Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG --------------------------------- NGUYỄN THỊ LAN THANH MÔT SÔ GIAI PHAP NÂNG CAO HIÊU QUA HOAT ĐÔNG ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Thƣơng mại Mã số : 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ THƢƠNG MẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. Đặng Thị Nhàn Hà Nội - 2010
  2. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương, Quý thầy cô Khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS. Đặng Thị Nhàn, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi và cung cấp những thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu. Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn có thể còn thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của Quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Thanh
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MƠ ĐÂU ................................................................................................................ 1 ̉ ̀ CHƢƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................................. 4 1.1. Hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng thƣơng mại ........................... 4 1.1.1. Khái niệm tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại .................... 4 1.1.2. Vai trò của tài trợ thương mại .............................................................. 5 1.1.3. Phân loại Tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại .................... 9 1.2. Hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại tại ngân hàng thƣơng mại .......... 20 1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại .............................. 20 1.2.2. Các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại ............................................................................................ 21 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................... 26 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ......................... 26 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển ........................................ 26 2.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................. 27 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức ......................................... 278 2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các năm gần đây ..................................................... 30 2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ năm 2005 đến nay ................................................................. 31 2.2.1. Tổ chức hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................................................................................. 31
  4. 2.2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................................................................................ 32 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam............................................................................................ 40 2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 40 2.3.2. Những mặt còn hạn chế ..................................................................... 46 2.3.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ......................................... 58 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. .. 62 3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 .............................................. 62 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam....................................................................................... . 62 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015. ........................................... 64 3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ................................................................ . 65 3.2.1. Xây dựng mô hình hoạt động tài trợ thương mại tập trung thống nhất và chuyên sâu trong toàn hệ thống ................................................................ . 65 3.2.2. Xây dựng hệ thống quy trình hướng dẫn nghiệp vụ toàn diện .......... ... 67 3.2.3. Đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ nhân viên .......................... 68 3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình tài trợ thương mại để nâng cao chất lượng nghiệp vụ của cán bộ ...................................................................................... 71 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát .............................................. 72 3.2.6. Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp ............................ 74 3.2.7. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho hoạt động tài trợ thương mại ............ 76 3.2.8. Phát triển công tác quan hệ khách hàng ............................................. 77 3.2.9. Phát triển quan hệ với các Ngân hàng đại lý nước ngoài .................... 81
