nuôi cá trong ao, hồ, trên sông và cả trên ruộng theo phương thức kết hợp là biện pháp tối ưu nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Theo Người nông nghiệp toàn diện còn bao gồm các ngành nghề phụ và ngành nghề truyền thống như: loại ngành nghề sản xuất, sửa chữa công cụ lao động nông nghiệp (như (4) Sđd, tập 7, tr.253. (5) Sđd, tập 10, tr.418.
  7. làm cày, bừa, máy suốt lúa...) và chế biến sản phẩm của nông nghiệp như (gạo, ngô làm bún, bánh, cây chè làm trà uống); loại ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng thông thường hoặc cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng như đồ gỗ chạm khảm, quạt giấy, đồ gốm, hàng dệt và may mặc...; loại ngành nghề cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như nghề làm giấy, dệt vãi, dệt lụa, thép xây dựng và các vật liệu xây dựng khác. Thứ năm, nhiều chính sách kinh tế và quan hệ của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp cũng được Hồ Chí Minh chú ý, đề cập, giải quyết để bảo đảm cho nông nghiệp phát triển. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của n ước ta, muốn nông nghiệp phát triển cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến lĩnh vực này. Theo Hồ Chí Minh, các chính sách đối với nông nghiệp bao gồm: chính sách giá cả và chính sách thuế nông nghiệp. Hồ Chí Minh cho rằng nhà nước phải giúp đỡ nông dân trên nhiều mặt và khi mua bán với nông dân phải theo hợp đồng kinh tế. Sự giúp đỡ của nhà nước với nông dân, theo Người gồm các việc: giúp về vốn, về đào tạo cán bộ, về xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp. Người nói: Chính phủ phải xuất tiền xây những trường học, mời thầy để đào tạo cán bộ các ngành và cùng nông thôn, hợp tác xã làm những công trình thuỷ lợi vừa. Để phát triển nông nghiệp, hợp tác xã phải tậu trâu bò, sắm nông cụ, mua phân hoá học... Hợp tác xã còn nghèo, thường thường Chính phủ phải giúp đỡ, phải cho vay vốn. Người còn nhắc nhở các cơ quan nhà nước từ Phủ Thủ tướng đến ban công tác nông thôn của Đảng, đến các bộ ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng... đều phải có kế hoạch phục vụ nông nghiệp, giúp nông dân, hợp tác xã phát triển sản xuất. Thứ sáu, từng bước phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Theo Hồ Chí Minh, phát triển hợp tác xã nông nghiệp là biện pháp quan trọng không chỉ để từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, mà còn là biện pháp để tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, phát triển nông nghiệp vững chắc. Người căn dặn, phát triển hợp tác xã cũng phải có bước đi thích hợp, "phải đi từ thấp đến cao", "từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa), tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nữa xã hội chủ nghĩa), rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ nghĩa)"(7), không được chủ quan nóng vội. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu trong (6) Sđd, tập 8, tr.79. (7) Sđd, tập 10, tr.15.
  8. quá trình xây dựng hợp tác xã nông nghiệp phải "thật chắc chắn không nên chạy theo số lượng", phải "theo đúng nguyên tắc tự nguyện tự giác". Thực tiễn xây dựng hợp tác xã nông nghiệp những năm trước đổi mới cũng như hiện nay đã chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Theo Hồ Chí Minh, để phát triển hợp tác xã nông nghiệp cần phải có đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp vững mạnh. Cán bộ hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Hồ Chí Minh cho rằng, một hợp tác xã nông nghiệp sản xuất phát triển phải có nhiều điều kiện: xã viên thì giác ngộ giai cấp, tinh thần làm chủ; nội bộ đoàn kết, có phương hướng sản xuất đúng đắn; tài chính minh bạch... Nhưng quan trọng theo Người, là "cán bộ phải gương mẫu, chí công vô tư, cần kiệm liêm chính, hết lòng vì dân, thực hành dân chủ, làm chọn công việc, tham gia lao động, luôn luôn rèn luyện lập trường tư tưởng và đạo đức cách mạng, đi sâu vào nghiệp vụ, kỹ thuật"(8). Hồ Chí Minh yêu cầu, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp cũng như cán bộ các hợp tác xã khác phải luôn nắm vững phương châm của Đảng; đi thật đúng đường lối quần chúng. Cán bộ phải cùng ăn, cùng ở, cùng lao động, cùng bàn bạc công việc quần chúng nhân dân. Người cán bộ không chỉ phải chí công vô tư mà còn phải lãnh đạo dân chủ; quản lý chặt chẽ, toàn diện; phân phối thực sự công bằng. Đồng thời, người cán bộ còn phải có kế hoạch tốt và quan tâm tổ chức thực hiện kế hoạch thật chu đáo. Những tư tưởng về phát triển nông nghiệp của Hồ Chí Minh đã, đang được Đảng và Nhà nước ta vận dụng vào sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng. II. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp của Đảng ta vào quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vào những nam đầu của thời kỳ đổi mới, để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đại hội VI chủ trương "phải thật sự tập trung sức người, sức của (8) Sdd, tập 11, tr.197.
