Xem mẫu

  1. LUẬN VĂN THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM
  2. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường 1.1.1.1 Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong cơ chế thị trường Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu ở nước ta trong mấy năm gần đây Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu Các phương thức và hình thức nhập khẩu Các điều kiện giao dịch cơ bản trong buôn bán quốc tế Điều kiện cơ sở giao hàng và giá mua hàng nhập khẩu Điều kiện về tiền tệ Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện về phương thức thanh toán. YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU Yêu cầu quản lý nghiệp vụ nhập khẩu Nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU Ở CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Các quy định chung về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu
  3. Chứng từ Tài khoản sử dụng Trình tự hạch toán Trường hợp nhập khẩu trực tiếp Trường hợp nhập khẩu uỷ thác Sổ sách phản ánh Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” Hình thức sổ kế toán “Nhật ký sổ cái” Hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ” Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ” Hình thức kế toán trên máy vi tính CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao b ì Việt Nam Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại VPC
  4. Chứng từ sử dụng Tài khoản sử dụng Trình tự hạch toán Kế toán nghiệp vụ nhận nhập khẩu uỷ thác tại VPC Chứng từ sử dụng Tài khoản sử dụng Trình tự hạch toán 2.2.4 Sổ sách phản ánh 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM Những ưu điểm Những điểm còn tồn tại CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẢU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM 3.1 SỰ CẦN THIẾN PHẢI HOÀN THIỆN VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM 3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam 3.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM 3.2.1 Nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu
  5. 3.2.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam 3.2.2.1 Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho 3.2.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán 3.2.2.3 Hoàn thiện công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp 3.2.2.4 Hoàn thiện công tác kế toán hàng đi đường 3.2.2.5 Hoàn thiện công tác hạch toán ngoại tệ KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
  6. Vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong cơ chế thị trường Hoạt động nhập khẩu là một mặt của lĩnh vực ngoại thương, là sự trao đổi giữa các quốc gia thông qua mua bán trên phạm vi toàn thế giới. Sự trao đổi này biểu hiện mối quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị giữa những người, những đơn vị sản xuất hàng hoá riêng lẻ, giữa các quốc gia với nhau. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương và cũng là một bộ phận của lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế. Hoạt động nhập khẩu tạo ra xu hướng hợp tác hoá toàn cầu, các nước có điều kiện liên kết và hợp tác kinh tế với nhau. Từ đó phát huy được thế mạnh và vận dụng được lợi thế của các nước khác phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế mỗi nước. Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được đủ nhu cầu trong nước. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Nếu hai mặt nhập khẩu thay thế và nhập khẩu bổ sung được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân, trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Với cách tác động đó ngoại thương trong đó nhập khẩu được coi là phương pháp sản xuất gián tiếp, nhưng nó lại tác động một cách trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Do đó, nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường.  Đối với doanh nghiệp nói chung, nhập khẩu là nguồn cung cấp hàng hoá: Nhập khẩu cung cấp mặt hàng kinh doanh trực tiếp cho doanh nghiệp thương mại. Với doanh nghiệp sản xuất thì nhập khẩu để có đầu vào phục vụ sản xuất, đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động. Nhập khẩu giúp doanh nghiệp có được mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc nếu sản xuất thì chi phí và giá thành một sản phẩm sẽ đắt hơn so với nhập khẩu mặt hàng đó vào trong nước để bán. Từ đó doanh nghiệp thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của dân cư, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, mở rộng nền kinh tế.
