Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- TRẦN THỊ THÚY “DỊCH VỤ MỘT CỬA” TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TỪ THÚY ANH Hà Nội, 2010
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ “Dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: thực trạng và một số kiến nghị” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực. Tác giả Trần Thị Thúy
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Bộ Thủ tục hành chính trong hoạt động ĐTNN, Hà Nội. 2. Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (2008), Những nguyên tắc cơ bản của việc kinh doanh (Bản dịch của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam), Hà Nội. 3. Công ty TNHH Phát triển KCN VSIP (2007), Giới thiệu về VSIP, Bình Dương. 4. Đoàn Nghiên cứu JICA (2008), Nghiên cứu khả thi Khu Công nghệ cao Hòa Lạc tại nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội. 5. Hệ thống văn bản pháp luật (2008), Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn, NXB Tài chính, Hà Nội. 6. Nhóm công tác rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đầu tư, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (2009), Báo cáo kết quả rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, Hà Nội. 7. Phòng Đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội (2008), Quy trình cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, Hà Nội. 8. Phúc Minh (2009), “Hồng Kông có nền kinh tế tự do nhất thế giới”, Thời báo kinh tế Sài gòn Online, Thứ Năm ngày21/1/2010. 9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI (2007), Hồ sơ thị trường, Hà Nội. 10. Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (2008), Giới thiệu Tổng quan về Đề án 30 và hướng dẫn việc thống kê thủ tục hành chính, Hà Nội.
  4. 11. Thúy Hải (2008), “Để sức thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không là hiện tượng nhất thời”, Sài gòn Giải phóng Online, thứ sáu, 22/08/2008. 12. Trần Ngọc Hưng (2009), Thu hút đầu tư và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006-2008 và một số giải pháp cơ bản cho các năm 2009-2010, Vụ Quản lý KCN và KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 13. Trần Thị Thúy (2009), Nghiên cứu thực hiện dịch vụ một cửa tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2009. Ban Quản lí Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hà Nội. 14. Văn Minh Hoa (2006), “Giải pháp giúp cải cách tốt nền hành chính”, Sài gòn Giải phóng, Số ra ngày 29/5/2006, tr.5. 15. Vũ Hải Nam (2007), Báo cáo tình hình quản lý tổ chức bộ máy các Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu kinh tế, Bộ Nội vụ. Hà Nội. Tiếng Anh 16. APEC (2008). Economic Policy Report. 17. APEC (2008). Key Economic Indicators, Member Economies. 18. CATO Institute, Economic Freedom of the World: 2009 Annual Report, New York. 19. Council for Economic Planning and Development (2009). Taiwan Statistical Data Book 2008. Taiwan 20. Forbes (2009), InvestDictionary, New York. 21. InvestHK (2009), InvestHKNews February 2009, Hong Kong. 22. InvestHK (2008). Setting up in Hong Kong – a practical guide. Hongkong.
  5. 23. Macao Trade and Investment Promotion Institute (2009), IPIM Brochure, Macao. 24. Science Park Administration (2009), Hsinchu Annual Report 2009, Taiwan. 25. Science Park Administration (2007), Hsinchu Investment Guide, Taiwan. 26. UNCTAD (2008), Foreign Direct Investment database. Các website: 27. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà nẵng www.dpi.danang.gov.vn 28. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh www.dpi.hochiminhcity.gov.vn 29. Ban Quản lí KCNC TP HCM www.shtp.hochiminhcity.gov.vn 30. Ban Quản lí KCNC Hòa Lạc www.hhtp.gov.vn 31. Khu Công nghiệp VSIP www.vsip.com.vn 32. InvestHK http://www.investhk.gov.hk/ 33. IPIM http://www.ipim.gov.mo/ 34. CATO Institute www.cato.org 35. APEC www.apec.org 36. UNCTAD www.unctad.org -----------------
  6. PHỤ LỤC I PHIẾU ĐIỀU TRA Xin vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách khoanh vào phần lựa chọn. Câu hỏi 1: Quy’ đơn vị đã từng đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc hay chưa? a) Chưa đầu tư b) Đã đầu tư c) Đang dự định đầu tư d) Không đầu tư Câu hỏi 2: Quy’ đơn vị đã/dự định đầu tư tại khu chức năng nào? a) Khu công nghiệp công nghệ cao b) Khu R&D c) Khu trung tâm d) Khu tiện ích e) Khu nhà ở kết hợp văn phòng f) Khu phần mềm g) Khu khác Câu hỏi 3: Đánh giá của đơn vị về môi trường đầu tư tại HHTP a) Rất tốt b) Bình thường c) Chưa tốt lắm d) Rất nhiều triển vọng Câu hỏi 4: Dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư tại HHTP hiện như thế nào? a) Rất tốt b) Bình thường c) Chưa tốt lắm d) Không tốt Câu hỏi 5: Quy’ đơn vị mong muốn có dịch vụ một cửa gồm những nội dung nào dưới đây? a) Trơ giup việc xin giấy phép đầu tư BQL khu CNC Hoa Lạc ̣ ́ ̀ b) Hô trơ ky kết hơp đông sư dung các công trì nh tiện í ch và các dị ch vu ̃ ̣ ́ ̣ ̀ ̉ ̣ ̣ c) Giơi thiệu các công ty tư vấn luật chuyên nghiệp , các luật