  9. vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu". Và nhấn mạnh các chương trình mục tiêu trên là cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên đã được Đại hội lần thứ V của Đảng xác định. Khi đất nước đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta chủ trương "phải rất quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn". Trong thời kỳ mới của cách mạng, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta khẳng định phải: "đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn". Và coi đây là nội dung cơ bản hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm còn lại của thập kỷ 90. Trước yêu cầu phải rút ngắn thời gian đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá so với các nước đi trước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã chỉ rõ: "trong nhiều năm tới, vẫn coi công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một trọng điểm cần tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết. Tiếp tục phát triển mạnh và đưa nông - lâm - ngư nghiệp lên một trình độ mới: áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; đổi mới giống và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá. Đầu tư phát triển mạng lưới công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Phát triển ngành nghề, các loại dịch vụ, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn"(9). Đường lối phát triển nông nghiệp mà Đảng ta đã nêu ra trên đây chứng tỏ Đảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp vào phát triển nông nghiệp ở nước ta. Thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong những năm qua nông nghiệp, nông thôn đã có bước phát triển mới đạt những thành tựu to lớn, thể hiện:
  10. Một là, cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn đã chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ toàn phạm vi cả nước với quy mô và tốc độ khác nhau. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch tăng dần trong tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và lao động nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của các vùng, các địa phương tuy khác nhau, nhưng đều có mục đích chung là tạo thêm việc làm mới ở khu vực phi nông nghiệp, từ đó tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các hộ nông dân. Nếu năm 1996, cơ cấu kinh tế nông thôn cả nước theo giá trị sản xuất 7% là nông nghiệp, 29% là công nghiệp và dịch vụ thì năm 2003, hai tỷ lệ tương ứng là 62% và 38%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 80% xuống 70% và lao động phi nông nghiệp tăng từ 20% lên 30% trong thời gian tương ứng. Hai lài, sản xuất nông, lâm nghiệp thuỷ sản phát triển và chuyển dịch theo hướng kinh tế hàng hoá, gắn với thị trường. Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2002 đạt trên 4.630 triệu USD. Từ một quốc gia nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 - 3 trên thế giới với sản lượng gạo xuất khẩu đạt khoảng 4 triệu tấn trong năm 2005, các mặt hàng thuỷ hải sản xuất khẩu cũng có mặt tại nhiều thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, năm 2005 đạt kim ngạch trên 2,6 tỷ USD. Riêng cà phê đạt 600 triệu USD, và xuất khẩu gạo đạt 1.250 triệu USD. Ba là, kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm 2003 cả nước ta đã có 86% số xã, 77% số thôn có điện và tỷ lệ hộ nông dân có điện lên đến 79%. Năm 2003 cả nước có 8.461 xã có đường ô tô đến uỷ ban nhân dân xã trong đó vùng đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất 99,9%, thấp nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay có 45% dân cư nông thôn được dùng nước sạch, 99,9% số xác có trường tiểu học; mạng lưới y tế gần như phủ kín trên phạm vi cả nước với 99% số xã có trạm y tế; 94% số xã được phủ sóng truyền hình; 14% số xã có nhà văn hoá, 7% số xã có thư viện. Đời sống nông dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh từ 17,5% năm 2001 xuống dưới 7% (theo chuẩn nghèo cũ), nếu theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam, tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2002 là 23%, năm 2004 là 18,1% và năm 2005 dưới 17%.
  11. Thu nhập và đời sống của dân cư được cải thiện và tăng dần. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của dân cư tăng từ 356,1 nghìn đồng năm 2001- 2002 lên 484,5 nghìn đồng năm 2003 - 2004, trong đó khu vực nông thôn từ 275,1 nghìn đồng lên 376,5 nghìn đồng. Bốn là, quan hệ sản xuất ở nông thôn được hoàn thiện. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế hộ nông dân tự chủ, kinh tế trang trại gia đình, kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Hiện có 8000 hợp tác xã nông nghiệp, 86.141 trang trại. Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp, thể hiện sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp của Đảng ta, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta còn nhiều bất cập như: tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn còn chậm và không đều; ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp, nông thôn vẫn trong tình trạng lúng túng, thiếu quy hoạch và định hướng, phát triển chậm, chưa tạo ra thị trường để thu hút nhiều lao động nông nghiệp; cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp hạn chế, các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi hoạt động chưa đều và hiệu quả còn thấp; đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân ở nhiều vùng nông thôn còn thấp kém, chênh lệch... thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng đang tăng lên. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và đường lối của Đảng, để thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần chú trọng vấn đề sau: Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Phải coi công nghệ sinh học và công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch nông - lâm - thuỷ, hải sản để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản là nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này đòi hỏi phải có quy hoạch, chính sách phù hợp, kết hợp lợi ích với tìm ra mô hình tối ưu để giải quyết quan hệ giữa người làm ra nguyên liệu và người chế biến tiêu thụ. Hai là, phát triển công nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng, dịch vụ nông thôn, tiến hành phân công lại lao động ở nông thôn theo hướng giảm lao động thuần nông, tăng lao động trong những ngành phi nông nghiệp trên cơ sở phát triển các ngành nghề, tăng nghề truyền thống và các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nông
