Xem mẫu

  1. 1 Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum
  2. 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NNL là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. NNL vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của to àn bộ nền kinh tế, lại vừa là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chỉ có NNL mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong xã hội, trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả NNL trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển cả ở cấp cơ sở, địa phương và cấp quốc gia, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo ra sự tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, tại ngã ba Đông Dương - giáp với hai nước Lào và Campuchia, Kon Tum có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh giải phóng d ân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế hiện nay. V ới cơ cấu dân số trẻ, lại giàu tiềm năng kinh tế rừng, môi trường và sinh thái nhưng Kon Tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Mặt bằng văn hóa và trình độ dân trí thấp, số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ cao (30,65%), phân bố dân cư và NNL chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - x ã hội (tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là 77,21%, công nghiệp xây dưng là 6,39% và thương mại - dịch vụ là
  3. 3 16,387%). Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 21%, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn [8]. Do vậy, việc phát triển NNL đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, sớm đưa khoa học công nghệ vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả, tạo ra năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội đang là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh Kon Tum hiện nay. Cho nên, vấn đề " Nguồn nhõn lực cho phỏt triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Kon Tum " được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài V ấn đề NNL và vai trò của NNL cho phát triển kinh tế - xã hội đã được nhiều công trình, bài viết đăng tải- tiêu biểu như: - “Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, TS. Đoàn Văn Khái (2005), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. - “Vấn đề phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội -1996. - " Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta ", Trần Kim Hải, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,1999. - “Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Đà Nẵng”, Vương Quốc Được, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,1999. - " Nguồn nhân lực cho công nghiệp, hóa hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Nông ", Đinh Khắc Đính, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2007.
  4. 4 Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết đăng trên nhiều tạp chí đề cập đến NNL cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố đó, chủ yếu chỉ đề cập đến NNL chất lượng cao cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn,… và do vậy việc nghiên cứu vấn đề " NNL cho phát triển kinh tế - x ã hội ở tỉnh Kon Tum " trên phương diện kinh tế chính trị như đề tài luận văn đã nêu là không trùng lắp. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đ ề ra phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển NNL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn vai trò của NNL cho phát triển kinh tế- xã hội của một địa phương miền núi Tây nguyên. - Trên cơ sở phân tích thực trạng NNL của tỉnh Kon - Tum thời gian qua, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NNL cho phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Kon Tum trong giai đoạn đến 2015. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn chú trọng nghiên cứu vai trò, m ối quan hệ giữa NNL với phát triển kinh tế - x ã hội ở tỉnh Kon Tum. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu NNL Kon Tum giai đoạn từ 2001 đ ến nay và đ ề xuất các giải pháp cho giai đoạn đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu, đặc trưng của kinh tế chính trị học như: trừu tượng hóa khoa học, tổng hợp, phân tích, so sánh v.v..
  5. 5 6. Đóng góp của luận văn Luận văn khái quát hóa đặc điểm NNL và vai trò của NNL cho phát triển kinh tế - xã hội ở một tỉnh nghèo miền núi, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Kon Tum từ nay đến 2010 và định hướng đến 2015. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