  7. Nhập khẩu thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, qua đó kích thích doanh nghiệp không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm kinh doanh hiệu quả hơn, tạo điều kiện nền kinh tế phát triển.  Đối với toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu có vai trò: Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (nhập khẩu máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến) Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển cân đối và ổn định. Nhập khẩu góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân: góp phần thoả mãn một cách đầy đủ nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Nhập khẩu thúc đẩy tích cực đến xuất khẩu, nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài. Ngoại thương là một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, nhận thức rõ ràng vai trò quan trọng của ngoại thương trong đó có hoạt động nhập khẩu nên Nhà nước ta hiện nay rất chú trọng trong việc quản lý các hoạt động này. Đặt trong xu hướng toàn cầu hoá thì nhập khẩu sẽ giúp mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Mỗi quốc gia có thể tranh thủ lợi thế so sánh của mình để thực hiện cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu nhằm tối đa hoá lợi ích, đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu ở nước ta trong mấy năm gần đây Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng không có một quốc gia nào có thể phát triển nhanh được nếu thực hiện chính sách “đóng cửa”, tự cấp tự túc. Ngược lại, những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều là những nước biết dựa vào kinh tế đối ngoại để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, biết sử dụng những thành tựu của cuộc sống, của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để hiện đại hoá nền sản xuất, biết khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát huy nguồn lực trong
  8. nước. Hoạt động đối ngoại trong đó là hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng có vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế. Đặc biệt, nước ta hiện vẫn đang là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới như APEC, AFTA, và gần đây nhất là tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO - một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam, đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương trong đó có hoạt động nhập khẩu phát triển mạnh mẽ với những chuyển biến to lớn. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình đổi mới tập trung vào giai đoạn 1996 – 2004 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhập khẩu đã đảm bảo được nhu cầu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu tiêu dùng thiết yếu cho phát triển kinh tế. Hàng hoá phong phú đa dạng, giá cả ổn định đáp ứng mọi yêu cầu cảu sản xuất và tiêu dùng. Những kết quả chủ yếu mà hoạt động nhập khẩu đạt được trong những năm gần đây: + Máy móc thiết bị tăng tương đối (năm 1991 tỷ trọng nhập máy móc thiết bị chiếm 21,8% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 1999 lên 28%, năm 2001 lên 30,5% và năm 2004 là 32,2%) + Hàng tiêu dùng giảm tương đối (năm 1991 tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm 13,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 1997 xuống khoảng 9%, năm 1998 xuống còn khoảng 6% và năm 2004 là 6,3%) + Nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất luôn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, hàng năm đều ở mức tren 60,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập siêu năm 1998 ở mức 23,1% kim ngạch xuất khẩu, năm 1999 cán cân thương mại đã cân bằng, năm 2001 nhập siêu khoảng 1135 triệu USD, chiếm khoảng 7,5% kim ngạch xuất khẩu và năm 2004 nhập siêu là 5520 triệu USD. Sự thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu như trên cho thấy việc quản lý và chỉ đạo hoạt động nhập khẩu đã và đang đi đúng hướng, tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá; giữ tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu cao để phát triển sản xuất và giảm dần tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế dần mức nhập siêu góp phần lành mạnh hoá cán cân
  9. thương mại, mặt khác cũng cho thấy khả năng tự đáp ứng hàng tiêu dùng công nghiệp sản xuất từ trong nước có tiến bộ. Về thị trường nhập khẩu: gần 80% kim ngạch nhập khẩu từ các nước Châu Á (trong đó 28 -30% từ các nước ASEAN). Trong khối ASEAN, thị trường nhập khẩu chính là Singapore (năm 2001 tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu là 15,42%). Trong các nước Châu Á ngoài khối ASEAN, các thị trường nhập khẩu chính là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc (với tỷ trọng từ 10 – 13%). Thị trường các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương có tỷ trọng thấp, các nước có kim ngạch cao cũng chỉ ở mức trên dưới 2%. Tỷ trọng về thị trường nhập khẩu này đã hạn chế việc nhập khẩu các thiết bị công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp có nền công nghệ nguồn, phần nào ảnh hưởng tới việc thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (Theo Tạp chí khoa học thương mại - Trường ĐH Thương Mại) Cơ chế chính sách nhập khẩu : Cơ chế chính sách nhập khẩu trong những năm qua đã cá nhiều cải tiến thông thoáng hơn. Nhà nước đã cải cách ban hành nhiều chính sách, giảm thiểu nhiều thủ tục khi tham gia nhập khẩu. - Nghị định số 57/1998/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. - Nghị định số 33/CP ngày 19-4-1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. - Các đơn vị tham gia nhập khẩu: hoạt động nhập khẩu trước đây chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp nhà nước. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều phải có giấy phép của Bộ Thương Mại. Hiện nay hoạt động này đã mở rộng dần cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thương nhân được chủ động nhập khẩu hầu hết các loại hàng hoá, phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu trừ một số mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện. Một số tồn tại trong hoạt động nhập khẩu: Mặc dù chính phủ đã có nhiều cải cách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu thuận lợi, thúc đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO nhưng hoạt động nhập khẩu vẫn còn một số hạn chế: - Thuế nhập khẩu một số mặt hàng quá cao làm cho giá cả một số loại hàng hoá trong nước tăng vọt, ví dụ thuế nhập khẩu ô tô cũ là 150%.
