Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƢỚC PHẠM THỊ THU THỦY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12/2012
  2. Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ Phân tích các yếu tố tác động đến nghèo đói của hộ gia đình tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc” do Phạm Thị Thu Thủy, sinh viên khoá 35, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trƣớc hội đồng vào ngày ________________ Th.s TRẦN HOÀI NAM Ngƣời hƣớng dẫn _______________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thƣ ký hội đồng chấm báo cáo ______________________ ______________________ Ngày tháng năm Ngày tháng năm
  3. LỜI CẢM TẠ Lời cảm ơn đầu tiên tôi muốn đƣợc gửi tới bố mẹ và gia đình tôi. Những ngƣời đã tảo tần sớm hôm để chăm lo cho anh em chúng tôi ăn học và là chỗ dựa vững chắc nhất của tôi trong suốt những năm học đã qua. “Con cảm ơn bố mẹ rất nhiều, cảm ơn gia đình mình đã luôn ở bên tiếp sức cho con cố gắng”. Khóa luận tốt nghiệp là bƣớc ngoặt đánh dấu bốn năm học tập dƣới giảng đƣờng đại học. Để đƣợc nhƣ ngày hôm nay, cùng với sự cố gắng của bản thân tôi thì công lao của những thầy cô trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là vô cùng to lớn. Cho tôi đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt những năm học qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy Trần Hoài Nam – ngƣời thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Thầy không chỉ là ngƣời hƣớng dẫn, sửa chữa những sai sót trong quá trình làm khóa luận mà còn nhiệt tình chỉ bảo, đƣa ra những hƣớng đi để tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Trong tận đáy lòng mình, tôi xin gửi tới thầy lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất. Tôi cũng xin cảm ơn những ngƣời bạn đã luôn bên tôi trong suốt thời gian qua. Cảm ơn đã luôn an ủi động viên những lúc tôi khó khăn nhất. Và cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị tai UBND huyện Bù Gia Mập đã giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách trọn vẹn. Chân thành cảm ơn tất cả! TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2012 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thu Thủy
  4. NỘI DUNG TÓM TẮT PHẠM THỊ THU THỦY. Tháng 12 năm 2012. “Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Nghèo Đói Của Hộ Gia Đình Tại Huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phƣớc”. PHAM THI THU THUY. December 2012. “Analysis Of The Factors Affecting The Poverty Of Households In Bu Gia Map District, Binh Phuoc Province”. Khóa luận đƣợc thực hiện nhằm tiến hành tìm hiểu thực trạng nghèo đói, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập và nghèo đói của hộ gia đình tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc. Nguồn số liệu thu thập phân tích dựa trên thông tin thu thập từ các phòng ban và điều tra 95 hộ gia đình tại địa bàn huyện trong năm 2011, số liệu đƣợc điều tra ngẫu nhiên và phân chia theo nhóm hộ Đồng bào dân tộc và nhóm hộ Kinh. Để tiến hành phân tích, khóa luận sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích hồi quy, Trong phƣơng pháp phân tích hồi quy, mô hình hồi quy OLS đƣợc sử dụng nhằm phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập, mô hình hồi quy Logit đƣợc sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng nghèo của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm nhân tố tác động đến khả năng nghèo của hộ gia đình. Nhóm các yếu tố tác động làm tăng khả năng nghèo của hộ gia đình bao gồm: quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, dân tộc. Trong quá trình phân tích mô hình thì yếu tố tỷ lệ phụ thuộc là yếu tố tác động nhiều nhất dẫn đến tăng khả năng nghèo của hộ. Nhóm các yếu tố làm giảm xác suất nghèo đói của hộ gia đình bao gồm: tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và biến diện tích đất canh tác của hộ gia đình. Qua phân tích thì thấy tuổi chủ hộ càng cao thì xác suất nghèo càng giảm, tƣơng tự trình độ học vấn của hộ càng cao và diện tích đất canh tác càng nhiều thì xác suất nghèo của huyện càng giảm. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng nghèo đói ở nhóm hộ Đồng bào dân tộc tƣơng đối nghiêm trọng hơn so với nhóm hộ Kinh. Chính vì vậy để giảm khả năng nghèo đói của hộ
  5. gia đình, điều quan trọng cần phải làm là nâng cao kiến thức cho ngƣời dân, đặc biệt là nhóm hộ Đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa phƣơng cũng cần có những cơ chế giám sát chặt chẽ các nguồn vốn hỗ trợ ngƣời nghèo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực của cán bộ cơ sở để gần dân hơn, giúp dân hiểu và dẽ dàng tham gia thoát nghèo.