  6. 6 Chương 1 Lý luận chung về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi 1.1. Đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực ở miền núi 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NNL mà nòng cốt là đội ngũ tri thức là nhân tố trung tâm có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc nhận rõ nội dung, tính chất, đặc điểm của sự phát triển và sử dụng hiệu quả NNL là vấn đề lý luận đặc biệt quan trọng, vì thế NNL đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, và đã có nhiều phương cách khác nhau được sử dụng để nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Theo Liên hợp quốc thì “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả đất nước” [44, tr.8]. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, NNL gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình không có nhu cầu làm việc, những người thuộc các tình trạng khác như nghỉ hưu trước tuổi [37]. Theo các tác giả của cuốn "Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" do GS. TSKH Lê Du Phong chủ biên thì "Nguồn lực con người được hiểu là tổng ho à trong thể
  7. 7 thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng đ ộng của con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người [34, tr.14 ]. Một số nhà khoa học tham gia đề tài, “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước mã số KX - 07 do GS, TS KH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm thì cho rằng: “nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tu ệ, năng lực và phẩm chất” [17, tr.328]. Còn gần đây, trong dịp gặp gỡ các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học - công nghệ các tỉnh, thành phố phía Bắc nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: "Nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc ta” [22]. Tiến sỹ Đoàn Văn Khái lại cho rằng trong thực tế, khái niệm “nguồn nhân lực” ngoài nghĩa rộng như “nguồn lực con người”, thường còn hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lao động, có khi còn được hiểu là lực lượng lao động. Khái niệm “tài nguyên con người” được sử dụng với ý nghĩa nhấn mạnh phương diện khách thể của con người, coi con người như một nguồn tài nguyên, một loại của cải quý giá cần được khai thác hơp lý, có hiệu quả, nhất là tiềm năng trí tuệ, và cho rằng "Nguồn lực con người là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội” [7, tr.260]. Theo quan điểm của một số nhà khoa học khác thì nguồn nhân lực đ ược xem là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất, tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực phẩm chất, thái độ và phong cách lao động. Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nên NNL có nội hàm rất rộng, nhưng có thể cụ thể hóa và phân loại các yếu tố cấu thành NNL theo các nhóm sau đây:
  8. 8 - NNL trước hết gắn với con người- sức khỏe, trí tuệ, số lượng cùng với các đặc trưng về chất lượng như trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp, thái độ và phong cách làm việc. Được biểu hiện ra là người lao động, là lực lượng lao động, là nguồn lao động (đội ngũ lao động hiện có và sẽ có trong tương lai gần). Từ khía cạnh này, có thể hiểu khai thác, sử dụng có hiệu quả NNL trước tiên là tạo việc làm và khai thác hợp lý nguồn lao động. Đồng thời khái niệm NNL cũng phản ánh quy mô dân số thông qua số lượng dân cư và tốc độ tăng dân số của một nước trong một thời kỳ nhất định tham gia vào phát triển kinh tế -xã hội . - NNL có tính cụ thể- xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương (tỉnh, thành phố …). Vì vậy, NNL bao giờ cũng mang sắc thái riêng, đặc thù cho mỗi quốc gia, dân tộc đó nó, có tính lịch sử - cụ thể. - NNL là phạm trù pháp lý, nó được phản ánh trên phương diện môi trường pháp luật, thể chế và các chính sách tạo động lực để con người phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình. - NNL là phạm trù kinh tế, nó được xem xét với tư cách là một nguồn lực- nội tại, cơ bản trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội. Là một nguồn lực, như các nguồn lực khác (tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ…), con người tạo ra sức mạnh và tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Song, khác với các nguồn lực khác ở chỗ, có nó, các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với phát triển xã hội, vì thế nó là nguồn lực xuất phát, khởi động của mọi nguồn lực phi nhân lực. Do con người là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất nên nó quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, với tư cách là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, một nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội, con người