  10. - Nhiều chính sách thủ tục nhập khẩu còn rườm rà phức tạp, hạn chế các doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ. Tóm lại, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng trong nền kinh tế thị trường có nhiều thông thoáng hơn và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Tuy nhiên, đây là một hoạt động phức tạp liên quan đến kinh tế - văn hoá - chính trị giữa các quốc gia nên phải thường xuyên chịu sự quản lý chi phối của chính sách pháp luật nhà nước để đảm bảo cho nền kinh tế cũng như văn hoá xã chính trị trong nước phát triển ổn định. Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh tế tương đối tổng hợp, phức tạp về quy trình và đa dạng về hình thức. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu được nhà nước cho phép kinh doanh mua bán hàng hoá với nước ngoài dựa trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, các hiệp định, các hiệp định thư mà chính phủ đã ký với nước ngoài, giao cho doanh nghiệp thực hiện. Việc thanh toán mua bán hàng hoá với các đối tác nước ngoài dựa trên các điều kiện thanh toán quốc tế đã được các bên thoả thuận trong hợp đồng kinh tế hoặc nghị định thư. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá phải chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: chế độ quản lý của Nhà nước về nhập khẩu, chế độ hạch toán kinh doanh, chính sách ngoại thương cũng như quan hệ ngoại giao trong mỗi thời kỳ. Do đó cũng có những thuận lợi và bất lợi trong hoạt động nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chấp nhận. Hoạt động nhập khẩu có hai giai đoạn chính là giai đoạn mua hàng nhập khẩu và giai đoạn bán hàng nhập khẩu. Hai giai đoạn này có liên quan mật thiết đến nhau, nếu việc nhập hàng được thực hiện đầy đủ, kịp thời thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng nhập khẩu nhanh chóng, và mang lại kết quả kinh doanh cao nhất. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu phải có giấy phép xuất nhập khẩu, phải thông qua các hợp đồng kinh tế, hoặc các hiệp định, các nghị định thư.
  11. *Đối tượng nhập khẩu: Đối tượng nhập khẩu là các loại hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trừ những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu là những hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là các trang thiết bị, máy móc, vật tư kỹ thuật, công nghệ hiện đại còn nhiều yếu kém. Bên cạnh những mặt hàng doanh nghiệp được tự do nhập khẩu còn có những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu có điều kiện là những hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc theo giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành. *Những đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu - Lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu theo một chu kỳ khép kín bao gồm hai giai đoạn: + Thu mua hàng hoá nhập khẩu. + Tiêu thụ hàng nhập khẩu. Từ đặc điểm đó làm cho thời gian thực hiện các giai đoạn lưu chuyển hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thường dài hơn các đơn vị kinh doanh hàng hoá trong nước. - Kinh doanh nhập khẩu có thị trường đầu vào rộng lớn không hạn chế, chịu sự ảnh hưởng của sản xuất trong nước cũng như của khu vực và quốc tế. - Do người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau nên có những phong tục tập quán khác nhau, ngôn ngữ khác nhau và chính sách ngoại thương khác nhau. - Đồng tiền trong thanh toán kinh doanh xuất nhập khẩu là đồng ngoại tệ do thoả thuận của hai bên đối tác, thường là các ngoại tệ mạnh như USD, Yên Nhật, EUR…Giá nhập khẩu được tính chủ yếu theo giá CIF hoặc giá FOB. - Do cách biệt về địa lý, phương tiện chuyên chở, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng và thời gian thanh toán không trùng nhau… làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh nhập khẩu. Tất cả những đặc điểm trên đã tạo ra những nét đặc thù và sự phức tạp trong quản lý cũng như kế toán nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu.