  5. 3.3. Một số kiến nghị .......................................................................................... 82 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .................................................... 82 3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành liên quan ...................................... 85 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV trong 05 năm (2005-2009) ........................................................................................................... 30 Bảng 2.2: Tình hình thông báo L/C hàng xuất tại BIDV ........................................ 33 Bảng 2.3: Tình hình thanh toán L/C xuât khâu tại BIDV ..................................... 34 ́ ̉ Bảng 2.4: Tình hình thanh toán xuât khâu tại BIDV bằng phương thức nhờ thu .... 36 ́ ̉ Bảng 2.5: Tình hình thanh toán L/C nhâp khâu tại BIDV ...................................... 36 ̣ ̉ Bảng 2.6: Tình hình thanh toán nhâp khâu tại BIDV bằng phương thức nhờ thu ... 38 ̣ ̉ Bảng 2.7 : Tình hình phát hành bảo lãnh và bảo lãnh đối ứng tại BIDV ................. 39 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động TTTM qua các năm .................................................. 41 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đô nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu..................................................... 11 ̀ Hình 1.2: Sơ đô nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ .................................... 15 ̀ Hình 1.3: Sơ đô nghiệp vụ tài trợ NK theo phương thức chi trả trực tiếp ............... 18 ̀
  7. DANH MUC TƢ VIÊT TĂT ̣ ̀ ́ ́ Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Bank for Investment and Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV Development of Vietnam Việt Nam International Chamber of ICC Phòng Thương mại Quốc tế Commerce International Standard Banking ISPB Tâp quan ngân hang tiêu chuân ̣ ́ ̀ ̉ Practice L/C Letter of Credit Thư tín dụng TFC Trade Finance Center Trung tâm Tài trợ thương mại TF+ Trade Finance Plus TF công ̣ Uniform Customs and Practice Quy tắc và thực hành thống nhất về UCP for Documentary Credits tín dụng chứng từ URC Uniform Rules for Collection Qui tắc thống nhất về nhờ thu Qui tắc thống nhất về hoàn trả tiền Uniform Rules for bank to bank URR giữa các ngân hàng theo tín dụng Reimbursement chứng từ
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, xu hướng hội nhập quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế - xã hội các nước, đặc biệt đối với những nước đang chuyển đổi kinh tế như Việt Nam. Trong số các hoạt động kinh tế chủ chốt thì hoạt động thương mại quốc tế đã đóng góp một phần to lớn trong công cuộc phát trển nền kinh tế nước nhà. Với tư cách là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đã có một lộ trình mở cửa dịch vụ thích hợp nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục những nhược điểm, từng bước tạo ra một hệ thống ngân hàng hiện đại. Trong số các hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại, hoạt động tài trợ thương mại ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng. Hoạt động này mang lại cho các ngân hàng thương mại cơ hội tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, tăng thu nhập và phát triển ổn định trong môi trường cạnh tranh. Là một ngân hàng thương mại nhà nước với bề dày trên 50 năm kinh nghiệm, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động tài trợ thương mại để phù hợp với yêu cầu của thời đại và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động tài trợ thương mại của BIDV hiện còn tương đối mới mẻ, chưa được hoàn thiện cả về trình độ nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy làm thế nào để BIDV luôn là sự lựa chọn tin cậy trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp và cá nhân luôn là vấn đề cấp thiết mang tính lâu dài. Để thực hiện mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả, đạt được chuẩn mực quốc tế và khu vực, việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại của BIDV là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam’’ được chọn làm nội dung nghiên cứu của luận văn này
  9. 2 2. Tình hình nghiên cứu Các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại cũng như một số dịch vụ cơ bản của hoạt động này tại các Ngân hàng Thương mại nói chung đã được đề cập ở một số các nghiên cứu trước đây như: - Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tế của Việt nam – Tác giả Nguyễn Thị Quy – Luận án Tiến sỹ Khoa học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Năm 1995. - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trên cơ sở áp dụng các tập quán quốc tế của ICC – Tác giả Lê Thị Kim Ngân – Luận văn Thạc sỹ - Trường Đại học Ngoại thương – năm 2005 - Cẩm nang Tài trợ thương mại Quốc tế - Tác giả PGS, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến -Nxb Thống kê, Hà Nội – năm 2008 Tuy nhiên tình hình hoạt động tài trợ thương mại được tại BIDV trong giai đoạn gần đây vẫn chưa được đề cập một cách thật toàn diện, đặc biệt về vấn đề hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại. Vì vậy, vấn đề hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của các Ngân hàng thương mại vẫn nên tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và luận văn là một công trình nghiên cứu hoàn toàn độc lập. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về tài trợ thương mại, hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của một Ngân hàng thương mại, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại ở BIDV thời gian qua và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của BIDV trong thời gian tới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những lý luận chung về tài trợ thương mại và việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của một Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV trong thời gian qua. Từ đó, đánh giá hiệu quả tài trợ thương mại tại BIDV nhằm phát hiện những hạn chế và nguyên nhân khắc phục.