  9. 9 còn được nhìn nhận như là một phương tiện chủ yếu, đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản xuất và dịch vụ. - Trên phương diện xã hội, con người là tế bào xã hội, mọi sự phát triển của xã hội trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều do con người quyết định. Song con người chinh phục cải biến tự nhiên không phải chỉ với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là con người xã hội là những thành viên trong cộng đồng xã hội. Do vậy, sự phát triển của con người bao giờ cũng mang tính chỉnh thể, thống nhất, nhưng cũng hết sức phức tạp và đa dạng. Chính sự phức tạp và đa dạng đó trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội đã tạo nên tính không đồng đều trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước, các khu vực, các châu lục khác nhau. Điều này nó ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống, đạo lý xã hội của các quốc gia dân tộc, hình thành nên bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống… của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi nền kinh tế khác nhau. - NNL hiện nay không thể tách rời với vấn đề quốc tế. Thực tế cho thấy xu hướng to àn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn mọi quốc gia vào vòng xoáy của nó, dù đó là quốc gia tiên tiến hay lạc hậu, phát triển hay chậm phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những thời cơ và thách thức mới, ở đâu nắm đ ược thời cơ, vượt qua được thách thức sẽ phát triển nhanh hơn, ngược lại sẽ bị tụt hậu xa hơn. V ì vậy, phát triển NNL phải đảm bảo có đủ khả năng thích nghi được với xu thế thời đại, phát huy được tính tự tôn dân tộc, quyết tâm làm cho đất nước phát triển, sánh vai với các nước trên thế giới. Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, với những nội hàm khác nhau, trên phương diện kinh tế chính trị và để đáp ứng yêu cầu luận văn thì NNL được hiểu là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra
  10. 10 của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực ở miền núi Thứ nhất, về quy mô. Nguồn nhân lực ở miền núi có quy mô nhỏ, mật độ dân số thấp so với mật độ dân số trung bình của cả nước. ở Tây Bắc 62 người/ km2, Tây Nguyên 68 người/km2, Đông Bắc 160 người/ km2. Năm 2004, trong tổng NNL của cả nước vùng Tây Nguyên chiếm tỷ lệ 5,6%, Tây Bắc 3,2%,…nhưng ở miền núi lại có tốc độ tăng dân số cao, ngoài việc tăng dân số tự nhiên thì ở khu vực này dân số tăng về cơ học rất lớn. Đây vừa tiềm năng vừa là thách thức trong quá trình phát triền triển kinh tế - xã hội trên địa bàn này. Thứ hai, về cơ cấu. Nguồn nhân lực miền núi bị quy định v ới cấu trúc dân tộc- nghĩa là được phân bố theo hình thức cư trú dân tộc. Từ trong lịch sử, mỗi dân tộc đã sớm tạo riêng cho mình một vùng cư trú. Phạm vi cư trú của từng dân tộc không phân định theo ranh giới hành chính, thực tế đã cho thấy sự có mặt của cư dân các thành phần dân tộc không ngừng thay đổi trên địa bàn và có sự đan xen. Ngoài ra, phân bố NNL theo ngành ở các vùng lãnh thổ chịu sự tác động của cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lao động của từng vùng. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ phụ thuộc vào định hướng xây dựng cơ cấu ngành và đã được Nhà nước quan tâm, có những chính sách đầu tư phát triển. Hiện nay, quá trình cơ cấu lại lao động theo ba nhóm ngành (nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp - xây d ựng và dịch vụ) ở miền núi chậm hơn so với cả nước và khu vực đồng bằng- điều đó được phản ánh ở cơ cấu lao động năm 2004 theo 3 nhóm ngành của các vùng như sau:
  11. 11 - ở vùng Tây Bắc, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn với 85, 6%, trong khi lao động công nghiệp v à xây d ựng có tỷ trọng rất thấp 4% và lao động dịch vụ cũng có tỷ lệ thấp 10,4% [38, tr106]. V ùng Tây B ắc đang nằm trong tình trạng cơ cấu lao động rất lạc hậu, các ngành c ông nghiệp và d ịch vụ phát triển chưa đáng kể, mức sống của dân cư thấp hơn các vùng khác. - Lao động nông nghiệp vùng Đông Bắc chiếm tỷ trọng lớn 75,8%, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp hơn 9,1%, và lao động lao động dịch vụ chiếm tỷ trọng 15,1%. - Cơ cấu lao động của vùng Đông Bắc cũng nằm trong tình trạng như vùng Tây Bắc, các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ kém phát triển. Tăng trưởng kinh tế thấp, các nguồn lực hạn chế (lao động lành nghề, vốn, hạ tầng cơ sở…), nên chưa tạo được động lực cho phân công lại lao động. - ở vùng Tây Nguyên, tỷ trọng lao động nông, lâm là 74,1%, lao động công nghiệp và xây d ựng 7,4%, lao động dịch vụ 18,5%- cơ cấu lao động như vậy cũng rất lạc hậu. Tỷ trọng lao động làm việc ở nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng này có xu hướng giảm xuống, nhưng rất chậm, từ năm 1996 đến năm 2004 thì ở Tây Nguyên giảm 6,3%, Tây Bắc giảm 5,1% [38, tr107]. Nguyên nhân là do các điều kiện về địa lý, tự nhiên của các vùng này khó khăn, điểm xuất phát cho quá trình CNH,HĐH thấp; các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế còn hạn hẹp: thiếu vốn, công nghệ, lao động chuyên môn kỹ thuật …; NNL chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH. Thứ ba, về chất lượng nguồn nhân lực. Tình trạng thể lực của NNL ở miền núi vẫn còn kém về chiều cao và cân nặng so với đồng bằng, đặc biệt là tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng như điều kiện chăm sóc y tế còn nhiều hạn chế, đội ngũ y- bác sỹ vừa thiếu về số lượng