  12. thôn sản xuất hàng hoá tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp; các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, ưu đãi khuyến khích mọi người dân, mọi thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ trên địa bàn nông thôn nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập ở nông thôn. Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ về vốn vay, về thuế về chuyển giao công nghệ đối với các cơ sở chế biến nông sản ở nông thôn để giúp họ tự vươn lên đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ba là, thực hiện chính sách ruộng đất theo hướng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hoá, trên cơ sở sử dụg ruộng đất có hiệu quả. Phát triển kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau ở những nơi có nhiều ruộng đất, khai phá đất hoang để trồng cây dài ngày, chăn nuôi gia súc. Chính sách đất đai phải tạo điều kiện và thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiện có và khai thác nhanh đất hoang hoá đang còn chiếm một diện tích lớn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng phù hợp với quy hoạch, đặc biệt là đất mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Bốn là, đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá; tăng nhanh trang bị kỹ thuật, tiên tiến cho nông dân. Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất và sử dụng sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt các máy móc thiết bị vừa và nhỏ. Nâng cao dần trình độ công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch. Nhà n ước giúp đào tạo cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật, các nhà kinh doanh nông nghiệp, nông thôn. Năm là, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cả trong và ngoài nước. Đây là vấn đề bức xúc, đóng vai trò quyết định đối với sản xuất và đời sống của nông dân. Cả nước là một thị trường thống nhất, phát triển sản xuất tăng sức mua dân cư, củng cố hệ thống thương nghiệp nông thôn. Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Giữ vững và mở rộng thị trường đã tạo lập được, đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường mới, đa phương và đa dạng hoá quan hệ thương mại quốc tế, giảm sự tập trung vào một vài đối tác và việc mua bán qua thị trường trung gian nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu và tạo được thị trường ổn định. Phải xuất
  13. phát từ thị trường để tổ chức sự hợp tác liên kết sản xuất đến lưu thông chế biến tiêu thụ từng loại nông sản. Sáu là, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải gắn với chuyển đổi xây dựng và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các hộ nông dân theo hướng chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ thành hợp tác xã kiểu mới hoặc thành lập các hợp tác xã kiểu mới làm dịch vụ sản xuất cho kinh tế hộ như dịch vụ kỹ thuật, bảo vệ thực vật, nhân giống và cung cấp giống, dịch vụ điện, nước... Kết hợp hài hoà quan hệ sở hữu và phương thức quản lý, mô hình tổ chức kinh tế và quan hệ phân phối trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư. Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tập trung làm dịch vụ, chú trọng phát triển những cơ sở quốc doanh nông, lâm nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư ban đầu thoả đáng cho việc chuyển lao động và dân cư đến những nơi khó khăn nhưng giảm tiềm năng kinh tế, có vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng, tạo đà phát triển nhanh cho vùng này để giảm dần sự cách biệt giữa các vùng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn dân, từng hộ gia đình nông dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó, phải phát triển, nâng cao dân trí, gắn phát triển, tăng cường kinh tế với công bằng xã hội ở nông thôn.
  14. kết luận Hồ Chí Minh đã căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, cũng như yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa ra những tư tưởng đúng đắn, khoa học có tính khả thi cao nhằm phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Những t ư tưởng này của Người đã góp một phần to lớn vào việc phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân trước đây. Ngày nay, những tư tưởng này của Người không chỉ là những kinh nghiệm quý giá mà còn là những chỉ huấn đúng đắn, khoa học cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng ở nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, được Đảng ta vận dụng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đã mang lại những thành tựu to lớn, đưa kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng từng bước phát triển, đời sống nhân dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt. Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá hết sức nặng nề cần phải nhanh chóng vươn lên, vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, phát triển nhanh và bền vững để hội nhập khu vực và thế giới. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp là cơ sở lý luận cho đường lối phát triển nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, nhằm từng bước đưa kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới.
  15. Tài liệu tham khảo Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, 7, 8, 10, 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb 2. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương 3. khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. PGS.TS Nguyễn Huy Oánh, Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế 4. thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. GS.TS Hồ Văn Vĩnh, Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, 5. nông thôn, Giáo dục Lý luận, số 7/2001. Mai Thị Thanh Xuân, Một số giải pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông 6. nghiệp, nông thôn, Giáo dục Lý luận, số 11/2001. Th.S Bùi Xuân Trường, Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông 7. nghiệp, nông thôn, Giáo dục lý luận, số 11/2002. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 8. sau hai năm thực hiện nghị quyết Trung ương V khoá IX, Lý luận chính trị, số 3/2004. PGS.TS Trần Văn Phòng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, 9. Giáo dục lý luận, số 11/2005. 10. PGS.TS Vũ Văn Phúc, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/2006.
  16. Mục lục Trang 1 Phần mở đầu I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp 3 II. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp của Đảng ta vào quá trình công nghiệp nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay 10 17 Kết luận
nguon tai.lieu . vn