  10. 3 - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của BIDV trong thời gian 2010 – 2015. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại của BIDV trong 5 năm gần đây (từ năm 2005 đến nay), các định hướng và một số đề xuất giải pháp cho 05 năm tới (2010 – 2015). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, của phép biện chứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. - Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh...trên cơ sở các số liệu thống kê của BIDV qua các năm để nghiên cứu. 7. Dự kiến đóng góp của luận văn - Đưa ra được một số lý luận mới về tài trợ thương mại và hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại trên góc nhìn của chủ thể là ngân hàng thương mại. - Phân tích rõ thực trạng hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV trong thời gian qua. - Đóng góp một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của BIDV trong thời gian tới (giai đoạn 2010 - 2015) 8. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Những lý luận chung về tài trợ thương mại và hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của một Ngân hàng thương mại - Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
  11. 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tài trợ thƣơng mại của Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại Quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới tất yếu dẫn đến sự phân công lao động. Sự phân công này dần dần vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia đưa đến sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau, làm cho không những hàng hoá trong nước gia tăng mà việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước cũng phát triển. Điều này còn giải quyết được vấn đề sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các quốc gia như: đất đai, khí hậu, khoáng sản... đưa đến lợi thế cho mỗi quốc gia trong việc sản xuất một số loại sản phẩm nào đó và họ trao đổi với nhau nhằm cân bằng sự dư thừa về loại sản phẩm này với sự thiếu hụt về sản phẩm khác. Đồng thời, việc tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế sẽ giúp các quốc gia có điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế do áp dụng được những thành tựu về khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, giải quyết được những khó khăn về vốn, về nhân lực, về trình độ quản lý... Điều đó đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế và có như vậy mới thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của mỗi quốc gia. Xuất phát từ yêu cầu trên đã xuất hiện mối quan hệ giữa thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đan xen nhau, tạo điều kiện cho nhau và thúc đẩy nhau rất biện chứng. Hoạt động xuất nhập khẩu của một nước kết hợp với nhau trong một chu kỳ khép kín. Đó là mối quan hệ giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu, giữa giá nội tệ và ngoại tệ. Song các quan hệ hàng hoá và tiền tệ nói trên không thể tách rời mà chỉ có thể thực hiện được thông qua trao đổi quốc tế. Như vậy, chính hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ là cơ sở hình thành hoạt động Tài trợ thương mại (TTTM). Khái niệm TTTM tại Ngân hàng thương mại (NHTM) có thể được định nghĩa như sau:
  12. 5 “Tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại là việc Ngân hàng thương mại dùng uy tín (credit) và tài chính (capital) của mình để hỗ trợ, tài trợ cho các hoạt động thương mại từ khâu sản xuất đến tiêu dùng sản phẩm trên thị trường thế giới”. Ví dụ như trong nghiệp vụ thư tín dụng (L/C), nếu doanh nghiệp sử dụng 100% vốn để ký quỹ mở L/C, khi đó NHTM đang thực hiện tài trợ bằng chữ tín. Ngược lại, trong trường hợp khách hàng không ký quỹ 100%, khi đó NHTM đang tiến hành tài trợ bằng cả uy tín và vốn (vì phải cho vay hoặc cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp). TTTM thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Đồng tiền nội địa với chức năng là phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán trong phạm vi một quốc gia sẽ không vượt ra khỏi giới hạn của nó được nếu như hai bên liên quan trong hợp đồng không có sự thoả thuận với nhau. Bởi vì khi ký kết hợp đồng thương mại, tín dụng... các bên phải đàm phán thống nhất đồng tiền nào được sử dụng để thanh toán giao dịch, nó có thể là đồng tiền của nước người mua, tiền của nước người bán hoặc một đồng tiền của một nước nào đó được chọn để giao dịch thanh toán. Các đồng tiền được sử dụng trong TTTM thường là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi như USD, EUR, GBP, JPY. TTTM chủ yếu là thanh toán qua chứng từ, tách rời với sự di chuyển của hàng hoá từ nước người bán đến nước người mua. TTTM có quan hệ trực tiếp đến cả bên mua lẫn bên bán. Nếu công tác TTTM được làm tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương. [11] 1.1.2.Vai trò của tài trợ thương mại Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì TTTM đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các Ngân hang thương mai . Hoạt động TTTM của Ngân hang thương mai là ̀ ̣ ̀ ̣ một mắt xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây truyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt
  13. 6 động TTTM, Ngân hang thương mai đã đóng góp rất nhiều cho khách hàng, cho ̀ ̣ nền kinh tế cũng như cho chính bản thân ngân hàng. * Đối với nền kinh tế TTTM của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) lưu thông trôi chảy. Thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hoá XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. TTTM của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế. Doanh nghiệp có sự giúp đỡ của ngân hàng có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hiện đại hoá trang thiết bị làm tăng năng suất lao động. Doanh nghiệp phát triển chính là kinh tế đất nước phát triển. TTTM là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia trong hoạt động kinh doanh đối ngoại. Hoạt động thanh toán tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, đẩy mạnh quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động TTTM làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. * Đối với khách hàng Vơi sự giúp đỡ của ngân hàng trong viêc hô trơ ́ ̣ ̃ ̣ nhu cầu vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. TTTM làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu (XK), vốn tài trợ giúp doanh nghiệp mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu (NK), vốn tài trợ giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng lớn, giá hạ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp ̣ TTTM cua Ngân hang thương mai làm giảm rủi ro của hoạt động xuất nhập ̉ ̀ ̣ khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu thường diễn ra ở hai nước khác nhau. Do vậy, sự