  12. 12 vừa yếu về chất lượng, cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo, đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân còn nghèo nàn và còn nhiều bất cập. Trình độ văn hóa của NNL ở miền núi thấp, số lao động chưa biết chữ ở nước ta hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực này, cụ thể là: số người không biết chữ ở Tây Bắc cao nhất là 20,0%, Tây Nguyên là 11,4%... Đây chính là khó khăn lớn trong khai thác tiềm năng giàu có của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư. Nhìn chung, chất lượng NNL ở miền núi là rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đặc biệt là quá trình CNH, HĐH. Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển NNL này, nhưng hiện nay so với các tỉnh đồng bằng, trình độ học vấn NNL ở miền núi còn rất thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề thấp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, ở nông thôn và hầu hết chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó, NNL ở miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở đây còn chịu ảnh hưởng nặng của những tư tưởng, tâm lý, thói quen của người sản xuất nhỏ và các phong tục tập quán cũ, lạc hậu. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển NNL của địa phương. Thứ tư, về nguồn gốc nguồn nhân lực. Dân số ở miền núi thường rất thưa thớt, chủ yếu là đồng b ào các dân tộc thiểu số sống từ lâu đời trong vùng cư trú riêng, mối giao lưu giữa các dân tộc với nhau còn rất hạn chế. Sự gia tăng dân số về tự nhiên phổ biến là ở cộng đồng các dân tộc bản địa sống nơi đây. Trước ngày đất nước giải phóng, đời sống kinh tế - xã hội khép kín trong cộng đồng từng làng còn rất lạc hậu và thấp kém, do vậy tỷ lệ sinh cũng nhiều nhưng tỷ lệ tử cũng cao. Đồng bào các dân tộc sinh đẻ một cách tự do, số trẻ em tồn tại phát triển trưởng thành rất ít. Có nhiều nguyên
  13. 13 nhân làm tỷ lệ tử vong cao, nhưng có lẽ chính yếu nhất vẫn là do điều kiện tự nhiên trước đây còn quá khắc nghiệt, gây ốm đau bệnh tật; trình độ kinh tế - xã hội thấp kém… cũng ảnh hưởng nhất định đến sự gia tăng dân số tự nhiên ở địa bàn này. Từ sau ngày giải phóng, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đ ã dành sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong tình hình chung đó, các dân tộc ít người có sự phát triển, tăng lên nhanh chóng. Sức khỏe người dân cũng được chăm sóc tốt hơn, hạn chế tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất, nâng cao tỷ lệ sinh. Đặc biệt là chính sách dân số kế ho ạch hóa gia đ ình đ ã thực sự xâm nhập và phát huy tác dụng tích cực tạo sự gia tăng dân số tự nhiên trong vùng đồng bào các dân tộc một cách hợp lý. Sự gia tăng dân số cơ học đ ược tăng nhanh từ sau ngày thống nhất. Do thực hiện chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước ta nhằm phân bố hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng trong cả nước, đ ã tạo được động lực xây dưng phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng ở miền núi nói riêng và của cả nước nói chung. Thứ năm, về tập quán dân cư. Ho ạt động kinh tế chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất truyền thống. Nguồn thu nhập chính cho người dân ở đây, đặc biệt là đồng b ào các dân tộc thiểu số chủ yếu từ nương rẩy, nghề thủ công… Các kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, thành quả lao động thấp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Tín ngưỡng nông nghiệp đa thần, coi trọng việc thờ thần lúa là nét đ ặc thù phổ biến. ở các dân tộc miền núi, đều có một quan niệm chung là trong đời sống của họ có một lực lượng vô hình có ảnh hưởng quyết định đến đời sống con người, lực lượng ấy được quy tụ ở khái niệm chung là Yàng (thần linh). Người Bana tin rằng cuộc sống của họ bị chi phối bởi lực lượng siêu nhiên, từ việc ốm đau đến việc sản xuất không phải tự thân con người mà do thần linh ma quỷ quyết định. Trong các vị thần được đồng b ào hay nhắc tới
  14. 14 phải kể đến thần sấm sét (BôkLaib) có hình dạng con dê xồm hoặc ông già hai tay đầy lông lá ngủ suốt mùa khô, thức dậy khi mùa mưa tới, điều khiển mưa thuận gió hòa, trừng trị những người loạn luân. Một vị thần quan trọng khác là thần lúa (Yang Xri bang Yang Đai) chuyên ban phát lúa cho con người… Nhìn chung phong tục tập quán của người dân ở đây mang đậm tính truyền thống lạc hậu. Đặc biệt là đ ồng b ào các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn miền núi có nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và mang đ ậm bản sắc dân tộc của mình, cho dù có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Tuy nhiên, do nhiều dân tộc cư trú ở những địa bàn xa xôi, hiểm trở, tách biệt, không thuận lợi cho phát triển nên việc bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc, việc loại bỏ những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu và việc tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ cũng gặp nhiều khó khăn. 