sư, kế toán bất cư khi nào ́ ́ cân ̀ d) Tiến hành các hành đông cần thiết để yêu cầu các tô chưc chị u trách nhiệm giải ̣ ̉ ́ quyêt nhưng kiên nghị tư phí a nha đâu tư /nhà thuế đất ́ ̃ ́ ̀ ̀ ̀ e) Gưi các thông báo cua các tô chưc liên quan cho các nhà thuê đất /nhà đầu tư như ̉ ̉ ̉ ́ báo mất điện f) Giơi thiệu lao đông ́ ̣ g) Tô chưc các hôi thảo vơi sư tham gia cua các nhà thuê đất /nhà đầu tư, BQL khu ̉ ́ ̣ ́ ̣ ̉ CNC Hoa Lac va cac tô chưc liên quan đê giai quyêt cac vân đê chung cho môi nha ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̉ ̉ ́ ́ ́ ̀ ̃ ̀ đâu tư/nhà thuê đât, như giai đap cac văn ban luât mơi , khó khăn trong vấn đề lao ̀ ́ ̉ ́ ́ ̉ ̣ ́ đông hoăc cac thay đôi trong quy đị nh vê thuê ̣ ̣ ́ ̉ ̀ ́ h) Khác ...................................................................... Câu hỏi 6:Với tình hình hiện nay, DVMC tại HHTP nên được cung cấp bởi đơn vị nào? a) Công ty phát triển hạ tầng b) Ban Quản lí c) Khác .........................
  7. Câu hỏi 7: Nếu có DVMC thì có đơn vị thực hiện có nên thu phí hay không? a) Có b) Không c) Khác .................................. Câu hỏi 8: Theo đánh giá của Quy’ đơn vị, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác tại HHTP như hải quan, kho bãi, v.v... hiện nay có vướng mắc gì? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ...................................... Câu hỏi 8: Quy’ đơn vị có kiến nghị gì cho việc thực hiện DVMC tại HHTP? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ...................................... Xin trân trọng cảm ơn!
  8. PHỤ LỤC II Nghị định 29 4 văn bản nêu tại phần thực trạng
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Thời gian qua hoạt động này đã gặp một số khó khăn, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Để đẩy mạnh được hoạt động đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa, đặc biệt là trong việc giảm bớt các thủ tục hành chính, một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất lo ngại khi đầu tư tại Việt Nam. Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” là một trong những biện pháp đang được khuyến khích thực hiện để cải thiện thủ tục hành chính và hỗ trợ hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, thực tế tiến hành dịch vụ một cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, cần có một cái nhìn tổng quan về hoạt động này để đưa ra các khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ, qua đó góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư nước ngoài. 2. Tình hình nghiên cứu: Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 mở đầu cho các hoạt động cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tiếp sau đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển của cơ chế một cửa tại Việt Nam. Cho đến nay, rất nhiều ý tưởng và các văn bản hướng dẫn về cơ chế một cửa đã được hình thành, đồng thời với đó là việc thí điểm khuyến khích
  10. 2 áp dụng tại một số đơn vị. Tuy nhiên có thể nói việc thực hiện dịch vụ một cửa chưa được triển khai rộng và vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống nào, đặc biệt là luận văn cao học tại Trường Đại học Ngoại Thương viết về đề tài “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam hiện nay được cung cấp bởi một số các đơn vị có liên quan. Các đơn vị tiến hành “dịch vụ một cửa” này có thể được chia thành hai nhóm, nhóm các đơn vị hành chính có liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài và nhóm các khu công nghiệp tập trung. Đối với hai nhóm này, việc thực hiện “dịch vụ một cửa” diễn ra khác nhau về cả nội dung và tính chất. Trên cơ sở phân định đối tượng nghiên cứu như vậy, đề tài đi sâu phân tích thực trạng và kiến nghị cho từng nhóm. 3. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng tiến hành “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Nghiên cứu kinh nghiệm thực thi “dịch vụ một cửa” tại một số quốc gia trên thế giới; - Đánh giá thực trạng tiến hành “dịch vụ một cửa” tại các đơn vị quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp tập trung tại Việt Nam;
  11. 3 - Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Việc thực hiện dịch vụ một cửa, đặc biệt là cho những nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện tại những thành phố lớn, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài hàng năm, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương. Tuy nhiên trên thực tế việc triển khai dịch vụ này là chưa đồng đều, chỉ tập trung vào một số đơn vị điển hình tại từng địa phương. Do đó, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài như sau: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồmSở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng, Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đà Nẵng. Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ năm 1997 đến nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp tra cứu tài liệu. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương như sau.