  14. 7 hiểu biết giữa người mua và người bán không được đầy đủ, chính xác. Nhờ sử dụng tín dụng ngân hàng, nhà nhập khẩu và xuẩt khẩu sẽ yên tâm nhận đúng số tiền, hàng của mình thông qua các ngân hàng trung gian đứng ra bảo đảm. Đặc biệt, nhờ hoạt động TTTM , doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn. Vốn tài trợ của ngân hàng kịp thời, đúng lúc giúp cho doanh nghiệp đảm bảo thực hiện theo hợp đồng từ đó làm cho uy tín của doanh nghiệp được nâng cao trên thị trường thế giới. Tín dụng xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản: (1) Sử dụng vốn vay đúng mục đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. (2) Phải hoàn trả nợ gốc và tiền lãi đúng hạn đã thoả thuận. (3) Tiền vay phải có tài sản tương đương bảo đảm. Cùng với sự phát triển của ngoại thương, nhu cầu TTTM của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ngày càng gia tăng. Nó đòi hỏi ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ tín dụng đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất nhập khẩu và sự biến động của nền kinh tế. Ngân hàng cần nắm bắt được nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu để có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và mở rộng hoạt động của mình. Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTTM của Ngân hang thương ̀ mại giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu chứng từ xuất khẩu. Qua việc thực hiện thanh toán ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng. * Đối với bản thân ngân hàng Hoạt động TTTM có vai trò hết sức quan trọng đối với Ngân hang thương ̀ mại. Nó không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Trước hết,
  15. 8 nó tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào khoản lợi nhuận chung của ngân hàng. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các hoạt động khác của ngân hàng. - Trước hết, hoạt động TTTM giúp Ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. - Thứ hai, thông qua hoạt động TTTM, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân. - Thứ ba, giúp Ngân hàng thu được nguồn ngoại tệ lớn từ đó có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế khác. - Thứ tư, hoạt động TTTM giúp Ngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua lượng tiền ký quỹ. Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từng khách hàng cụ thể. Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh một cách thường xuyên và ổn định.Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí có thể sử dụng để kinh doanh,đầu tư ngắn hạn để kiếm lời. - Hơn thế nữa, hoạt động TTTM còn giúp Ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của Ngân hàng. Hoạt động TTTM giúp cho ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng, từ đó ngân hàng có thể khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động TTTM cũng làm tăng cường quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời giúp cho ngân hàng vượt khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với các ngân hàng thế giới. Có thể nói, trong xu thế ngày nay hoạt động TTTM có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh tê đôi ngoai nói chung. ́ ́ ̣ Vì vậy, việc nghiên cứu thực trang để có biện pháp thực hiện nghiệp vụ TTTM có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho công cuộc đổi mới kinh tế. [12]
  16. 9 1.1.3. Phân loại Tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Tài trợ cho người xuất khẩu TTTM cho người xuất khẩu là việc NHTM cung cấp cho vay để giúp doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu. Mục đích của TTTM xuất khẩu là đẩy mạnh sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu. Đây còn là một kênh tái tạo ngoại tệ để phục vụ hoạt động nhập khẩu của ngân hàng. * Tài trợ cho người xuất khẩu qua phương thức nhờ thu kèm chứng từ Sau khi lập xong bộ chứng từ hàng hoá, vận chuyển, bảo hiểm… nhà xuất khẩu sẽ nộp lên ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền. Ngân hàng của nhà xuẩt khẩu sẽ chuyển đến ngân hàng của nhà nhập khẩu (hoặc ngân hàng giao dịch) với chỉ thị giao chứng từ khi đã thanh toán (điều kiện D/P) hoặc chấp nhận một hối phiếu đòi nợ kèm theo (điều kiện D/A). Tuy vậy, thời gian để có tiền thanh toán do nhà nhập khẩu trả làm cho xuất khẩu có thể thiếu vốn tạm thời. Nhà xuất khẩu lúc này có thể yêu cầu ngân hàng đáp ứng một phần giá trị bộ chứng từ nhờ thu làm đảm bảo. Tín dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu gần giống với chiết khấu chứng từ nhưng có một số điểm cần phân biệt như sau: - Ngân hàng không cho vay toàn bộ giá trị hối phiếu mà chỉ đáp ứng trước một phần. - Nhà xuất khẩu không phải chịu tỷ lệ chiết khấu 10% chi phí hối phiếu như chiết khấu vì nhà xuất khẩu chỉ cần một phần giá trị hối phiếu. - Tín dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu có thể xem như chiết khấu từng phần, nhà xuất khẩu sử dụng hình thức này để tìm kiếm nguồn tài trợ ngắn hạn phục vụ nhu câu tiền mặt tạm thời. * Tài trợ cho người xuất khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng/người nhập khẩu) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng/người xuất khẩu) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng.
