Xem mẫu

1

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1:
Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác KHH NNL trong các DN ---------1
1. Các khái niệm cơ bản ----------------------------------------------------2. KHH NNL trong doanh nghiệp ----------------------------------------1
2.1.------------------------------------------------------ Căn cứ KHH NNL
2.2.----------------------------------------- Các phương pháp KHH NNL 5
2.3.----------------------------Đánh giá thực trạng công tác KHH NNL 10
2.4.---------------------------------------Vai trò của công tác KHH NNL
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác KHH NNL -------------------12
3.1.----------------------------Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
3.2.----------------------------Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
1.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác KHH NNL ở CTy CP Tràng An 14
Chương 2
Phân tích thực trạng công tác KHH NNL ở CTy CP Tràng An --------14
2.1 Khái quát chung ------------------------------------------------------------------2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển -----------------------------------------2.1.2 Những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh -----------------------15
2.1.3 Hệ thống tổ chức bộ máy --------------------------------------------------26
2.1.4 Một số kết quả đạt được ------------------------------------------------------2.2 Phân tích thực trạng công tác KHH NNL ---------------------------------30
2.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng -----------------------------------------------------2.2.2 Thực trạng biến động nhân sự của CTy trong những năm gần đây - -33
2.2.3 Thực trạng công tá KHH NNNL -----------------------------------------39
Chương 3
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KHH NNL ----------------48
3.1 Đề xuất với CTy -----------------------------------------------------------------3.2 Đề xuất về công tác KHH NNL của công ty ------------------------------49
Kết luận
Tài liệu tham khảo

2

LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đang ngày một phát triển mạnh mẽ.
Các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước nhiều thời cơ cũng như những thách thức
mới. Giữa các doanh nghiệp đã và đang có sự cạnh tranh gay gắt về mọi mặt để tồn tại
và phát triển. Vì sự khác biệt về vốn, trình độ, công nghệ là không lớn, do vậy mỗi
doanh nghiệp phải tự tạo ra cho mình những điểm khác biệt, những nét độc đáo cũng
như những phong cách riêng để bứt phá tiến tới thành công.
Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh ngoài việc xây dựng một kế hoạch sản
xuất rõ ràng chi tiết thì các doanh nghiệp cần có những kế hoạch về nguồn lực vốn, công
nghệ, đất đai, nhà xưởng và lao động.Trong đó lực lượng lao động có kỹ năng đã và
đang trở thành một lợi thế cạnh tranh rất lớn.Vì vậy để có mội đội ngũ nhân lực đủ về
mặt số lượng, đúng về mặt chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thì nhất
thiết doanh nghiệp phải tiến hành kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Kế hoạch hoá nguồn
nhân lực là cơ sở để công ty chủ động sản xuất, chủ động về nhân lực, nâng cao năng
suất lao động và góp phần củng cố uy tín của công ty trên thị trường.
Qua quá trình học tập tại trường, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
PGS.TS Mai Quốc Chánh và sự chỉ bảo của các cô chú trong Văn phòng Công ty Cổ
phần Tràng An em mạnh dạn chọn đề tài : “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tràng An”

2

3

Chương 1: Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân
lực trong các doanh nghiệp.
1. Các khái niệm cơ bản:
1.1.1 Nguồn nhân lực:
Là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất
của sự phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn lực còn được hiểu như là một yếu tố tham gia trực tiếp vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, là tổng thể những con người cụ thể tham gia vào
quá trình lao động.
1.1.2 Nguồn nhân lực trong một tổ chức:
Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thànhtrên cơ sở của các cá
nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiên nhất
định.
Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác do chính bản chất của con người
1.1.3 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực:
Là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực một cách có hệ
thống, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động bảo đảm
cho các doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp
để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
1.2 Kế hoạch hoá nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:
1.2.1 Căn cứ kế hoạch hoá nguồn nhân lực:
1.2.1.1 Phân tích công việc
Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác
định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện

4

công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện tốt
công việc.
Khi phân tích công việc cần xây dựng hai tài liệu cơ bản là : Bản mô tả
công việc và Bản tiêu chuẩn công việc.
Lợi ích của phân tích công việc:

Khi tiến hành phân tích công việc nhà quản trị phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhân viên thực hiện những công việc gì?
+ Khi nào công việc hoàn thành?
+ công việc được thực hiện ở đâu?
+ Thực hiện như thế nào?
+ Để thực hiện công việc cần phải bao nhiêu người tiến hành, va phải có những
tiêu chuẩn gì?
Do đó bảng mô tả công việc có thể tính được lượng người nào đó làm
công việc cần thiết trong tương lai.Bảng tiêu chuẩn công việc trình bày các điều
kiện, tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một người cần hoàn thành

4

5

công việc nhất định nào đó, do vậy bảng này làm căn cứ cho việc thực hiện các
giải pháp cân bằng cung cầu nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.1.2 Đánh giá thực hiện công việc:
Khi dự đoàn cung nhân lực, một trong những cơ sở quan trọng mà nhà
quản lý sử dụng đó là hệ thống thông tin nguồn nhân lực mà trong đó quan trọng
nhất là thông tin về các kỳ đánh giá thực hiện công việc.Đánh giá công việc
được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc
của người lao động trong sự so sánh các tiêu chuẩn đã được xây dựng. Là cơ sở
quan trọng trong việc đưa ra mức cung về lao động cũng như các chính sách cân
bằng cung cầu lao động.
Đối với doanh nghiệp, các thông tin đánh giá năng lực thực hiện công việc
của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động
quản trị nguồn nhân lực khác như tuyển chọn, hoạch định, đào tạo và trả công…

nguon tai.lieu . vn