Xem mẫu

  1. LUẬN VĂN: Tổ chức tiếp nhận xử lý tin bỏo, tố giỏc tội phạm cú yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Quảng Ninh
  2. Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác trên quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua đã thu được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội... đời sống nhân dân đã được cải thiện và nâng cao, quan hệ hợp tác giao l ưu giữa nước ta với các nước trên thế giới có sự thay đổi căn bản, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhiều nước. Góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình hội nhập theo xu thế toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ hợp tác... người nước ngoài vào Việt Nam liên doanh, liên kết, đầu tư, buôn bán, du lịch, thăm thân... ngày một tăng, trong số đó hầu hết người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đều đúng mục đích nhập cảnh, song cũng có một số ít người đã lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý cửa khẩu, thực hiện luật đầu tư nước ngoài, trong quản lý kinh tế, cơ chế chính sách pháp luật của nước ta chưa hoàn chỉnh... để hoạt động phạm tội hoặc câu kết với bọn tội phạm trong nước để hoạt động phạm tội như: buôn lậu vàng và ngoại tệ; buôn bán trái phép chất ma túy; tội phạm rửa tiền, buôn bán phụ nữ, trẻ em; tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đầu tư, trộm cắp, cướp của, giết người..., đặc biệt chúng lợi dụng người nước ngoài vào Việt Nam không thông thạo địa bàn, đường đi, lối lại, bất đồng ngôn ngữ, thời gian nhập cảnh vào Việt Nam không nhiều, không có người quen biết, thân thích, nơi ở không ổn định để thực hiện hành vi phạm tội. Cũng có nhiều trường hợp người nước ngoài thường lợi dụng tâm lý người Việt Nam khi tiếp xúc với người nước ngoài thường có biểu hiện tự ti, cho rằng người nước ngoài có hiểu biết, giàu sang... nên dễ ngộ nhận, mất cảnh giác để thực hiện hành vi phạm tội. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nói riêng là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các
  3. ngành, đoàn thể và toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt, xung kích. Song, thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại. Nguyên nhân phần nhiều là do hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi phạm tội và con người phạm tội có yếu tố nước ngoài thường không được kịp thời, thông tin không đầy đủ, phản ánh qua nhiều khâu trung gian, nên khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi phạm tội có yếu tố nước ngoài Cơ quan Cảnh sát điều tra gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động điều tra, xác minh làm rõ tính chân thực của những tin báo, tố giác. Cơ quan điều tra thường đến hiện trường chậm, khi đến tính nguyên vẹn của hiện trường không còn nhiều, nên công tác khám nghiệm hiện trường nhất là công tác thu thập những dấu vết, vật chứng, tài liệu chứng minh tội phạm gặp không ít khó khăn. Có vụ, việc xảy ra khi nhận được tin báo, tố giác, Cơ quan điều tra đến nơi thì người nước ngoài đã vội bỏ đi, nên công tác nắm tình hình phục vụ truy nóng đối tượng không kịp thời, kém hiệu quả, một vấn đề mà thực tế công tác điều tra tội phạm có yếu tố nước ngoài thường gặp đó là công tác lấy lời khai của người nước ngoài với tư cách là người bị hại, bị can, người liên quan phụ thuộc nhiều vào phiên dịch vì Điều tra viên thường không biết ngôn ngữ, phong tục, tập quán của người nước ngoài, trong khi đó hoạt động điều tra, xác minh không phải lúc nào cũng có phiên dịch cùng đi. Mặt khác, nếu người nước ngoài là người bị hại, người liên quan, do đặc điểm thường xuyên thay đổi chỗ ở, không có nơi cư trú ổn định, nên gây nhiều khó khăn cho Cơ quan điều tra trong việc thu thập chứng cứ từ những đối tượng này. Đó cũng chính là những vấn đề nan giải mà thực tiễn công tác tổ chức tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài đặt ra cần phải nghiên cứu làm rõ. Tuy nhiên, luật pháp của nước ta những năm vừa qua đã có sự thay đổi trong quy định, nếu như trước đây Bộ luật tố tụng hình sự có quy định tiếp nhận xử lý tin báo tố giác của tội phạm là trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, thì trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nhiệm vụ này thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sau khi nhận tin báo, tố giác tội phạm phải chuyển cho Cơ quan điều tra xử lý, Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định về thẩm quyền giải quyết tin báo tố giác tội phạm,
  4. thời hạn giải quyết, nhưng điều luật này lại chưa quy định cụ thể về trình tự, cách thức tiến hành giải quyết những tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài... đó cũng chính là những bất cập của pháp luật đặt ra cho tác giả khi nghiên cứu cần phải hoàn thiện quy định này. Với những lý do nêu trên, đề tài: " Tổ chức tiếp nhận xử lý tin bỏo, tố giỏc tội phạm cú yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Quảng Ninh " mà tác giả chọn làm luận văn thạc sĩ của mình là rất cần thiết nhằm đáp ứng cả về phương diện lý luận và thực tiễn công tác tổ chức tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài đặt ra. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn + Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác về tội phạm có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt tác giả đi sâu vào nghiên cứu công tác nghiệp vụ của ngành Công an, vì lẽ công việc này pháp luật đã quy định lực lượng Công an nhân dân giải quyết. Từ việc nghiên cứu đó, tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác để đáp ứng được những đòi hỏi trong tình hình mới. + Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Luận giải ở bình diện lý luận để hình thành khái niệm thế nào là người nước ngoài, khái niệm tội phạm có yếu tố nước ngoài và khái niệm tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài. - Làm rõ cơ sở lý luận cũng như thực trạng của công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Quảng Ninh (từ năm 2000 đến 2004).
