Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM KHOA VAÄT LYÙÙ ---------- NGUYỄN THỊ YẾN DUYÊN Ñeà taøi: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Khóa 30 Ngöôøi höôùng daãn: TS. TRẦN VĂN LUYẾN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008  LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Xin cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến: TS. Thái Khắc Định, người thầy đã định hướng và tạo điều kiện cho em chọn đề tài nghiên cúư này để làm luận văn. TS. Trần Văn Luyến, người thầy đã truyền cho em sự say mê nghiên cứu khoa học, trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt em thực hiện những thao tác thí nghiệm. Em xin cám ơn hai thầy đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cùng những lời động viên và chỉ bảo tận tình. Quý thầy, cô trong khoa Vật Lý trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, giúp em vững tin khi bước vào đời. Ban giám đốc trung tâm hạt nhân TP. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn. Các thầy và anh chị phòng An toàn và bức xạ môi trường đã chỉ dẫn em tận tình. Các bạn lớp lý IV K30, đặc biệt là bạn Lê Thị Lụa đã luôn sát cánh và giúp đỡ mình trong những giai đoạn khó khăn nhất. Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình vì đã luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con hoàn thành luận văn. Nguyễn Thị Yến Duyên BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐO Ước số và bội số đơn vị đo Thang đo Tên gọi Kí hiệu 10-18 = atto (a) 10-15 = femto (f) 10-12 = pico (p) 10-9 = nano (n) 10-6 = micro () 10-3 = milli (m) 10+3 = kilo (k) 10+6 = mega (M) 10+9 = giga (G) 10+12 = tera (T) 10+15 = peta (P) 10+18 = exa (E) Năng lượng bức xạ 1 Gray (Gy) = 1 J/kg 1 rad = 10mGy = 1E-7 J hấp thụ trong 1 gram vật chất. 1 Sievert (Sv) = 100 rem; 1 mSv = 0.1 rem. 1 Curie (Ci) = 3.7.1010 Becquerel (Bq) = hoạt độ phóng xạ của 1 gram Radi 1 Ebq = 1018Bq 1 gray = 100 rad 1 sievert = 100 rem 1 rem = 0.01 sievert 1 rad = 1000 millirad = 0.01 gray 1 Roengten (R) = 0.876 rad (in air) Chữ viết tắt Ge GIS GPS FWHF HPGe IAEA ICRP OED OECD T1/2 UNSCEAR Tp HCM Germani – Nguyên tố Germani Geological Informatic System – Hệ thống thông tin địa lý Global Position System – Hệ thống định vị toàn cầu Full width Half Maximum – Bề rộng ở nửa giá trị cực đại High Pure Germani: Germani siêu tinh khiết International Atomic Energy Agency – Nguyên tử năng quốc tế International Commision for Radiological Protection - Ủy ban an toàn phóng xạ quốc tế Oranization for Europe Cooperration and Development – Tổ chức hợp tác và phát triển Châu Âu Oranization for Economic Cooperation and Development – Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Chu kì bán hủy – Nửa thời gian sống của một đồng vị phóng xạ United Nations scientific Committee on the Effects of Atomic Radiation – Hội đồng tư vấn khoa học của Liên Hiệp Quốc về ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử. Thành phố Hồ Chí Minh. LỜI MỞ ĐẦU Trái đất được hình thành từ nhiều nguyên tố khác nhau trong đó có các nguyên tố phóng xạ. Phóng xạ được phân bố rộng khắp các quyển của trái đất: thạch quyển, địa quyển, thủy quyển, khí quyển và sinh quyển. Không giống với các sinh vật khác sống trong môi trường tự nhiên, con người còn sống trong môi trường nhân tạo: đô thị và làng mạc và môi trường nhân tạo này được xây dựng từ những vật liệu khác nhau. Những vật liệu này được lấy từ thiên nhiên nên chúng có chứa các nguyên tố phóng xạ. Trong chu kỳ 24 giờ, con người sống, sinh hoạt bên trong ngôi nhà của mình nhiều hơn bên ngoài khoảng 80%. Điều gì sẽ xảy ra nếu các vật liệu cấu trúc nên ngôi nhà có độ phóng xạ cao. Việc đánh giá liều phóng xạ trong các vật liệu xây dựng do đó trở nên rất quan trọng. Trên thế giới, vấn đề này đã được nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ trước và cũng đã có tiêu chuẩn xây dựng của từng quốc gia. Tại Việt Nam mãi đến năm 2006, vấn đề này mới thật sự được quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu. Đến năm 2007, Bộ xây dựng đã có quyết định về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 397:2007 “Hoạt độ phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng. Mức an toàn trong sử dụng và phương pháp thử”. Phóng xạ trong vật liệu xây dựng chủ yếu là kali, uranium, thorium và các nhân được tạo thành từ chuỗi phân rã phóng xạ của chúng, trong đó quan trọng nhất là radium (Ra-226). Sự có mặt của Ra-226 trong vật liệu xây dựng gây nên một liều chiếu cho những người sống trong nhà bởi việc hít thở khí radon phân rã từ radium và thoát ra từ vật liệu xây dựng vào không khí trong nhà. Sự tác động này gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là làm gia tăng tỷ lệ ung thư phổi [30]. Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu của chị Phùng Thị Cẩm Tú, sinh viên Khoa Lý tốt nghiệp năm 2006 đã tìm thấy trong một số các loại vật liệu xây dựng như: xi măng, cát, gạch, đá xanh, ngói, đá hoa cương, gạch men … thì gạch men có độ phóng xạ khá cao? Đây là một câu hỏi cần phải được làm sáng tỏ. Để đánh giá kỹ càng hơn và làm rõ nghi vấn này. Đề tài: “Xác định hoạt độ phóng xạ trong gạch men” được thực hiện với khoảng 30 mẫu gạch men ốp, lát 1 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn