Xem mẫu

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân lực luôn được xem là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ
tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu nguồn nhân lực không đảm bảo chất lượng
thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh.

Ế

Có thể nói chính yếu tố con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.

U

Đặc biệt khi nền sản xuất phát triển dựa trên cơ sở công nghệ cao thì vai trò

́H

của yếu tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì chỉ có lực lượng lao động



chất lượng cao mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công
nghệ mới, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực khác của tổ chức. Nhận thức rõ điều

H

đó, các doanh nghiệp cũng như các quốc gia hiện nay đã luôn xem việc nâng cao

IN

hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực như là một chiến lược nhằm tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho mình.

K

Việt Nam là nước có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

̣C

và kinh doanh hàng dệt may (công ty Cổ phần Dệt may Huế là một trong số đó). Các

O

doanh nghiệp càng nhiều thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt. Hoạt

̣I H

động trong môi trường đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty
Cổ phần Dệt May Huế nói riêng là phải làm cách nào để tồn tại và phát triển? Làm

Đ
A

sao để có thể tìm kiếm và thu hút ngày càng nhiều khách hàng về phía mình, để dành
được lợi thế cạnh tranh trên thị trường? Sức ép này đòi hỏi Công ty cổ phần Dệt May
Huế phải có các quan điểm mới, lĩnh hội được những phương pháp và kỹ năng mới
trong quản trị các yếu tố nguồn lực nói chung mà trước hết là yếu tố nguồn nhân lực,
nhằm tạo ra sự khác biệt và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.
Đứng trước bối cảnh đó, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
của Ngành Dệt may Việt Nam nói chung và tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế nói
riêng, tôi đã chọn vấn đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế” làm đề tài luận văn cao học của mình. Đây là
1

vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực cả về lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết một
trong những bức xúc hiện nay của Ngành Dệt May Việt Nam, góp phần đẩy nhanh
tốc độ phát triển của Công ty và của toàn Ngành Dệt May trong bối cảnh cạnh tranh
và hội nhập.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác lập hệ thống các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn

Ế

nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế thời kỳ 2010 - 2015.

U

2.2. Các mục tiêu cụ thể

́H

- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực
và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp;



- Đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực, kết quả và hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong thời gian qua;

H

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại

K

3. Phương pháp nghiên cứu

IN

Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp

O

phương pháp sau:

̣C

phân tích tổng hợp, hệ thống, so sánh,... Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những

̣I H

3.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin và số liệu thứ cấp: được tập hợp từ các báo cáo hoạt động kinh

Đ
A

doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2006-2008 dùng cho việc phân
tích, đánh giá tình hình cơ bản của Công ty. Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được tập
hợp từ các báo cáo, công trình nghiên cứu, các đề tài đã được thực hiện có liên quan
đến nội dung nghiên cứu.
- Thông tin và số liệu sơ cấp: thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập thông
qua việc điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với người lao động trong Công ty theo
phiếu khảo sát đã được chuẩn bị trước nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ hài lòng trong công việc của họ, qua đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty trong thời gian tới.

2

3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Đối với các vấn đề có tính lý luận: Phương pháp tổng hợp được sử dụng để
lựa chọn lý thuyết thích hợp về mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Các cơ sở lý
thuyết được tập hợp, lựa chọn từ các tài liệu, giáo trình, tạp chí và báo chuyên
ngành liên quan đến quản trị nguồn nhân lực. Lý thuyết tổng hợp được rút ra làm cơ
sở cho việc phân tích những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp.

Ế

- Để đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực, kết quả và hiệu quả

U

sử dụng nguồn nhân lực đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích, quan sát,

́H

phân tích tổng hợp nhằm xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

3.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn



sử dụng lao động.

Được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp mẫu ngẫu nhiên nhằm

H

nghiên cứu định lượng các nội dung của vấn đề liên quan. Số phiếu điều tra phỏng

IN

vấn về mức độ hài lòng trong công việc phát ra là 350 phiếu (tương ứng với 15%

K

lao động hiện có của công ty). Số phiếu thu về là 316 phiếu, trong đó có 41 phiếu
không hợp lệ. 275 phiếu hợp lệ được đưa vào xử lý và phân tích.

O

̣C

3.4. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

̣I H

Kết quả điều tra được xử lý, tổng hợp và phân tích trên máy vi tính thông qua
phần mềm ứng dụng Excel và SPSS for Windows.

Đ
A

Việc phân tích các kết quả tổng hợp bằng phần mềm SPSS nhằm chỉ ra sự
khác biệt giữa các nhóm lao động khác nhau, lượng hoá bằng những con số để giải
thích nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp cho từng đối tượng. Nội dung xử lý
số liệu gồm:
+ Khảo sát phân phối của các (biến) dữ liệu (descriptive analysis) trong việc
đánh giá mức độ hài lòng của lao động đối với công việc.
+ Kiểm định độ tin cậy (sử dụng hệ số Cronbach Alpha).
+ Kiểm định về mức độ hài lòng của lao động trong công việc, so sánh sự
khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm đối tượng theo vị trí công việc, độ tuổi,

3

trình độ học vấn … bằng phương pháp: Kiểm định Independent samples T-test và
phân tích phương sai Anova.
3.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Kinh nghiệm là một tập hợp những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã được đúc kết
từ thực tiễn. Để sử dụng phương pháp này, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu
nhiều tài liệu liên quan ở trong và ngoài nước, khái quát hoá những kinh nghiệm
cùng loại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định nào đó và có thể vận

Ế

dụng vào điều kiện của Công ty nhằm phổ biến những bài học đó.

U

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

́H

4.1. Đối tượng nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các vấn đề liên quan đến việc sử
dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế.

H

4.2. Phạm vi nghiên cứu

IN

- Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn

K

đề chủ yếu liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực dưới góc độ tìm ra giải

O

phần Dệt may Huế.

̣C

pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ

̣I H

- Phạm vi về thời gian: Đầu năm 2005 Công ty Cổ phần dệt may Huế giảm
quy mô do 1 nhà máy May của công ty đã được tách riêng để trở thành công ty độc

Đ
A

lập. Tháng 11/2005 công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Vì vậy, để thực hiện đề tài này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề thực
trạng sử dụng nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2006 – 2008 để từ đó đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty CP Dệt May Huế thời kỳ
2010 - 2015.

4

5. Tóm tắt nghiên cứu
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực và hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
- Trình bày cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Ý nghĩa thực tiễn của việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

phần Dệt May Huế.

́H

- Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

U

Ế

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ

- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Dệt



May Huế.

- Thực trạng về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Dệt

H

May Huế.

IN

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn

K

nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế thời kỳ 2010 - 2015
Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử

Đ
A

̣I H

O

̣C

dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

5

nguon tai.lieu . vn