Xem mẫu

PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động kinh doanh ngày nay được đặt trong những điều kiện mới,
khác với nhiều so với trước đây. Nó không chỉ là các điều kiện truyền thống ít
biến động, mà còn có điều kiện thị trường và sự cung cấp sản phẩm mới của
cách mạng khoa học - kỷ thuật - công nghệ đầy sống động. Sự hoạt động của
doanh nghiệp gắn với toàn cục của nền kinh tế với sự hòa nhập khu vực và
quốc tế bằng sự tìm kiếm và phát huy các lợi thế so sánh, trong môi trường
cạnh tranh hết sức gay gắt và dữ dội. Sự phát triển ngắn hạn được đặt trong
bối cảnh dài hạn với không ít cơ hội và nguy cơ phải nắm bắt và xử lý. Kết
quả và hiệu quả - hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội gắn kết với
nhau, vì chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn
bộ nền kinh tế.
Với điều kiện hoạt động kinh doanh mới doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển phải kinh doanh hiệu quả, không ngừng nâng cao vị thế cạnh tranh,
để làm được điều trên doanh nghiệp phải có nguồn lực đủ mạnh để có thể tận
dụng các cơ hội và một trong những nguồn lực quan trọng mang tính quyết
định là năng lực tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao năng
lực tài chính là vấn đề cấp thiết cho các doanh nghiệp.
Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco đang phải cạnh tranh
gay gắt với nhiều đối thủ có tiềm lực thị trường và uy tín thương hiệu rất quen
thuộc với người tiêu dùng. Hơn nữa tình trạng cung lớn hơn cầu, sản phẩm
gạch men Trung Quốc nhập lậu tràn lan, các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch
từ Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Thái Lan v.v. đã làm cho Công ty cổ phần gốm sứ
và xây dựng Cosevco đứng trước những thách thức lớn để tồn tại và phát

1

triển. Để có thể nâng cao vị thế cạnh tranh không còn cách nào khác là Công
ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco phải sử dụng tốt các nguồn lực hiện
có cũng như tiềm tàng của mình nhất là sử dụng tốt nguồn lực tài chính.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng
Cosevco cho thấy vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần quá nhỏ, cụ thể chỉ
chiếm dưới 5% còn nợ phải trả chiếm tỷ lệ quá cao luôn lớn hơn 95%. Bên
cạnh đó Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco có độ rủi ro rất cao cụ
thể luôn nằm trong vùng có nguy cơ phá sản cao. Điều này đặt ra cho Công ty
cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco câu hỏi lớn: làm thế nào để nâng cao
năng lực tài chính? Làm sao để sớm thoát ra khỏi vùng có nguy cơ phá sản
cao?
Xuất phát từ thực tế đó Tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực
tài chính tại Công ty cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco” làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hoá những kiến thức, lý luận về tình hình tài chính, phương
pháp phân tích rủi ro tài chính trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính và rủi ro tài chính của Công ty nghiên
cứu.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính và hạn
chế rủi ro tài chính của Công ty nghiên cứu.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề, trong đề tài đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:

2

* Phương pháp thu thập số liệu: phương pháp nghiên cứu tài liệu được
sử dụng để thu thập số liệu thứ cấp.
* Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Mọi kết qủa hoạt động tài chính doanh nghiệp đều có thể chia ra thành
nhiều chi tiết để phân tích, đánh giá từng chi tiết cụ thể xem nó tác động đến
doanh nghiệp như thế nào. Có thể chi tiết theo các tiêu thức như sau:
+ Chi tiết các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: Chi tiết các bộ
phận cấu thành nhằm giúp cho việc đánh giá chính xác và cụ thể, qua đó xác
định nguyên nhân và trọng điểm trong công tác quản lý.
+ Chi tiết theo thời gian: Kết quả hoạt động tài chính bao giờ
cũng là kết quả của một quá trình. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc
đánh giá kết quả hoạt động tài chính một cách chính xác theo những thời gian
khác nhau.
+ Chi tiết theo địa điểm: Chi tiết theo địa điểm phát sinh nhằm
phát hiện việc hình chúng, có như vậy mới xác định được trọng điểm trong
công tác quản lý tài chính.
Các chỉ tiêu có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy trong phân tích có
thể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có
các mối quan hệ phổ biến như:
+ Liên hệ cân đối: Có cơ sở là cân bằng về lượng giữa nguồn thu,
huy động và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng tài sản và tổng nguồn
vốn; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu với chi và kết quả kinh
doanh v.v.

3

+ Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định
giữa các chỉ tiêu phân tích. Trong mối liên hệ trực tuyến này, theo mức phụ
thuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và
liên hệ gián tiếp. Liên hệ trực tiếp giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận và giá
bán, giá thành, tiền thuế v.v. trong những trường hợp này các mối không
thông qua một chỉ tiêu nào giá bán giảm (hoặc giá thành tăng) sẽ làm lợi
nhuận giảm, lợi nhuận tăng thì thuế thu nhập doanh nghiệp tăng v.v. Liên hệ
gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng
được xác định bằng một hệ số riêng.
+ Liên hệ phi tuyến: là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó
mức độ liên hệ không được xác định theo một tỉ lệ và chiều hướng liên hệ
luôn luôn biến đổi.
- Phương pháp so sánh: Nếu có sự thống nhất về không gian thì các chỉ
tiêu so sánh qua nhiều mốc thời gian khác nhau để biết được xu thế phát triển.
- Phương pháp chỉ số: Chỉ số là một loại chỉ tiêu tương đối biểu hiện
mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện tượng kinh tế.
Chỉ số là chỉ tiêu vừa có tính tổng hợp vừa có tính phân tích, thể hiện:
+ Chỉ số là chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp dùng để nghiên cứu
biến động của một tổng thể kinh tế phức tạp bao nhiều phần tử và hiện tượng
không thể trực tiếp cộng với nhau được. Đặc điểm này thể hiện thông qua chỉ
số chung.
+ Chỉ số là chỉ tiêu mang tính chất phân tích dùng để nghiên cứu
biến động của các nhân tố trong một tổng thể kinh tế phức tạp có quan hệ tích
số với nhau và ảnh hưởng của biến động đó đối với biến động chung của tổng
thể. Đặc điểm này thể hiện rỏ thông qua chỉ số hệ thống chỉ số.

4

Chỉ số là một phương pháp phân tích thống kê quan trọng có các tác
dụng như: Biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian và không gian,
biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình hoàn thành kế hoạch về các
chỉ tiêu kinh tế, phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối
với biến động của toàn bộ hiện tượng kinh tế phức tạp.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tình hình tài chính rủi ro
tài chính trong sản xuất kinh doanh gạch men Ceramic của Công ty cổ phần
gốm sứ và xây dựng Cosevco.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về địa điểm: Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco
trực thuộc Tổng công ty Miền trung Cosevco đóng tại xã Lộc Ninh - Đồng
Hới - Quảng Bình. Là đơn vị hạch toán độc lập.
+ Về thời gian: từ năm 2005 đến năm 2007.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận:
+ Góp phần hệ thống hóa các quan điểm về phân tích tình hình
tài chính và rủi ro tài chính.
+ Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính phù hợp với
Công ty nghiên cứu.
- Về thực tiễn:
+ Đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính
và hạn chế rủi ro tài chính của Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco
trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013.

5

nguon tai.lieu . vn