  5. - Làm rõ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan dẫn đến thực trạng đó. - Từ việc phân tích làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể dưới hai góc độ: xây dựng luật và áp dụng luật. + Đối tượng nghiên cứu: Công tác xử lý tin báo tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh, số liệu thu thập từ năm 2000 đến năm 2004. tác giả nghiên cứu về thực trạng của hoạt động này trên địa bàn một tỉnh thông qua hoạt động khảo sát thực tiễn lấy số liệu để đối chiếu, so sánh số vụ việc phạm tội có yếu tố nước ngoài xảy ra trên địa bàn tỉnh cũng như số lượng vụ việc được giải quyết. + Phạm vi nghiên cứu: Do thời hạn nghiên cứu có hạn, trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sĩ này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về lĩnh vực: tiếp nhận xử lý tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn một tỉnh. Từ đó đưa ra thành khái quát chung cho toàn quốc. 3. Tình hình nghiên cứu Vấn đề tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm nói chung, tội phạm có yếu tố nước ngoài cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, mỗi công trình nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau, mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó đều là những vấn đề nóng hổi có tính thời sự, như: đề tài khoa học cấp bộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 1995 với tiêu đề: "Con nhện xám INTERPOL"; "Tội phạm quốc tế - những bàn tay bạch tuộc", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; đề tài: "Tội phạm có yếu tố nước ngoài", Luận án tiến sĩ Luật học của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, 1998; "Tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm - thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của công an các quận, huyện, thành phố Hà Nội", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Duy Ngọc, 2003; "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm theo chức năng, thẩm quyền của Bộ đội biên phòng các tỉnh biên giới phía Bắc", Luận án tiến sĩ Luật học của Chương Vũ Bình, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2003; "Tiếp nhận, xử lý tin
  6. báo, tố giác tội phạm tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả", Luận án tiến sĩ luật học của Sồng Pát Chay, Đại học Cảnh sát nhân dân, 2000... Qua các đề tài nghiên cứu trên cho thấy mặc dù lĩnh vực tổ chức tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập, song các đề tài trên chưa đề tài nào tập trung nghiên cứu về lĩnh vực: "Tiếp nhận xử lý tin báo có yếu tố nước ngoài" đây cũng chính là điểm mới của đề tài luận văn. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin về Nhà nước và pháp luật, dựa trên các quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng chống tội phạm, về tăng cường dân chủ trong đấu tranh phòng chống tội phạm và cải cách tư pháp. Để nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát, so sánh, phân tích, quy nạp để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài. Chương 2: Thực trạng hoạt động tổ chức tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Quảng Ninh.
  7. Chương 1 Một Số Vấn Đề Lý Luận CƠ Bản Về Tiếp Nhận - Xử Lý TIN Báo - Tố Giác Tội Phạm Có Yếu Tố Nước Ngoài 1.1. Khái niệm - đặc điểm - phân loại và ý nghĩa của tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài 1.1.1. Khái niệm tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài a. Khái niệm về người nước ngoài Khi nước ta chuyển đổi cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở đòi hỏi phải mở rộng làm ăn, hợp tác với các nước trên thế giới và trong khu vực, kể từ đó các quan hệ có yếu tố nước ngoài được thiết lập, như: quan hệ dân sự (kết hôn; tài sản; di sản;...) đến những vấn đề mang tính hình sự: tội phạm có yếu tố nước ngoài ngày một nhiều và có chiều hướng gia tăng, phức tạp, mặc dù vậy trong hai Bộ luật Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta không có điều luật nào quy định thế nào là người nước ngoài, tuy nhiên trong hai đạo luật này lại có rất nhiều quy định đối với người nước ngoài có liên quan đến vấn đề hình sự và dân sự như trên. Theo quy định của luật quốc tế, người nước ngoài được hiểu đó là: người không mang quốc tịch của quốc gia nơi mà mình sinh sống. Nếu theo quy định này chúng ta thấy: một người có thể có một quốc tịch, cũng có thể có hai hay nhiều quốc tịch, và cũng có thể một người không có quốc tịch của một quốc gia nào, họ chỉ trở thành người nước ngoài khi họ hoặc không mang quốc tịch của nước sở tại họ đang sinh sống hoặc họ là người không có quốc tịch. Pháp luật của mỗi nước quy định về địa vị pháp lý của người nước ngoài phù hợp với các nguyên tắc cơ bản và những quy phạm của luật quốc tế và những điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên, theo quy định của hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý được ký kết giữa nước đó và các nước thành viên khác.