  6. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................x CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..............................................................3 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................................3 1.4. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................4 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN .....................................................................................................5 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................................................5 2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ....................................................................................6 2.2.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................6 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................7 CHƢƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................18 3.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................18 3.1.1. Khái niệm về nghèo đói ..................................................................................18 3.1.2. Phƣơng pháp xác định đối tƣợng nghèo .........................................................20 3.1.3. Ngƣỡng nghèo ................................................................................................20 3.1.4. Khái niệm liên quan khác ...............................................................................22 3.1.5. Tình trạng nghèo đói tại Việt Nam .................................................................23 3.1.6. Nguyên nhân nghèo đói ..................................................................................26 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................................29 3.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả ..........................................................................29 3.2.2. Phƣơng pháp so sánh ......................................................................................30 3.2.3. Phƣơng pháp phân tích hồi quy ......................................................................31 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................38 4.1. Thực trạng nghèo đói tại địa bàn huyện Bù Gia Mập ...............................................38 v
  7. 4.1.1. Tỷ lệ nghèo tại huyện Bù Gia Mập trong giai đoạn 2006-2011. ....................38 4.1.2. Thực trạng nghèo đói ở huyện năm 2011 .......................................................40 4.2. Đặc điểm hộ điều tra .................................................................................................41 4.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội hộ điều tra..............................................................41 4.2.2. Nguồn thu nhập của hộ gia đình trong huyện năm 2011 ................................42 4.2.3. Phân loại tình hình nghèo đói tại huyện Bù Gia Mập ....................................44 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện Bù Gia Mập ...................................................................................................................................54 4.3.1. Mô hình kinh tế lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện Bù Gia Mập.....................................................................................................54 4.3.2. Kiểm định tính hiệu lực của mô hình .............................................................55 4.3.3. Kết quả kiểm định của mô hình ......................................................................57 4.3.4. Kết quả phân tích hồi quy và ý nghĩa của mô hình ........................................57 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến xác suất nghèo của hộ gia đình trong huyện ...59 4.4.1. Xác định mô hình ............................................................................................59 4.4.2. Kết quả ƣớc lƣợng ..........................................................................................60 4.4.3. Phân tích mô hình ...........................................................................................64 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo cho hộ nghèo ở huyện Bù Gia Mập ...69 4.5.1. Giải pháp về nâng cao kiến thức .....................................................................69 4.5.2. Giải pháp về chính sách dân tộc .....................................................................70 4.5.3. Giải pháp về đất đai ........................................................................................70 4.5.4. Giải pháp về nguồn vốn ..................................................................................71 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................72 5.1. Kết luận .....................................................................................................................72 5.2. Kiến nghị ...................................................................................................................73 5.2.1. Đối với chính quyền .......................................................................................73 5.2.2. Đối với hộ gia đình .........................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................75 PHỤ LỤC .................................................................................................................................1 vi
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân CĐ Cao đẳng ĐBDT Đồng bào dân tộc ĐH Đại học ĐVT Đơn vị tính ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng Liên Hiệp Quốc (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) KSMS Khảo sát mức sống LĐ Lao động MTQG Mục tiêu quốc gia THCN Trung học chuyên nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TLN Tỷ lệ nghèo UBND Uỷ Ban Nhân Dân WB Ngân hàng thế giới (World Bank) XĐGN Xóa đói giảm nghèo vii
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Diện Tích - Dân Số - Mật Độ Dân Số Huyện Bù Gia Mập Năm 2011. 9 Bảng 2.2: Lao động xã hội trên địa bàn huyện Bù Gia Mập giai đoạn 2009-2011 10 Bảng 2.3: Diện Tích, Năng Suất và Sản Lƣợng cây trồngcủa huyện Bù Gia Mập qua Các Năm 2010, 2011 13 Bảng 2.4: Cơ Cấu Đất Đai Của Huyện Bù Gia Mập năm 2010 16 Bảng 2.5: Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Của Huyện Năm 2010 17 Bảng 3.1: Chuẩn Nghèo Của Chính Phủ cho Giai Đoạn 2006 – 2010 22 Bảng 3.2: Chuẩn nghèo của chính phủ cho giai đoạn 2011 – 2015 22 Bảng 3.3: Tỷ Lệ Hộ Nghèo Theo Vùng Trong Cả Nƣớc 24 Bảng 3.4: Hệ Số Gini Chia Theo Thành Thị, Nông Thôn Và Vùng 25 Bảng 3.5: Bảng Kỳ Vọng Dấu Các Biến Độc Lập 37 Bảng 4.1: Tỷ lệ nghèo tại đia bàn huyện theo hai giai đoạn 2006-2009 và 2010-2011 38 Bảng 4.2: Tình Trạng Hộ Nghèo, Hộ Cận Nghèo Của Huyện Bù Gia Mập Năm 2011 40 Bảng 4.3: Đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu 41 Bảng 4.4: Thu nhập bình quân một hộ/năm trong năm 2011 42 Bảng 4.5: Cơ Cấu Nguồn Thu Nhập Của Hộ Gia Đình Tại Huyện Bù Gia Mập Năm 2011 43 Bảng 4.6: Tình trạng nghèo đói theo nhóm dân tộc ở huyện Bù Gia Mập 44 Bảng 4.7: Bảng nghề nghiệp của chủ hộ và tình trạng nghèo 45 Bảng 4.8: Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ Và Tình Trạng Nghèo Đói 46 Bảng 4.9: Quy Mô Hộ Gia Đình Và Tình Trạng Nghèo 47 Bảng 4.10: Giới Tính Chủ Hộ Với Tình Trạng Nghèo Của Mẫu Điều Tra 48 Bảng 4.11: Quyền Sử Dụng Đất Của Mẫu Điều Tra 49 Bảng 4.12: Diện Tích Đất Phân Theo Nhóm Hộ Nghèo Và Không Nghèo 50 Bảng 4.13: Diện Tích Đất Của Các Hộ Gia Đình Phân Theo 5 Nhóm Thu Nhập 50 viii
  10. Bảng 4.14: Tình Trạng Nhà Ở Của Hộ Điều Tra Tại Huyện Bù Gia Mập 51 Bảng 4.15 Tín dụng và tình trạng nghèo ở huyện Bù Gia Mập 52 Bảng 4.16: Tuổi Của Chủ Hộ Và Tình Trạng Nghèo 53 Bảng 4.17 Kết quả ƣớc lƣợng các thông số của mô hình thu nhập 54 Bảng 4.18: R2 của Hàm Hồi Quy Bổ Sung 55 Bảng 4.19: Mô hình 1 - Kết quả ƣớc lƣợng mô hình Logit 60 Bảng 4.20: Mô hình 2 - Kết quả ƣớc lƣợng mô hình Logit 62 Bảng 4.21: Bảng Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Hồi Quy 64 Bảng 4.22: Hệ Số Tác Động Biên Theo Từng Yếu Tố Trong Mô Hình Logit 65 Bảng 4.23: Ƣớc tính xác suất nghèo của hộ gia đình tại huyện Bù Gia Mập 68 ix