  17. 10 Đối với người xuất khẩu, sử dụng phương thức tín dụng chứng từ sẽ đảm bảo việc thu tiền bởi vì L/C là một cam kết của ngân hàng trả tiền cho người xuất khẩu khi họ thực hiện đúng những điều qui định trong L/C, và nếu có ngân hàng xác nhận tham gia thì việc đảm bảo này là hết sức chắc chắn. Vì vậy, người xuất khẩu có thể an tâm giao hàng và xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng để thu tiền nhanh chóng. Bên cạnh đó, người xuất khẩu còn tránh được những rủi ro do sự quản lý ngoại hối tại nước người nhập khẩu vì khi người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở L/C, người nhập khẩu phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối. Vì thế, nếu là L/C không thể huỷ bỏ thì người xuất khẩu càng yên tâm. Tuy nhiên, với phương thức này, người xuất khẩu cũng chưa chắc tránh được những rủi ro. Đôi khi rủi ro mà họ gặp phải do chính họ mang lại. Ví dụ: Họ không lập được bộ chứng từ phù hợp để thanh toán tại ngân hàng đúng hạn, đấy là một điều rất rõ trong thư tín dụng. Một khi đã không được thanh toán L/C thì đó là sự thiệt thòi cho người xuất khẩu vì thu tiền sẽ xảy ra chậm trễ hoặc thậm chí người nhập khẩu không có thiện chí trả tiền. Một rủi ro nữa xẩy ra đối với người xuất khẩu là vấn đề ngân hàng. Nếu việc trả tiền lại qui định ở nước người nhập khẩu sẽ có hai điều bất lợi: Thứ nhất, kéo dài thời gian thanh toán (thời gian luân chuyển của bộ chứng từ). Thứ hai, có thể phát sinh rủi ro về tỷ giá. Nếu tỷ giá ngoại tệ /nội tệ càng giảm thì người xuất khẩu sẽ bị thiệt. Trong hình thức thanh toán bằng thư tín dụng, nhà xuất khẩu là người được hưởng lợi. Khi có toàn bộ chứng từ thanh toán trong tay, nhà xuất khẩu có thể sử dụng L/C để thế chấp mở L/C khác cho người hưởng lợi khác (L/C giáp lưng) hoặc nhà xuất khẩu có thể đến các ngân hàng thanh toán để chiết khấu các hối phiếu của bộ chứng từ thư tín dụng, ngoài ra với một L/C cho phép bán lại chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu hoặc dưới dạng chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu một thư tín dụng trả chậm thì nhà xuất khẩu có thể nhận được một khoản tín dụng từ ngân hàng. * Tài trợ cho người xuất khẩu qua việc chiết khấu hối phiếu. Đối với hình thức này, ngân hàng thương mại sẽ mua lại hối phiếu trước khi đến hạn thanh toán tức là mua lại các khoản nợ phải đòi. Lượng tín dụng mà ngân
  18. 11 hàng cấp cho khách hàng là giá trị hối phiếu sau khi trừ đi chi phí chiết khấu và các khoản lệ phí… Trong các yếu tố đó, người ta quan tâm nhất đến lãi suất chiết khấu, tỷ lệ này phụ thuộc vào khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, thời hạn thanh toán, hình thức và giá trị hối phiếu. Ưu điểm của phương thức này là tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc tái đầu tư đối với khoản tín dụng cung ứng. Những quy định của luật hối phiếu vẫn cho phép ngân hàng truy thu khoản nợ từ người xuất trình hối phiếu. Hình thức này rất phổ biến ở các nước Quy trình chiết khấu hối phiếu Hình 1.1. Sơ đô nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu ̀ 1. Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng, chuyển chứng từ và hối phiếu đòi nợ tới nhà nhập khẩu 2. Nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu và chuyển hối phiếu đó cho nhà xuất khẩu. 3. Nhà xuất khẩu đề nghị ngân hàng của mình cấp tín dụng trên cơ sở hối phiếu. 4. Ngân hàng xuất khẩu đồng ý cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu (ghi có vào tài khoản của nhà xuất khẩu sau khi đã trừ đi chi phí chiết khấu và lệ phí nhờ thu). 5. Ngân hàng xuất khẩu đem hối phiếu đến Ngân hàng Trung ương để tái chiết khấu và thu hồi khoản tín dụng đã cấp cho nhà xuất khẩu. 6. Khi tới hạn thanh toán, Ngân hàng Trung ương chuyển hối phiếu cho nhà nhập khẩu và đề nghị thanh toán.