  12. Các phương thức và hình thức nhập khẩu Phương thức và hình thức nhập khẩu là các nhân tố quan trọng, khi các đơn vị tiến hành nhập khẩu phải nghiên cứu kỹ các vấn đề này nhằm đảm bảo lợi ích tối đa và phù hợp với chính sách Nhà nước ban hành. *Các phương thức nhập khẩu Theo quy định hiện nay, có 2 phương thức nhập khẩu: - Nhập khẩu theo Nghị định thư: Đây là phương thức nhập khẩu quy định cụ thể mặt hàng nhập khẩu, số lượng bao nhiêu, giá cả thế nào, nhập khẩu của nước nào. Các doanh nghiệp khi tham gia nhập khẩu theo phương thức này không có quyền đàm phán ký kết mà chỉ tiến hành nhập theo chỉ tiêu của Nhà nước. Hiện nay phương thức này hầu như không được sử dụng vì trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự hạch toán và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. - Nhập khẩu ngoài Nghị định thư: Theo phương thức nhập khẩu này, các đơn vị nhập khẩu được tự do đàm phán ký kết hợp đồng. Được lựa chọn bạn hàng, mặt hàng, giá cả, khối lượng… tuỳ thuộc vào khả năng của đơn vị. Tất nhiên các mặt hàng nhập khẩu cũng phải thuộc danh mục các mặt hàng được phép nhập khẩu. Như vậy theo phương thức này các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động và chịu trách nhiệm về hoạt động nhập khẩu của mình. Hiện nay ở nước ta hầu hết là nhập khẩu theo phương thức này. Tất cả các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu đều có thể tiến hành hoạt động nhập khẩu. *Các hình thức nhập khẩu: cả hai phương thức nhập khẩu trên đều có thể tiến hành theo một trong hai hình thức nhập khẩu sau: - Nhập khẩu trực tiếp Là hình thức mà các doanh nghiệp khi có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại sẽ trực tiếp tiến hành hoạt động nhập khẩu của mình. Doanh nghiệp sẽ tham gia đàm phán ký kết, thoả thuận giá cả mẫu mã, lựa chọn bạn hàng nhập khẩu sao cho có lợi nhất. Nhập khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời, có cơ hội cho doanh nghiệp tham gia thị
  13. trường thế giới. Khi đó doanh nghiệp không phải uỷ thác nên lợi nhuận không bị san sẻ. Các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp thường là các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp lớn có đủ trình độ chuyên môn về thị trường nước ngoài cũng như những kinh nghiệm về hoạt động nhập khẩu. - Nhập khẩu uỷ thác Là hình thức mà các doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa có đủ năng lực và kinh nghiệm để tự nhập khẩu mà phải nhờ một đơn vị khác nhập khẩu hộ trên cơ sở các điều kiện ràng buộc liên quan đến hàng nhập khẩu và sẽ phải trả cho đơn vị nhập khẩu hộ đó một khoản phí nhất định. Những doanh nghiệp nhập khẩu uỷ thác thường là những doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm nhập khẩu chưa cao, cũng có khi là khối lượng hàng nhập ít. Nhìn chung, việc lựa chọn hình thức nhập khẩu nào là phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, từng mặt hàng hay thị trường nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu nào có lợi nhất cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện theo hình thức đó. Các điều kiện giao dịch cơ bản trong buôn bán quốc tế Điều kiện cơ sở giao hàng và giá mua hàng nhập khẩu Điều kiện cơ sở giao hàng Trong thương mại quốc tế, nghĩa vụ cơ bản của bên bán là giao hàng và chứng từ phù hợp, nghĩa vụ tương ứng của bên mua là nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Trong quá trình giao nhận hàng hoá, việc vạch ra những gì liên quan tới rủi ro, trách nhiệm và chi phí cũng là một nội dung quan trọng mà 2 bên cần phải làm rõ khi đàm phán và ký kết hợp đồng, vì đó là những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá. Những vấn đề đó chính là nội dung của điều kiện cơ sở giao hàng, trong đó quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hoá giữa bên bán với bên mua. Những cơ sở đó là: - Sự phân chia giữa bên bán và bên mua các trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng hoá như: thuê phương tiện vận tải, bốc xếp hàng, mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế xuất - nhập khẩu.