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Huyện Bù Gia Mập 6 Hình 2.2: Dân Số Trung Bình của Huyện Giai Đoạn 2006- 2011 8 Hình 2.3: Giá Trị GDP Phân Theo Ngành của Toàn Huyện từ Năm 2006-2011 11 x
  12. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả kết xuất mô hình thu nhập Phụ lục 2: Kết quả kết xuất mô hình khả năng nghèo đói Phụ lục 3: Bảng câu hỏi điều tra hộ gia đình xi
  13. CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hƣớng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với ngƣời nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trƣởng kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã đẩy thêm 53 triệu ngƣời nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu ngƣời của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao. Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dƣới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha, Manos Unidas (United Hands) cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dƣới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không đƣợc đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm. Nghèo đói diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển, sự đói nghèo của dân cƣ đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhƣng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trƣờng trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nƣớc đang thiếu lƣơng thực vƣơn lên thành nƣớc xuất khẩu gạo, và giữ vị trí trong ba nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lƣơng thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ nghèo đói (bao gồm cả thiếu lƣơng thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chƣơng trình 135 (xã nghèo). Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã đƣợc nhận rõ, mà trƣớc hết là số liệu trẻ em suy 1
  14. dinh dƣỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007; năm 2008 13,4% và còn 12,3% vào năm 2009, năm 2010 là 10,7 %. Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc nƣớc ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chƣa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói. Những kết quả đạt đƣợc chƣa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của ngƣời dân hầu hết đều xoay quanh ở mức cận nghèo. Do vậy rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo khi gặp những tác động không thuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ. Đặc biệt đối với hộ nông dân miền núi, nơi có những khó khăn về mặt địa hình, kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trƣờng còn hạn chế... Bù Gia Mập là huyện vùng sâu của tỉnh Bình Phƣớc, đƣợc thành lập đƣợc thành lập theo nghị quyết số 35 của chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2009 trên cơ sở phần còn lại của huyện Phƣớc Long cũ sau khi thành lập thị xã Phƣớc Long. Là huyện mới thành lập, đồng thời đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện chiếm khá cao (có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn 22% dân số toàn huyện) nên nhìn chung đời sống còn nhiều khó khăn. Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém. Trong năm 2011, tình hình kinh tế trong nƣớc nói chung, tỉnh Bình Phƣớc và huyện Bù Gia Mập nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào và lãi xuất tín dụng tăng cao, giá các loại nông sản diễn biến thất thƣờng đã ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, chỉ số tiêu dùng những tháng đầu năm tăng cao làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Với những lý do nêu trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến nghèo đói của hộ gia đình tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc” nhằm phân tích các yếu tố gây ra tình trạng nghèo đói của huyện, đồng thời mong muốn góp phần vào công cuộc xây dựng huyện mới, phát triển vững mạnh. Mặc dù đã cố 2