  8. Hiện nay khái niệm về người nước ngoài trong khoa học pháp lý Việt Nam cũng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, việc hiểu theo những góc độ khác nhau đó phụ thuộc vào những tiêu chí xem xét khác nhau về diện người nước ngoài, nhưng vấn đề không phải chỉ là hiểu như thế nào là đúng hay không đúng, mà việc này nó liên quan đến quyền và lợi ích của người nước ngoài đang cư trú, sinh sống, làm ăn hoặc du lịch tại nước khác. Theo quy định của luật quốc tế: người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước sở tại (bao gồm: người có quốc tịch nước ngoài và người không mang quốc tịch), theo nghĩa hẹp: người nước ngoài là người có quốc tịch nước khác và không là công dân của nước sở tại, nếu hiểu theo nghĩa hẹp này thì người không có quốc tịch không phải là người nước ngoài, bởi lẽ vừa phải thỏa mãn yếu tố mang quốc tịch nước khác, vừa phải thỏa mãn yếu tố không phải là công dân của nước sở tại, đây là điều kiện cần và đủ về quy định người nước ngoài. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp này về người nước ngoài thì sẽ có một số vấn đề bất cập như sau: thứ nhất, nếu công dân của nước sở tại thôi quốc tịch nước đó thì sẽ không phải là người nước ngoài; thứ hai, nếu người này không phải là người nước ngoài thì họ là ai? khi muốn là công dân của nước sở tại thì phải mang quốc tịch của nước sở tại; thứ ba, những người này sẽ bị đối xử như thế nào khi họ vi phạm vào những vấn đề liên quan đến pháp luật của nước sở tại đó. Theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam và theo quan điểm giáo trình "Luật quốc tế" của trường Đại học Luật Hà Nội, thì người có quốc tịch nước ngoài được hiểu là người mang quốc tịch của nước khác, không phải là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, thì người không quốc tịch: là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài. Người không có quốc tịch có nhiều lý do khác nhau, như: mất quốc tịch, mất quốc tịch có thể do người đó thôi quốc tịch; đương nhiên mất quốc tịch; bị tước quốc tịch. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam: Là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
  9. Như vậy, người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, tác giả cho rằng, quan điểm về người nước ngoài như vậy là chính xác, khái niệm này phù hợp với xu hướng chung của các nước văn minh tiến bộ, cũng phù hợp với nguyên tắc của luật quốc tế: "Không nên phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, chính kiến, ngôn ngữ, trình độ văn hóa". Khái niệm này còn phù hợp với khái niệm về người nước ngoài được trình bày trong Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam [43, tr. 462]. Việc một người là công dân của nước này hay nước khác phụ thuộc vào quốc tịch của người đó mang và quốc tịch trở thành một chế định pháp lý quan trọng để nhìn nhận tư cách pháp lý của một con người tại một quốc gia là hoàn toàn hợp lý, chỉ có điều người ta căn cứ vào đâu để cho rằng một người mang quốc tịch một nước nào lại là vấn đề cần đặt ra để nghiên cứu, việc chứng minh quốc tịch của một người đang còn nhiều tranh cãi, xong hiện nay vì nhiều lý do khác nhau người ta có thể coi hộ chiếu như là một trong những loại giấy tờ quan trọng có giá trị chứng minh tình trạng quốc tịch của người đó. b. Khái niệm tội phạm có yếu tố nước ngoài - Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, thì khái niệm về tội phạm quy định như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vện lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm đến những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Nghiên cứu khái niệm tội phạm không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng Bộ luật hình sự và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, mà còn có ý nghĩa trong
  10. công tác nghiên cứu, xây dựng pháp luật, trước hết là pháp luật hình sự. Khi nói đến luật hình sự là nói đến tội phạm và hình phạt - đây là hai nội dung cơ bản nhất trong luật hình sự nếu thiếu đi một trong hai nội dung này thì Luật hình sự không còn ý nghĩa. Khái niệm về tội phạm là khái niệm chung, nó phản ánh bản chất, đặc điểm của hành vi bị coi là tội phạm. Khái niệm về tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự là một khái niệm có tính khoa học, thể hiện tập trung nhất quan điểm của nhà nước ta về tội phạm. Như vậy ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát như sau: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt". Mỗi giai đoạn lịch sử cho ra những quan điểm, quan niệm khác nhau về tội phạm, nhưng tựu chung lại đều phản ánh tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, đi ngược lại lợi ích chung của Nhà nước, của cộng đồng người trong xã hội. Theo Điều 8 Bộ luật hình sự, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tức là hành vi đó đã gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội nhất định được quy định tại phần tội phạm cụ thể trong luật hình sự Việt Nam. Tính nguy hiểm cho xã hội lại luôn được xem xét