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ở miền núi Chất lượng nguồn nhân lực là một chỉ tiêu tổng hợp về con người, chịu tác động tổng hòa của nhiều yếu tố, có những yếu tố thuộc về truyền thống, sự vận động của x ã hội nhưng chủ yếu là do quá trình giáo dục, đào tạo, việc làm, thu nhập, năng suất lao động, quan hệ xã hội mà hình thành nên. Những nhân tố tổng hợp chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn nhân lực miền núi là: Thứ nhất, tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội đến chất lượng nguồn nhân lực. - Tác động này trước hết được thể hiện ở trình độ của nền kinh tế tác động đến chất lượng NNL, vì đó là cơ sở để xác định tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của các tầng lớp dân cư cũng như người lao động. Khi thu nhập được nâng cao các hộ gia đình mới cải thiện được chế độ dinh dưỡng, mới có điều kiện tài chính để chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế. Do đó sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình đ ộ chuyên
  15. 15 môn kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội của dân cư sẽ góp phần làm cho NNL được nâng cao được cải thiện về mặt chất lượng. Có thể lấy ví dụ điển hình là các nước có nền kinh tế đạt trình đ ộ cao thì tỷ lệ người đi học văn hoá, chuyên môn - kỹ thuật thường cao hơn các nước có nền kinh tế trình độ thấp. Năm 1999, tỷ lệ học sinh được tuyển vào các trường phổ thông trung học của một số nước có trình độ nền kinh tế phát triển cao như: Hàn Quốc đạt 98%, Malaixia - 100%, Singapo - 100%... trong khi các nước có trình độ kinh tế phát triển thấp như Campuchia - 22%, Pa- Pua- Niu Ghi-nê - 21%, Pakixtan -29%...[38. tr54]. Ngoài ra, trong một nền kinh tế trình độ cao thì có cơ cấu kinh tế hợp lý và sử dụng phần lớn công nghệ hiện đại, các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, được cập nhật đưa vào cuộc sống. Chính vì vậy, NNL của nền kinh tế trình độ cao đa số là lao động qua đào tạo chuyên môn - kỹ thuật; hệ thống giáo dục, đào tạo phải hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. - Tăng trưởng đầu tư tác động tới chất lượng NNL. Tăng trưởng đầu tư vào nền sản xuất xã hội luôn có mối quan hệ với tăng số việc làm cho NNL. Nếu với mức đầu tư cao cho các chỗ làm việc có thu nhập cao, công nghệ hiện đại thì còn tăng được số lượng các chỗ làm việc có thu nhập cao. Khi việc làm, thu nhập của người lao động đảm bảo và không ngừng nâng cao thì tất nhiên có sự tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của dân cư và người lao động, do đó mà chất lượng NNL được nâng lên. Ngoài ra, tăng trưởng đầu tư còn kéo theo sự đổi mới công nghệ và có tác động tích cực đến chất lượng NNL. Sự phát triển kinh tế - xã hội với đặc trưng là thực hiện quá trình đổi mới công nghệ sản xuất- kinh doanh và quản lý từ đó bắt buộc Nhà nước, cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình phải đầu tư tài chính nhiều hơn vào việc nâng cao trình đ ộ văn hóa, chuyên môn- kỹ thuật
  16. 16 cho NNL . Chỉ có như vậy, trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng như trong từng doanh nghiệp, cơ quan, hộ gia đình mới nâng cao đ ược hiệu quả hoạt động lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, và người lao động mới có cơ hội tìm được việc làm trên thị trường lao động theo mong muốn. Quá trình này thực sự có mối quan hệ chặt chẻ với hoàn thiện và là động lực mạnh mẽ thúc đ ẩy nâng cao chất lượng NNL quốc gia. - Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến chất lượng NNL. Tăng trưởng và phát triển kinh tế có mối quan hệ mật thiết với thúc đẩy quá trình phân công lại lao động theo ngành nghề ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, từng vùng từng địa phương. Đây cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng tỷ trọng GDP của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Đối với lao động thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động thúc đẩy tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống và tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. - Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với khả năng nâng cao đầu tư của Chính phủ cho giáo dục, đào tạo. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để Chính phủ các quốc gia nâng cao năng lực tài chính để tăng đầu tư cho các chương trình mục tiêu về giáo dục, đ ào tạo, chăm sóc sức khỏe y tế, phát triển hoạt động văn hóa, thể thao. Nhờ đó mà quy mô giáo dục, đào tạo được mở rộng, chăm sóc sức khỏe dân cư và người lao động được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao. Các yếu tố này có tác động tích cực đến trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe dân cư và người lao động được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao. Các yếu tố này có tác động tích cực đến trình đ ộ học vấn, chuyên môn kỹ thuật - kỹ thuật, sức khỏe của dân cư, người lao động và cũng có nghĩa là tác động tích cực đến chất lượng NNL.