  15. gắng nhiều khi nghiên cứu đề tài để hoàn thiện, tuy nhiên do nhiều yếu tố ràng buộc nhƣ thời gian, năng lực, cũng nhƣ khó khăn trong việc lấy thông tin nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót về nội dung cũng nhƣ hình thức, kính mong sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô, các cô chú, anh chị công tác tại chính quyền địa phƣơng để khóa luận của em đƣợc hoàn chỉnh và có giá trị thực tiễn hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố tác động tới nghèo đói của hộ gia đình tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục tiêu chung đã nêu trên, cần giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Thực trạng nghèo đói tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập và nghèo đói của hộ gia đình tại huyện Bù Gia Mập. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo tại địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến các vấn đề về thu nhập, do đó đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ gia đình. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài a) Phạm vi không gian Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc. b) Phạm vi thời gian Nghiên cứu, thu thập số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian năm 2006-2011 Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ ngày 30/08/2012 – 20/9/2012. c) Phạm vi nội dung nghiên cứu 3
  16. Một số thông tin thu đƣợc từ ngƣời dân có lẽ không chính xác đặc biệt tại các nhóm hộ ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời dân gặp khó khăn trong việc nhớ lại những sự kiện xảy ra trong quá khứ, hay thu nhập của mình từ nông nghiệp. Khó khăn trong việc tiếp xúc với hộ dân tộc thiểu số vì một số hộ kém hiểu biết, thu thập số liệu khó.Việc đánh giá và phân tích dựa chủ yếu vào kết quả của cuộc điều tra tại huyện. Do đó, một số vấn đề nêu ra cần phải có thời gian kiểm chứng. 1.4. Cấu trúc của đề tài Đề tài đƣợc viết theo 5 chƣơng Chƣơng 1: Giới thiệu Chƣơng này giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. Chƣơng 2: Tổng quan Chƣơng này giới thiệu tổng quan tài liệu nghiên cứu, tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc. Chƣơng 3: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu Trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghèo đói và giới thiệu một cách có hệ thống các phƣơng pháp nghiên cứu mà khóa luận sử dụng để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào giới thiệu các nhân tố ảnh hƣởng nghèo đói của hộ gia đình. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày tình hình thực hiện và kết quả nghiên cứu đề tài, phân tích các đặc điểm của hộ gia đình ảnh hƣởng đến nghèo đói tại huyện Bù Gia Mập, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng cuộc sống của hộ gia đình ở huyện Bù Gia Mập. Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị Từ kết quả thu đƣợc ở chƣơng 4, trình bày tổng quát kết quả nghiên cứu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế của luận văn. Đƣa ra đề xuất kiến nghị với chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng nhằm nâng cao chất lƣợng công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Bù Gia Mập. 4
  17. CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, nhiều tài liệu có liên quan đƣợc tham khảo bao gồm những đề tài tốt nghiệp của các khóa trƣớc, các bài giảng của thầy cô có liên quan đều là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để hoàn thành đề tài. Nghiên cứu của Trần Hoài Nam (2006) về nghèo đói tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, tác giả đã xây dựng mô hình lôgistic về các yếu tố tác động đến nghèo đói nhƣ biến số tuổi chủ hộ, số năm đi học của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc, nghề nghiệp chủ hộ, dân tộc. Bằng cách sử dụng mô hình hồi qui, tác giả đã xây dựng mô hình thu nhập của hộ gia đình, và mô hình xác suất nghèo đói đồng thời đƣa ra các giải pháp thoát nghèo của huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu của Võ Hữu Phƣớc (2010) về những nhân tố tác động đến nghèo của ngƣời dân tộc Khmer ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Bằng cách lập mô hình kinh tế lƣợng kết hợp với các phƣơng pháp phân tích, mô tả, thống kê tác giả đã đánh giá thực trạng nghèo và định lƣợng các nhân tố tác động tới nghèo của ngƣời dân tộc Khmer ở huyện Cầu Ngang thông qua việc điều tra khảo sát 301 hộ ngƣời dân tộc Khmer tại địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc các nhân tố tác động tới sự tăng tỷ lệ nghèo của ngƣời dân tộc Khmer gồm: quy mô hộ, làm nông. Các nhân tố làm giảm tỷ lệ nghèo gồm: trình độ văn hóa, vốn vay, giới tính, tuổi chủ. Tóm lại tổng quan về tài liệu không chỉ là một số bài nghiên cứu mà nó còn đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn, từ thực tế cuộc sống, các bài giảng của thầy cô trong quá trình thực tập, từ hệ thống internet, từ việc thăm dò ý kiến của nông hộ điều tra và đóng góp ý kiến từ các cô,chú, bác,… phòng thống kê, phòng lao động thƣơng binh xã hội địa phƣơng nghiên cứu. 5