trong trạng thái động của nó phụ thuộc vào sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị trong nước. Một hành vi có thể trong giai đoạn phát triển xã hội này là nguy hiểm, nhưng ở trong giai đoạn phát triển xã hội khác lại không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Việc đánh giá hành vi này hay hành vi khác có nguy hiểm hay không nguy hiểm, có phải là tội phạm hay không phải là tội phạm nó được thực hiện bởi hai quá trình song song đó là: Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa bằng cách sửa đổi, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với những yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, điều này lại mâu thuẫn với một yêu cầu đó là: khái niệm tội phạm phải được xây dựng làm sao có tính chất tổng quát nhất và mang tính ổn định lâu dài, không thể thường xuyên thay đổi được. Tội phạm theo luật hình sự Việt Nam phải là hành vi của con người, những gì còn nằm trong tư tưởng, chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì không thể coi là tội phạm, do đó luật hình sự còn được gọi là luật hành vi. Chỉ qua hành vi của mình, con người mới có thể gây ra thiệt hại, gây ra sự nguy hiểm cho xã hội và những gì còn trong
  11. ý nghĩ, trong tư tưởng của con người cũng chỉ có thể được xác định qua chính những biểu hiện bên ngoài mà trước hết qua hành vi biểu hiện của họ. - Khái niệm về tội phạm có yếu tố nước ngoài: Hiện nay giữa các nhà khoa học- luật gia trong nước cũng như thế giới có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về khái niệm tội phạm có yếu tố nước ngoài, chúng ta có thể xem một số tư tưởng cũng như quan điểm của một số tác giả như: Karpetx người Nga với tác phẩm: "Những tội phạm có tính chất quốc tế"; hay như Panov với tác phẩm: "Luật hình sự quốc tế"... đều có những cách nói và cách hiểu khác nhau, nhưng cùng chung một quan điểm liên quan đến yếu tố nước ngoài là gì. Việc nghiên cứu các nguồn trên giúp tác giả mạ nh dạn đưa ra một khái niệm cho riêng mình thế nào là tội phạm có yếu tố nước ngoài. Trước hết khái niệm về tội phạm có yếu tố nước ngoài phải thỏa mãn đầy đủ những nội dung sau đây: Thứ nhất: Nó phải thỏa mãn khái niệm thế nào là tội phạm được quy định trong Luật hình sự Việt Nam, cũng như những quy định chung về luật quốc tế. Nó xâm hại đến những khách thể không chỉ Luật hình sự Việt Nam quy định mà Luật quốc tế cũng quy định và bảo vệ. Thứ hai: Nó phải thỏa mãn yếu tố nước ngoài như phần trên tác giả đã phân tích thế nào là người nước ngoài. Như vậy có thể đưa ra một định nghĩa về tội phạm có yếu tố nước ngoài như sau: Tội phạm có yếu tố nước ngoài là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự quốc tế và luật hình sự quốc gia và liên quan đến người nước ngoài. c. Khái niệm về tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài Như chúng ta cũng biết, tin báo tố giác tội phạm luôn được coi là nguồn cung cấp thông tin để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm, nhưng việc xác định điều này phụ thuộc vào cơ quan điều tra tổ chức tiến hành thu thập và điều tra xác minh làm
  12. rõ nguồn gốc cũng như tính xác thực của các tin báo tố giác trên. Vậy tin báo và tố giác tội phạm là gì và được cung cấp bởi những nguồn nào? Tin báo tố giác tội phạm được hiểu là thông tin, thông báo, báo cáo của các cơ quan, tổ chức với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án về những hành vi, vụ việc đã xảy ra mà các cơ quan, tổ chức báo tin đó cho là có dấu hiệu của tội phạm. Tố giác về tội phạm được hiểu là việc tố cáo của công dân về những hành vi nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm. Theo quy định của luật tố tụng hình sự, tin báo, tố giác tội phạm được cung cấp bởi những nguồn sau: Thứ nhất: Tố giác của công dân, thông qua nhiều hình thức công dân có thể cung cấp nhiều tin báo, tố giác tội phạm đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền, như: trực tiếp đến cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc các cơ quan chức năng khác tố giác, cũng có thể thông qua hòm thư tố giác của công dân được đặt tại một số nơi nhất định. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác - Lênin, cũng như theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì cách mạng muốn thành công phải luôn lấy dân làm gốc, "dễ trăm lần không dân cũng chịu khó vạn lần dân liệu cũng xong", dân ta có trăm tay nghìn mắt, nếu biết dựa vào dân, đặc biệt đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nếu biết lấy dân làm gốc thì đó chính là vấn đề then chốt, chìa khóa của sự thành công. Tố giác của công dân không chỉ là trách nhiệm, là quyền của công dân mà nó còn là nghĩa vụ của công dân đối với an ninh của một quốc gia, do đó trong Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định một số điều luật liên quan đến việc tố giác này, như: hành vi che giấu tội phạm, không chịu tố giác tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự bị coi là tội phạm; hành vi không chịu khai báo hoặc khai báo gian dối của một số loại chủ thể nhất định cũng bị coi là tội phạm nếu hậu quả của hành vi đó là nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội. Trong những năm qua do xác định đúng về vị trí, tầm quan trọng của những tin báo tội phạm do nhân dân cung cấp chúng ta đã phá được hàng nghìn...nghìn... và còn nhiều hơn thế nữa những vụ án hình sự xảy ra nói chung và những vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, chính vì vậy một trong những nội dung quan trọng được đề