  19. 12 7. Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển hối phiếu cho nhà nhập khẩu và đề nghị thanh toán. 8. Nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán và cho phép ngân hàng ghi nợ tài khoản của mình. 9. Ngân hàng nhà nhập khẩu ghi có vào tài khoản ở Ngân hàng Trung ương, chi phí hối phiếu sau khi đã trừ đi lệ phí nhờ thu và thông báo khoản thu đã được thực hiện. 10a. Trường hợp nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán, nhà nhập khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng của mình từ đó hối phiếu được chuyển đến Ngân hàng Trung ương. 10b. Ngân hàng Trung ương truy đòi ngân hàng nhà xuất khẩu hoặc có thể truy đòi trực tiếp nhà xuất khẩu. Mọi vấn đề nhà xuất khẩu phải tự giải quyết với nhà nhập khẩu. * Tài trợ cho người xuất khẩu qua việc chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất Ngân hàng thương mại tài trợ cho nhà xuất khẩu trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ xuất trước khi đến hạn thanh toán. Với hình thức này ngân hàng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi được vốn nhanh tương tự như hình thức chiết khấu hối phiếu. Khi chiết khấu bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy định. Ngân hàng mở L/C phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ giao dịch thường xuyên với ngân hàng chiết khấu. Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tín với ngân hàng. Số tiền chiết khấu phải nằm trong hạn mức tín dụng. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, ngân hàng thẩm định về mục đích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán… Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ một cách cẩn thận và hợp lý bởi vì nếu bộ chứng từ không hợp lý có thể bị từ chối thanh toán, ngân hàng khó thu hồi nợ. Ngân hàng kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều kiện, điều khoản đã ghi trong L/C. Ngân hàng xem xét quyết định tỷ lệ chiết khấu hiện nay vào khoảng 90% giá trị L/C xuất. Tuy nhiên trên thực tế tuỳ từng ngân hàng, từng trường hợp cụ thể sẽ quyết định một tỷ lệ chiết khấu. Có hai hình thức chiết khấu: Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu có quyền đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán. Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán
  20. 13 cho nhà xuất khẩu không có quyền truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán. Hiện nay đa số ngân hàng thực hiện chiết khấu truy đòi. * Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu Trường hợp bộ chứng từ không hội đủ điều kiện chiết khấu, có những sai sót ngân hàng không đồng ý chiết khấu thì nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước tiền hàng. Thông thường tỷ lệ ứng trước khoảng 50 – 60% giá trị hàng xuất. Ngân hàng thực hiện thu nợ bằng cách gửi bộ chứng từ ra nước ngoài để đòi nợ, trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được báo Có của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng tự động ghi Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách hàng không đủ tiền trong vòng 7 ngày làm việc ngân hàng sẽ chuyển số tiền chiết khấu hoặc ứng trước sang nợ quá hạn. Khi được thanh toán từ phía ngân hàng nước ngoài sẽ thực hiện khấu trừ trực tiếp khoản tiền vay cùng các chi phí có liên quan. 1.1.3.2. Tài trợ cho người nhập khẩu Ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu dưới các hình thức như cho vay mở L/C, tín dụng chấp nhận hối phiếu… * Tài trợ cho người nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ Thư tín dụng L/C là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi họ xuất trình toàn bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C. Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu. - Điều kiện để mở L/C tại các ngân hàng thương mại: + Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đối với các đơn vị nhập ủy thác phải có hợp đồng ủy thác nhập khẩu. Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng. Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị của L/C hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy. + Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập của Nhà nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ công thương cấp.
nguon tai.lieu . vn