  18. 2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Huyện Bù Gia Mập là huyện miền núi biên giới của tỉnh Bình Phƣớc, đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2009 trên cơ sở phần còn lại của huyện Phƣớc Long (cũ), sau khi thành lập thị xã Phƣớc Long. Huyện Bù Gia Mập có Vƣờn quốc gia Bù Gia Mập thuận lợi cho việc phát triển du lịch và đặc biệt có đƣờng biên giới tiếp giáp với Campuchia dài khoảng 60 km, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay huyện Bù Gia Mập có 18 đơn vị hành chính, bao gồm 18 xã; diện tích tự nhiên 173.613,00 ha; dân số toàn huyện là 161.737 ngƣời (với hơn 22 dân tộc anh em cùng sinh sống). Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Huyện Bù Gia Mập Nguồn: Vietbando.com.vn 6
  19. - Phía Đông giáp huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc và huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. - Phía Tây giáp huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, và Bù Đốp, tỉnh Bình Phƣớc. - Phía Nam giáp huyện Đồng Phú - Phía Bắc giáp Vƣơng quốc Campuchia. b. Địa hình, đất đai Đặc trƣng địa hình của huyện cũng nhƣ địa hình chung của địa hình tỉnh Bình Phƣớc, thuộc vùng cao nguyên ở Phía Bắc và Đông-Bắc có dạng địa hình đồi thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Toàn huyện có vùng miền núi trung du chiếm 100% tổng diện tích toàn huyện. c. Khí hậu và thời tiết Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ dịu mát, lƣợng mƣa lớn, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là cho các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có nhiệt độ nhiệt ôn hòa: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm thay đổi từ 23,50C ( tháng 1) đến 29,40C ( tháng 5) , trung bình năm đạt 26,50C. 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội a) Dân tộc Bù Gia Mập là huyện có khoảng hơn 22 dân tộc sinh sống. Đặc điểm chung của các dân tộc là sống xen kẽ nhau, tập trung thành các thôn, sóc, có quá trình phát triển không đều, đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống, tín ngƣỡng tôn giáo và về văn hóa nghệ thuật. Dân số và lao động Tính đến năm 2011 dân số của Huyện là 161.737 ngƣời, chiếm 12,19% dân số toàn tỉnh. Trong đó dân tộc thiểu số là 35.747 ngƣời chiếm 22,102% (năm 2011).Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là ngƣời Kinh, ngƣời S’tiêng, ngƣời Tày, ngƣời Nùng, ngƣời Hoa, ngƣời Mnông,… 7
  20. Hình 2.2: Dân Số Trung Bình của Huyện Giai Đoạn 2006- 2011 ĐVT: 1000 ngƣời 192,6 197,0 185,4 187,4 200.00 159,3 161,7 Dân số trung bình 150.00 100.00 50.00 .00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Nguồn: Phòng thống kê huyện Bù Gia Mập. Nhìn vào hình 2.2 ta thấy dân số của huyện có sự giảm xuống. Sở dĩ năm 2010 và năm 2011 dân số trung bình của huyện giảm là do giai đoạn 2006-2009 huyện Bù Gia Mập còn trực thuộc huyện Phƣớc Long (nay là thị xã Phƣớc Long). Do đó, khi huyện Bù Gia Mập đƣợc tách ra từ huyện Phƣớc Long thì dân số sẽ giảm. Mật độ dân số trung bình của huyện là 93 ngƣời/km2.Sự phân bố dân cƣ không đồng đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Mật độ dân cƣ tại xã Bù Nho là cao nhất là 291 ngƣời/km2, và xã có mật độ dân số nhỏ nhất là xã Bù Gia Mập chỉ với 19 ngƣời/km2. Nguyên nhân của sự phân bố dân cƣ này là do dân cƣ tập trung chủ yếu ven theo các đƣờng giao thông đi lại thuận lợi, tại những trung tâm mua bán, ngƣợc lại những khu vực giao thông kém phát triển hoặc chƣa có đƣờng giao thông thì mật độ dân cƣ thƣa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau: 8
nguon tai.lieu . vn