  13. cập trong chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đó là: Tiếp tục phát động quần chúng nhân dân tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, không ngừng xây dựng phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm cũng như những tệ nạn xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Nhân dân giúp ta một ta thắng lợi một; giúp ta nhiều ta thắng lợi nhiều; giúp ta hoàn toàn ta thắng lợi hoàn toàn" chính vì vậy tư tưởng "lấy dân làm gốc" luôn luôn là chân lý cho ngành Công an trong mọi hoạt động, công tác của mình. Thứ hai: Tin báo của cơ quan, tổ chức. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp thông tin vô cùng quan trọng, đặc biệt những tin báo, tố giác tội phạm của các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý người nước ngoài, cơ quan lữ hành quốc tế..., những tin báo này thường chính xác và có cơ sở vững chắc cho việc định hướng điều tra xác minh của Cơ quan điều tra, cũng chính vì tầm quan trọng của những nguồn tin báo này mà nội dung đầu tiên trong chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đã đề cập đến tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của những thông tin do các cơ quan, tổ chức cung cấp. Thứ ba: Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tin trên báo, đài, truyền hình là các vấn đề nhạy cảm được đông đảo quần chúng biết tới quan tâm và nó thể hiện tính dân chủ thực sự của Nhà nước ta. Thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt quan tâm đưa những tin, bài phản ánh về tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, vụ việc tiêu cực, tham nhũng... đây là những thông tin đã gây được sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là những thông tin liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài ngược đãi, đánh đập công dân Việt Nam ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài... mặc dù không thể không có thiếu sót trong việc đưa tin, nhưng những tin báo này đã phần nào góp phần giảm thiểu những tiêu cực thiếu sót trong thực tiễn cũng như thông qua đó các cơ quan chức năng đã khám phá và giải quyết nhiều vụ án quan trọng, lấy lại lòng tin trong nhân dân. Thứ tư: Thông qua cơ sở của Cơ quan điều tra như: mạng lưới bí mật; đặc tình cơ sở...cung cấp các thông tin về tội phạm có yếu tố nước ngoài.
  14. Thứ năm: Người phạm tội tự thú. Những tin báo tố giác tội phạm nói chung và tin báo tội phạm có yếu tố nước ngoài nói riêng, đều được cung cấp từ những nguồn trên, tuy nhiên nó cũng có tính đặc thù đó là những tin báo tố giác về hành vi của người nước ngoài hoặc hành vi có liên quan đến người nước ngoài có dấu hiệu tội phạm đến các cơ quan chức năng, tố giác của công dân được hiểu đó là công dân của bất kỳ quốc gia nào phát hiện thấy hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, cũng có thể là hiện trường của vụ việc mang tính hình sự có liên quan đến người nước ngoài. Tất cả mọi người khi phát hiện thấy dấu hiệu tội phạm có liên quan đến người nước ngoài đều có nghĩa vụ và trách nhiệm báo cho các cơ quan chức năng để những cơ quan này tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật. Tin báo, tố giác tội phạm là những thông tin ban đầu, những thông tin này có ý nghĩa rất lớn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét tính chất nghiêm trọng hay không nghiêm trọng của sự việc đã được những chủ thể báo tin đến, tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin đến đâu, có dấu hiệu của tội phạm hay không... tin báo tố giác tội phạm là căn cứ để cơ quan điều tra mở ra những hoạt động điều tra xác minh theo quy định của pháp luật. Như vậy, Tin báo tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài là những thông tin của công dân, cơ quan, tổ chức, các phương tiện thông tin đại chúng về tội phạm có liên quan đến người nước ngoài đang cư trú, sinh sống và làm ăn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.1.2. Phân loại tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài - Phân loại theo tội danh: Các tội thuộc chương sở hữu; tính mạng sức khỏe; danh dự nhân phẩm; tội phạm kinh tế; tội phạm ma túy... để dễ cho hoạt động thẩm tra xác minh và thống kê tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài diễn ra tại Việt Nam. - Phân loại theo tính chất tội: Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc phân loại này còn xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc cũng như thống kê số liệu loại vụ việc do người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam hàng năm.
  15. - Phân loại theo đối tượng phạm tội: Đối tượng phạm tội là các nhà đầu tư sang kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam; đối tượng là khách du lịch vào Việt Nam; đối tượng là Việt kiều về thăm thân, đối tượng là những người sang Việt Nam theo con đường hợp pháp khác nhưng không mang mục đích du lịch: như người nhà của những người làm ăn tại Việt Nam... - Phân loại theo vụ việc phạm tội: Phạm tội đơn lẻ; phạm tội có tính chất đồng phạm hay tội phạm có tổ chức... Việc phân loại như trên rất có ý nghĩa trong công tác thống kê tội phạm hình sự có yếu tố nước ngoài hàng năm, từ đó đưa ra những giải pháp phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm có yếu tố nước ngoài. 1.1.3. ý nghĩa của tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài - Hoạt động khởi tố vụ án hình sự phải trên cơ sở những tin báo, tố giác tội phạm được phản ánh từ các nguồn cung cấp thông tin khác nhau theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, đặc biệt là đối với các tin báo, tố giác liên quan đến người nước ngoài. Ví dụ có nguồn tin báo tại địa điểm X có một xác chết là người nước ngoài, nhận được tin báo chuyển đến (việc chuyển đến bởi nhiều con đường khác nhau, như: công dân báo tin; cơ quan, tổ chức báo tin), Cơ quan điều tra phải cử ngay cán bộ xuống hiện trường xem xét sự việc, xác minh độ chính xác của nguồn tin báo, nếu đúng phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo cho Cơ quan Cảnh sát điều tra chức năng có thẩm quyền, chủ trì tiến hành thành lập hội đồng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định nếu thấy cần thiết... sau đó thống nhất nhận định có hay không có dấu hiệu tội phạm và quyết định có khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. - Là căn cứ để Cơ quan điều tra tiến hành thẩm tra, xác minh làm rõ tính có căn cứ và tính hợp pháp của những tin báo, tố giác tội phạm, trên cơ sở đó quyết định có hay không khởi tố vụ án hình sự. Những tin báo, tố giác tội phạm không chỉ dừng lại ở ý nghĩa trên mà còn là những nguồn thông tin cung cấp về đối tượng đang bị Cơ quan điều tra truy nã, cung cấp về nơi ẩn náu, nơi cất giữ, nơi tiêu thụ tài sản do hành vi
  16. phạm pháp mà có, hoặc cung cấp về chỗ ở, nghề nghiệp, mối quan hệ giữa đối tượng cần thẩm tra với những đối tượng khác...giúp cơ quan điều tra mở rộng chuyên án phá án, cũng như nhanh chóng xác minh làm rõ đối tượng gây án. - Là cơ sở để Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Sau khi khởi tố vụ án hình sự dựa trên "dấu hiệu " của tội phạm, thì hàng loạt các hoạt động điều tra theo quy định của luật tố tụng hình sự mới được tiến hành và chỉ khi đó những tài liệu thu thập được mới đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp cho việc chứng minh tội phạm. 1.1.5. Đặc điểm của tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài Khi nói đến tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài, ta thấy nổi lên một số đặc điểm sau: a. Đặc điểm pháp lý của tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài Trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, không có điều luật nào quy định riêng như thế nào là tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài, nhưng điều luật này quy định chung cho tất cả các loại tội phạm, cho tất cả mọi đối tượng phạm tội là người Việt Nam hay người nước ngoài nếu xâm hại đến những khách thể được Luật hình sự bảo vệ. - Tại điều 100 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây: 1. Tố giác của công dân 2. Tin báo của các cơ quan, tổ chức 3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; 4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