  14. - Sự phân chia giữa hai bên các chi phí về giao hàng như: chi phí chuyên chở hàng, bốc và dỡ hàng hoá, chi phí bảo hiểm, tiền thuế… - Sự di chuyển từ người bán sang người mua những rủi ro về tổn thất hàng hoá. Trong quá trình thực hiện các hợp đồng ngoại thương, có rất nhiều các điều kiện giao dịch để tiến hành xuất - nhập khẩu hàng hoá mà 2 bên đối tác có thể thoả thuận cùng nhau. Với các điều kiện pháp lý cũng như điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước thường áp dụng 2 điều kiện chủ yếu là CIF và FOB trong các hợp đồng ngoại thương.  Theo điều kiện FOB(Free On Board – Giao lên tàu) Người bán phải: Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần) tức là làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Giao hàng qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được bốc lên tàTK. Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu nó chưa nằm trong tiền cước. Người mua phải: Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả trước. Lấy vận đơn. Trả chi phí bốc hàng nếu chi phí này được tính trong tiền cước. Chi trả chi phí dỡ hàng. Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa.  Theo điều kiện CIF (Cost Insurance Freight) Người bán phải: Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển để chở hàng tới cảng đích. Lấy giấy phép XK, nộp thuế và lệ phí XK (nếu cần), tức là làm thủ tục thông quan XK
  15. Giao hàng qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Ký kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá theo mức bảo hiểm “tối thiểu” với trị giá bảo hiểm bằng giá CIF + 10%CIF. Nếu người mua muốn được bảo hiểm với phạm vi rộng hơn, người mua cần thoả thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm thêm. Cung cấp cho người mua hoá đơn, vận đơn hoàn hảo và đơn (giấy chứng nhận) bảo hiểm. Chi trả chi phí bốc hàng lên tàu. Chi trả chi phí dỡ hàng nếu đã nằm trong tiền cước. Người mua phải: Nhận hàng khi hoá đơn, đơn (giấy chứng nhận) bảo hiểm, vận đơn được giao cho mình. Chi trả chi phí dỡ hàng nếu chưa nằm trong tiền cước. Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. Điều kiện này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa. Điều kiện giá cả hàng nhập khẩu Xuất phát từ điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau, giá mua hàng nhập khẩu cũng được xác định thưo các loại giá khác nhau: Giá cố định (Fixed Price): là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thoả thuận khác (phổ biến nhất). Giá quy định sau: là giá cả không được quy định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong hợp đồng người ta chỉ thoả thuận với nhau một thời điểm nào đó và những nguyên tắc nào đó để dựa vào đó 2 bên sẽ gặp nhau xác định giá cả. Giá linh hoạt (Flexible Price): là giá cả đã được xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng và có thể được xem xét lại sau này nếu tại thời điểm giao hàng và thanh toán tiền hàng, giá cả hàng hoá biến động tới một mức nhất định. Giá cả di động (Sliding Scale Price): là giá cả có thể được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng, và được gọi là giá tạm tính ban đầu. Nhưng giá thanh toán
  16. cuối cùng của lô hàng phải là giá được xác định dựa trên giá tạm tính ban đầu kết hợp với sự biến động của các yếu tố cấu thành nên giá. Điều kiện về tiền tệ Điều kiện tiền tệ thường được hiểu là sự thoả thuận của các bên xuất nhập khẩu việc sử dụng loại tiền nào để tính toán và thanh toán. Đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Có nhiều loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế mà tuỳ theo từng tiêu thức phân loại tiền tệ mà ta có những loại khác nhau như: Căn cứ vào phạm vi sử dụng có: tiền tệ thế giới (vàng), tiền tệ quốc tế (đồng SDR, hay đồng EUR) và tiền tệ quốc gia (đồng USD của Mỹ, Đồng Bảng Anh GBP, VND của Việt Nam…). - Căn cứ vào tính chất mạnh yếu có: đồng tiền mạnh (có khả năng chuyển đổi cao trong các giao dịch quốc tế) và đồng tiền yếu (khả năng chuyển đổi kém). Căn cứ vào hình thức tồn tại có: tiền mặt (tiền giấy hay tiền kim loại), tiền tín dụng (tài khoản hay tiền ghi sổ, tồn tại dưới hình thức hối