  17. 17 Đối với khu vực miền núi nói chung cũng như ở Kon Tum nói riêng, xuất phát điểm kinh tế thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa thích ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường, sản phẩm của công nghiệp chế biến phần lớn là sơ chế, sản phẩm thô, sức cạnh tranh trên thị trường không cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa đáp ứng đ ược nhu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Kon Tum thì nông, lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao; công nghiệp và xây dựng còn nhỏ bé, manh mún; thương mại và dịch vụ chưa phát triển. Năm 2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Nông nghiệp 77,21%; công nghiệp, xây dựng 6,39%; thương mại dịch vụ 16,38%; GDP bình quân đầu người đạt 289 USD. Tình hình kinh tế đó là nhân tố tác động hạn chế đến sự phát triển nguồn nhân lực của Kon Tum, làm cho nó thiếu về số lượng, thấp về chất lượng so với yêu cầu của CNH, HĐH. Thứ hai, tác động của tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe đến chất lượng NNL. Dinh dưỡng cần thiết cho con người, gồm rất nhiều yếu tố từ lương thực, thực phẩm mà cơ thể cần hấp thụ để duy trì sức khỏe tốt cho các lứa tuổi khác nhau. Thiếu dinh dưỡng của các hộ gia đình là do nguồn lực tài chính hạn hẹp, ăn uống thiếu hợp lý dẫn đến thiếu các chất lipit, protein, gluxit, các vi chất dinh dưỡng khác. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến thể trạng ốm yếu, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, suy giảm nghiêm trọng khă năng làm việc và tác động tiêu cực đến chất lương NNL. Suy dinhh dưỡng của bà m ẹ trong thời kỳ mang thai; sự thiếu thốn lương thực, thực phẩm trong thời kỳ sinh nở và lúc nuôi con nhỏ đều là nguy
  18. 18 cơ bệnh tật và sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển thể lực và tinh thần của trẻ em, ảnh hưởng đến khả năng học tập, khả năng làm việc của NNL tương lai. Đối với các nước nghèo thường lâm vào cái vòng luẫn quẫn là: Đói nghèo => suy dinh dưỡng => ít cơ hội việc làm => năng suất lao động thấp => đói nghèo. Rõ ràng, tình trạng suy dinh dưỡng thường là vấn đề của người nghèo. Nghèo đói và chất lượng NNL thấp luôn có mối quan hệ cùng chiều và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Do đó để nâng cao chất lượng NNL cần phải giảm đói nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân. - Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sự phát triển, tính hiệu quả của hệ thống y tế và khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thế hệ của NNL. Đó là vấn đề đảm bảo cho thế hệ tương lai có thể lực, tinh thần khỏe mạnh, nâng cao tuổi thọ, sức khỏe dân cư. Tuy nhiên, đối với khu vực miền núi cũng như ở Kon Tum nói riêng thì vấn đề an to àn dinh dưỡng và đảm bảo cho mọi người, mọi gia đình mọi dân tộc sinh sống trên địa b àn được ăn uống đầy đủ về số lượng, cân đối về chất lượng đảm bảo vệ sinh để có sức khỏe tốt, thể lực và trí lực phát triển là chưa đảm bảo. Bữa ăn chủ yếu là lương thực chưa đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa lương thực và thực phẩm, chưa đủ dinh dưỡng trong bữa ăn; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao 2,76% năm 2005. cơ sở mạng lưới y tế vẫn còn thiếu và chưa đ ồng bộ, năng lực đội ngũ y, bác sỹ còn hạn chế, bất cập… Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn chất lượng NNL và hiệu quả sử dụng NNL của miền núi nói chung và của tỉnh Kon Tum nói riêng. Thứ ba, trình độ phát triển giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng NNL.