  17. 5.Người phạm tội tự thú - Tại điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về "Tố giác và tin báo về tội phạm" như sau: Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về cho Cơ quan điều tra bằng văn bản. Như vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định chung cho bất kỳ công dân nào đều có quyền tố giác về hành vi phạm tội của bất kỳ ai, đặc biệt tin báo, tố giác tội phạm có liên quan đến người nước ngoài. Tin báo, tố giác tội phạm chính là những thông tin ban đầu mà công dân, cơ quan, tổ chức với sự hiểu biết và tinh thần trách nhiệm của mình thông báo đến các cơ quan chức năng, về những gì họ nghe thấy, nhìn thấy và họ cho rằng có dấu hiệu của tội phạm. Những tin báo tố giác của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng thường rất nhiều, tuy nhiên tính chính xác và tính đầy đủ của những nguồn thông tin này đôi khi rất hạn chế, nguồn gốc thông tin thường không xác định được, ví dụ: ai cung cấp, tại sao biết được những thông tin đó, nó xảy ra ở đâu, hiện tượng như thế nào, biết được trong điều kiện hoàn cảnh nào...hơn nữa trong thực tế nhiều công dân sợ bị liên lụy nên hay dấu tên tuổi, địa chỉ để khỏi bị gọi hỏi, hoặc lo sợ bị trả thù nếu người phạm tội biết ai cung cấp thông tin, chính vì thế việc xác minh làm rõ nguồn gốc cũng như tính chính xác của những thông tin này thường gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt khi xác định được đối tượng là người nước ngoài có dấu hiệu tội phạm hoặc có liên quan đến tội phạm, Cơ quan điều tra cần gặp để điều tra, xác minh, làm rõ nhưng do: sự bất đồng về ngôn ngữ nên phải trưng cầu người phiên dịch, đối với những người biết tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc việc trưng cầu tương đối thuận lợi, ngược lại đối những với những người nói tiếng khác thì việc trưng cầu thường khó khăn. Thực tế việc trưng cầu người phiên dịch cho thấy: người phiên dịch cũng không
  18. hẳn ai cũng hiểu hết thuật ngữ pháp lý, nên trong quá trình hợp tác với cơ quan chức năng nhiều khi dịch không chuẩn làm cho cơ quan điều tra khó xác minh, làm rõ được sự việc. Những thông tin ban đầu đó có thể chính xác cũng có thể không chính xác, có thể cụ thể cũng có thể rất đơn giản sơ sài nhưng nguồn cung cấp lại rất phong phú cho nên khi nhận được những thông tin ban đầu chỉ được xem là nguồn cung cấp để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm. Đối với người nước ngoài sang buôn bán làm ăn, sinh sống, du lịch tại Việt Nam, pháp luật nhà nước Việt Nam luôn bảo vệ và tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất cho họ trong quá trình họ c ư trú tại Việt Nam, nhất là vấn đề quyền con người. Tuy nhiên pháp luật nhà nước Việt Nam cũng nghiêm cấm người nước ngoài đến Việt Nam không mang thiện chí tốt đẹp tổ chức lôi kéo hoặc câu kết với bọn tội phạm trong nước buôn bán hàng cấm, trộm cắp, cướp của, giết người, những hành vi này phải bị phát hiện và xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, cái khó là do những thông tin nhận được ban đầu thường không đầy đủ và thiếu chính xác nên quá trình điều tra, xác minh làm rõ thường gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Nếu không khéo léo và tế nhị sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nước ngoài và Chính phủ của họ làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, hợp tác, đầu tư làm ăn, buôn bán giữa Nhà nước ta và các quốc gia, vì vậy đòi hỏi Cơ quan điều tra phải hết sức thận trọng, chính xác trong hoạt động của mình. b. Tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài rất đa dạng về nội dung và nguồn gốc - Đa dạng về nội dung: Mỗi hành vi phạm tội thường rất khác nhau, xâm hại đến nhiều loại khách thể khác nhau được luật hình sự Việt Nam bảo vệ, mỗi tin báo tố giác tội phạm cũng bao hàm nhiều nội dung khác nhau như vậy, có thể tin báo tố giác về tội phạm có yếu tố nước ngoài chỉ mang một thông tin nhỏ trong toàn bộ vụ án lớn, như: có nguồn tin cung cấp về hành vi đánh người gây thương tích có liên quan đến người nước ngoài; có nguồn tin báo về hành vi xâm hại tình dục có liên quan đến người nước ngoài, có tin báo về hành vi móc túi tại bến xe liên quan đến người nước ngoài; có