phiếu, séc, T/T…) Căn cứ vào mục đích sử dụng có: tiền tính toán và tiền thanh toán Trong các giao dịch ngoại thương, do sự khác biệt về nền kinh tế và tài chính tiền tệ, nên các bên thường thoả thuận và sử dụng các tiền tính dụng là các đồng tiền mạnh để thuận lợi trong các giao dịch. Trong điều kiện lạm phát và chính sách thả nổi tiền tệ phổ biến như hiện nay, sự biến động sức mua của các đồng tiền sẽ không còn là hiện tượng cá biệt. Do vậy, sự xuất hiện rủi ro đối với các khoản thu chi bằng ngoại tệ từ các hoạt động buôn bán quốc tế là không thể tránh khỏi. Từ thực tiễn đó, các chủ thể tham gia hoạt động ngoại thương thường tìm kiếm, thoả thuận các cách thức khác nhau để hạn chế, giảm thiểu rủi ro do những biến động về giá trị tiền tệ xảy ra đối với các khoản thu chi quốc tế của họ. Đó là những điều kiện đảm bảo hối đoái. Điều kiện đảm bảo hối đoái là các quy định về cách thức xử lý khi sức mua của tiền tệ thay đổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi kinh tế giữa các bên tham gia trong hợp đồng ngoại thương, bảo đảm giá trị thực tế của các khoản thu chi quốc tế. Có thể kể đến một số hình thức đảm bảo hối đoái sau: Điều kiện đảm bảo theo vàng: vàng được dùng làm cơ sở đảm bảo cho các khoản thu chi quốc tế.
  17. Điều kiện đảm bảo ngoại hối: là điều kiện đảm bảo cho giá trị của đồng tiền thanh toán bằng một đồng tiền khác có sức mua ổn định hơn.  Điều kiện đảm bảo theo “Rổ tiền tệ”: hai bên xuất nhập khẩu thoả thuận dùng một số đồng tiền tập hợp lại tạo thành một “rổ tiền”. Dùng giá trị của rổ tiền để đảm bảo cho giá trị của hợp đồng mua bán. Như vậy, khi giá trị của những đồng tiền tham gia “rổ tiền” thay đổi, sẽ làm cho cả rổ thay đổi và do vậy phải điều chỉnh lại toàn bộ giá trị của hợp đồng.  Điều kiện đảm bảo căn cứ vào tiền tệ quốc tế: các bên xuất nhập khẩu thoả thuận tổng giá trị hợp đồng được tính toán và thanh toán bằng một loại ngoại tệ nào đó, đồng thời chọn SDR (hay đồng EUR) làm tiền tệ bảo đảm đồng tiền của hợp đồng. Tổng giá trị của hợp đồng sẽ được điều chỉnh căn cứ vào mức chênh lệch giữa tỷ giá của đồng SDR (hay EUR) với đồng tiền hợp đồng vào ngày thanh toán so với ngày ký hợp đồng.  Điều kiện đảm bảo căn cứ vào sự biến động của giá cả: Điều kiện đảm bảo bằng vàng và ngoại hối không thể đảm bảo giá trị thực tế của đồng tiền thu về trong tình hình tỷ giá và hàm lượng vàng quy định một cách giả tạo. Vì vậy để đảm bảo giá trị thực tế của đồng tiền thanh toán, trong hợp đồng còn có thể dùng hai cách quy định điều kiện đảm bảo sau đây:  Số tiền phải trả căn cứ vào tình hình biến động của chỉ số giá cả mà thay đổi một cách tương ứng. Trong ngoại thương ít dùng cách này bởi chỉ số giá cả thay đổi không bao giờ phản ánh đầy đủ và chính xác sự biến động tiền tệ, do đó có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả, trong đó tiền chỉ là một.  Số tiền phải trả căn cứ vào sự biến động giá của chính hàng hoá đó trên thị trường, hay giá thành sản xuất loại hàng hoá đó. Trong tình hình lạm phát tiền tệ thường xuyên và phổ biến, điều kiện này là điều kiện đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu, đặc biệt trong việc ký kết hợp đồng dài hạn, nhưng không có lợi cho nhà nhập khẩu. Điều kiện về thời gian thanh toán Trong kinh doanh, vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần quyết định uy tín, vị thế và hiệu quả kinh doanh. Chu chuyển vốn nhanh đồng nghĩa với việc
  18. tránh được ứ đọng vốn, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, trong thanh toán nội thương cũng như ngoại thương, điều kiện về thời gian thanh toán được các bên rất coi trọng. Thường có hai thái cực đối nhau trong kinh doanh: người xuất khẩu muốn tìm kiếm những phương thức chi trả sao cho thu tiền càng nhanh càng tốt, còn đối với người nhập khẩu thì ngược lại, thời gian chi trả càng kéo dài, chậm trả… thời gian chiếm dụng vốn càng lớn thì càng có lợi cho nhà nhập khẩu. Do đó, thời gian thanh toán không tách rời với cách trả tiền. Trong thương mại quốc tế, thường có 3 hình thức thanh toán sau:  Trả tiền trước – Advanced Payment Trả tiền trước là sau khi ký hợp