  19. 19 Mức độ phát triển của giáo dục, đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng NNL, vì nó không chỉ quyết định trình độ văn hóa, chuyên môn- kỹ thuật của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ của người dân, thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức và xử lý thông tin kinh tế, xã hội, thông tin khoa học … Các tác động chính của phát triển giáo dục, đ ào tạo đối với chất lượng NNL bao gồm: - Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì quy mô NNL có trình đ ộ chuyên môn - kỹ thuật càng mở rộng bởi vì giáo dục và đào tạo là nguồn gốc cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn- kỹ thuật của nền kinh tế. Trong điều kiện hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển phổ biến tại các địa phương, nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng, hải đảo thì việc tiếp cận các dịch vụ giao dục, đào tạo của dân cư rất thuận tiện, giảm được chi phí. Do đó, khả năng nâng cao quy mô NNL qua đào tạo là rất hiện thực và đó cũng là một trong những giải pháp để cải thiện chất lượng NNL của các địa phương, vùng và quốc gia. - Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì càng có khả năng nâng cao chất lượng theo chiều sâu của NNL. Điều này thể hiện ở chỗ, một trong những tiêu chí của phát triển giáo dục, đ ào tạo là nâng cao chất lượng đầu ra (học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường) và trong một nền giáo dục, đào tạo có trình độ phát triển cao thì chất lượng của đầu ra được đảm bảo, đáp ứng được thị trường lao động và của xã hội. Đây chính là yêu cầu đang đ ặt ra bức xúc với NNL nước ta. V à đ ể nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục và đào tạo thì yêu cầu đặt ra là phải không ngừng nâng cao trình độ của hệ thống giáo dục, đào tạo ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới. - Giáo dục đào tạo đem lại những lợi ích to lớn lâu dài cho cá nhân và xã hội, kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước ( Anh, Pháp, Mỹ, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Malaixia …) đã chứng tỏ đầu tư cho giáo d ục
  20. 20 và đào tạo đem lại tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả xã hội thường cao hơn so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác. Giáo dục đào tạo đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cá nhân và xã hội: đối với cá nhân giáo dục đem lại cho họ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ… trên nền tảng đó, đ ể tăng cơ hội việc làm, thu nhập cao hơn, thích nghi với những thay đổi nghề nghiệp…; đối với xã hội giáo dục và đào tạo góp phần cải thiện sức khỏe nâng cao tuổi thọ của người dân, góp phần nâng cao trình độ văn hóa cơ bản là tiền đề để tiếp thu tri thức, tăng thêm sức mạnh cho con người, để tận dụng các cơ hội trong lao động sáng tạo, tạo ra thu nhập cao góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần, chống suy dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe của dân cư và NNL. Giáo dục còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cho toàn dân trong tiếp thu và vận dụng tri thức: Trong nền kinhh tế hiện đại ngày nay, kinh tể tri thức ngày càng giữ vai trò chủ đạo. Sức cạnh tranh sẽ xoay quanh tâm điểm là hàm lượng khoa học và công nghệ, chất xám quyết định giá trị sản phẩm. ở miền núi trình độ học vấn của dân cư thấp, tỷ lệ mù chữ cao nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một nơi còn duy trì luật tục, tập quán lạc hậu trong đời sống cộng động, trình độ học vấn thấp nên hạn chế áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất …Đó là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Do vây, ở miền núi cần có những chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới khai thác được tiềm năng thế mạnh hiện có của địa phương góp phần phát triển nhanh kinh tế - xã hội. Thứ tư, các chính sách của Chính phủ và chất lượng NNL. Vai trò của chính phủ có tầm quan trọng rất lớn đối với nâng cao chất lượng NNL quốc gia. Chính phủ hoạch định các chính sách tạo môi tr ường p háp lý cho phát triển hệ thống giáo dục, đ ào tạo cả chiều rộng và chiều sâu. Ngoài các chính sách c ủa Chính phủ về kinh tế - xã hội hướng vào
nguon tai.lieu . vn