  19. nguồn tin báo về hành vi lừa đảo bằng hình thức đổi tiền liên quan đến người nước ngoài; có tin báo về hành vi tiêu thụ, lưu hành tiền giả và lừa đảo liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam thông qua hình thức mua hàng; có nguồn tin báo về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt... trái phép chất ma túy liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam; có tin báo về hành vi giết người có liên quan đến người nước ngoài (họ có thể là chủ thể của tội phạm, cũng có thể là nạn nhân của tội phạm)... nhìn chung người nước ngoài đến Việt Nam bằng nhiều con đường dưới nhiều hình thức khác nhau: với tư cách nhà ngoại giao, nhà đầu tư, vào hợp tác, buôn bán, kinh doanh, học tập, du lịch... chính trong họ một số ít người nảy sinh tội phạm, đồng thời bản thân họ là đối tượng mà bọn tội phạm nói chung thường lợi dụng gây án, nhất là trong điều kiện hiện nay khi tình hình tội phạm ở nước ta diễn biến phức tạp, lại bị tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, với xu thế toàn cầu hóa thì tội phạm có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ngày một nhiều, tính chất và thủ đoạn gây án ngày càng tinh vi, phức tạp, đặc biệt đã xuất hiện một số loại tội phạm mới, như: tội phạm rửa tiền, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tội phạm trong hoạt động đầu tư, tội phạm môi trường, tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin để tống tiền... - Đa dạng về nguồn gốc: Nơi cung cấp tin báo, tố giác tội phạm rất phong phú và đa dạng, theo quy định của pháp luật là công dân cung cấp thông tin, công dân có nhiều loại có thể là công dân của nước Việt Nam, có thể công dân của nước ngoài cư trú tại Việt Nam phát hiện hoặc bị xâm hại tố giác, cũng có thể một người nước ngoài báo tin không phải là công dân của nước nào cả vì họ là người không mang quốc tịch. Tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài là do cơ quan tổ chức báo cho cơ quan chức năng: như vụ đánh công nhân tại một tập đoàn liên doanh của Hàn Quốc tại Việt Nam do công đoàn của cơ quan này báo đến Cơ quan điều tra. Tin báo còn có thể do mạng lưới bí mật của Cơ quan điều tra thu thập, phát hiện và thông báo về hành vi phạm tội có yếu tố nước ngoài do người nước ngoài hoặc có liên quan đến người nước ngoài gây ra ở Việt Nam.
  20. Tin báo còn có thể được cung cấp bởi các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, truyền hình... những thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng này ít nhiều đều có sự việc, nhưng độ chính xác thường không cao, báo chí hay thổi phồng sự thật theo nhận định chủ quan, nguy hiểm hơn là thông tin này thường nhanh chóng đến được đông đảo quần chúng nhân dân và họ dễ bị lầm tưởng và cho rằng sự việc xảy ra là đúng, nhưng khi Cơ quan điều tra tiến hành điều tra, xác minh thì sự thật không phải như vậy, không có dấu hiệu tội phạm, chỉ là hành vi vi phạm pháp luật khác hoặc vụ, việc hành chính, không đủ căn cứ khởi tố vụ án. Sự việc được thông báo lại dễ gây sự hiểu lầm trong nhân dân, cho rằng Cơ quan điều tra bao che dung túng, bảo kê tội phạm... Qua đây cũng cần kiến nghị với các cơ quan có chức năng quản lý báo chí, đài truyền hình nên có những quy định thẩm định chặt chẽ trước khi cho đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, phải đảm bảo tính chính xác, tính chặt chẽ. Việc đưa tin "giật gân" trên các phương tiện thông tin đại chúng dễ tác động mạnh đến dư luận xã hội và tâm trạng xã hội, thậm chí làm rối loạn xã hội. Người phạm tội tự thú về hành vi phạm tội của mình: Người phạm tội tự thú có thể là người Việt Nam, cũng có thể là người nước ngoài. Đối với người Việt Nam thì có thể tiến hành thu thập được ngay bằng hình thức lập biên bản và cho viết tường trình sự việc, lấy lời khai thẩm tra. Nhưng đối với người nước ngoài tự thú thì gặp không ít khó khăn, lúng túng, đó là sự bất đồng ngôn ngữ cần phải trưng cầu người phiên dịch, việc này không thể có ngay được, có nhiều trường hợp người phiên dịch, dịch không chuẩn những thuật ngữ pháp lý, vì vậy chứng cứ thu thập được nhiều lúc thiếu chính xác, thậm chí sai lệch, nên gây nhiều khó khăn, phức tạp cho hoạt động điều tra xác minh làm rõ sự thật vụ án, đây cũng là điểm khác biệt giữa tin báo tố giác nói chung với tin báo, tố giác có yếu tố nước ngoài. c. Tin báo, tố giác tội phạm có yếu tố nước ngoài mang tính thời sự Thông tin về người nước ngoài hoặc có liên quan đến người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam là thông tin luôn mang tính thời sự cao, bởi lẽ: nó liên quan đến việc tiến hành những hoạt động thẩm tra, xác minh làm rõ sự việc, nếu sự việc có
nguon tai.lieu . vn