đồng, hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, nhưng trước khi giao hàng thì bên nhập khẩu đã trả cho bên xuất khẩu toàn bộ, hay một phần số tiền hàng. Trả tiền trước thực chất là nhà nhập khẩu đã cấp tín dụng ngắn hạn chi nhà xuất khẩu. Nếu việc trả trước được thực hiện với mục đích hỗ trợ về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu, để nhà xuất khẩu có điều kiện chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu thì thời gian trả trước này tương đối dài và số tiền trả trước tương đối lớn. Còn nếu việc trả trước với mục đích nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu thì thời gian trả trước thường ngắn hơn và số tiền trả trước nhỏ hơn.  Trả tiền ngay Trong buôn bán quốc tế, có nhiều cách giao hàng khác nhau, vì vậy trả tiền ngay được chia ra thành các loại sau: Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải tại nơi giao hàng chỉ định (Cash on Delivery – COD)  Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện phận tải tại nơi giao hàng quy định.  Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán hoàn tất bộ chứng từ thanh toán và chuyển đến cho người mua, người mua trả tiền ngay sau khi nhận bộ chứng từ. Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi nhận xong hàng hoá tại nơi quy định hoặc cảng đến (Cash on Receipt – COR)  Trả tiền sau – Deferred Payment
  19. Với cách trả tiền này thì sau một thời gian nào đó kể từ khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vị giao hàng (như 2 bên đã thoả thuận), người nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán. Đây thực chất là hình thức cấp tín dụng của người xuất khẩu cho người nhập khẩu. Vì vậy, giá cả hàng hoá trong trường hợp này thường lớn hơn giá cả hàng hoá trong trường hợp trả tiền ngay. Đây chính là số tiền lãi mà người mua trả cho người bán do được thanh toán chậm. Điều kiện về phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng và có tính tổng hợp nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương lại càng quan trọng và phức tạp. Trong buôn bán, người ta có thể chọn lựa nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền về, hoặc để trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đúng, đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Có thể kể tới một số phương thức thanh toán sau:  Phương thức chuyển tiền (Remittance transfer) Là phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định, bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Quy trình thanh toán: Giao dịch thương mại (3) NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG CHUYỂN TIỀN ĐẠI LÝ (2) (4) NGƯỜI CHUYỂN NGƯỜI TIỀN HƯỞNG LỢI (1) Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại ngân hàng) Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi.
  20. Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, việc chuyển tiền hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí, sự chủ động và khả năng của người chuyển tiền, nên quyền lợi cảu bên thụ hưởng không được đảm bảo. Trường hợp áp dụng: Thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá. Ứng trước tiền hàn, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng. Chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư, hoặc chi tiêu phi mậu dịch. Chuyển kiều hối.  Phương thức ghi sổ - Open Account Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì mở tài khoản (sổ) để theo dõi nợ đối với người mua. Đến định kỳ thanh toán mà hai bên thoả thuận, người mua phát hành séc hoặc giấy đề nghị chuyển tiền để chuyển trả người bán. Trong phương thức này không có sự tham gia của ngân hàng trong từng lần giao hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. Quy trình thanh toán Người bán giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá cho bên mua. Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua. (3) NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG BEN BÁN BÊN MUA (3) (3) (2) BÊN BÁN BÊN MUA (1) Đến định kỳ thanh toán, người mua phát hành séc hoặc giấy chứng nhận chuyển tiền để trả tiền người bán thông qua ngân hàng. Trường hợp áp dụng: Hai bên mua bán phải thực sự tin cậy lẫn nhau.
nguon tai.lieu . vn