  12. 4 Chương 1: Tổng quan về “dịch vụ một cửa” và việc thực hiện dịch vụ một cửa tại một số quốc gia trên thế giới Chương 2: Thực trạng áp dụng dịch vụ một cửa tại một số đơn vị có liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  13. 5 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ “DỊCH VỤ MỘT CỬA” 1.1. Xuất xứ thuật ngữ: Thuật ngữ “dịch vụ một cửa” xuất phát từ thuật ngữ Tiếng Anh tương ứng là “one stop service”. Trên thực tế, “one stop service” là khái niệm mà các nước Châu Á thường sử dụng, còn khối các nước Âu Mỹ sử dụng một thuật ngữ tương tự là “one stop shop”. Cho đến nay, chưa có một tài liệu chính thức nào đề cập đến nguồn gốc của thuật ngữ này, nhưng người ta vẫn thường công nhận “one stop shop” là thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên tại các chính quyền địa phương trên lãnh thổ Vương quốc Anh để mô tả về dịch vụ mà họ cung cấp cho công dân trong quá trình thương thảo và thực hiện các dịch vụ công. Khi đưa ra ý tưởng về loại hình “one stop shop” này, những nhân viên của chính quyền Anh dựa trên ý tưởng về một đầu mối liên hệ duy nhất để giải quyết nhiều công việc khác nhau, nhưng họ cũng nhằm thêm một mục đích về mặt đảm bảo an ninh là hạn chế bớt số lượng công dân đi vào tòa thị chính thành phố. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, người ta đã nhận thấy nhiều ưu điểm của mô hình này, và dần dần khái niệm về “one stop shop” chỉ còn nhìn nhận như là một loại hình dịch vụ trong đó chỉ cần một đầu mối liên hệ mà có thể giải quyết được nhiều công việc. Hiện nay, khái niệm “dịch vụ một cửa” đã được phát triển rộng hơn rất nhiều. Theo định nghĩa của Từ điển Thuật ngữ Tài chính – Đầu tư, một ấn phẩm online của tạp chí Forbes thì “one stop shop” là một công ty hay một địa điểm cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho khác hàng. Mục đích của nó là đưa ra dịch vụ thuận tiện và hiệu quả, đồng thời cũng tạo ra cơ hội có thể cung cấp được nhiều sản phẩm hơn tới khách hàng. Ví dụ, một ngân hàng có thể cung cấp không chỉ các dịch vụ ngân hàng và các khoản vay cá nhân, mà
  14. 6 còn có thể tư vấn đầu tư, cung cấp các phương tiện đầu tư cũng như các chính sách bảo hiểm. Nếu so sánh với việc phải đi lại đến từng địa điểm cho từng lĩnh vực riêng biệt thì có thể thấy rằng “dịch vụ một cửa” giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Như vậy, khái niệm “dịch vụ một cửa” xuất phát từ lĩnh vực hành chính công đã được mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Những đơn vị áp dụng loại hình dịch vụ này cũng không giới hạn ở các cơ quan công quyền, mà còn mở rộng ra cả đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Với các nước Châu Á, những nước đang tiếp nhận một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì việc thực hiện “dịch vụ một cửa” hiện nay chủ yếu là dành cho những nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với việc hỗ trợ trong các lĩnh vực khác nhau, từ các vấn đề hành chính đến những vấn đề khác trong suốt quá trình trước và sau khi tiến hành đầu tư. Việc thực hiện loại hình dịch vụ này tại Việt Nam cũng đang theo xu hướng này. 1.2. Kinh nghiệm tiến hành “dịch vụ một cửa” trên thế giới: 1.2.1. “Dịch vụ một cửa” tại Hồng Kông Đặc khu kinh tế Hồng Kông thuộc Trung Quốc từng là một lãnh thổ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 cho tới khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Theo những quy định của Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông, vùng lãnh thổ này được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047, tức là 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, chính quyền Nhân dân Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này, còn bản thân Hồng Kông thì duy trì hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách
  15. 7 hải quan, chính sách nhập cư của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức và sự kiện quốc tế. Hồng Kông được coi là một thành phố quốc tế trong khu vực Châu Á, một trung tâm kinh tế tài chính năng động với sự giao thoa của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Với diện tích 1.092 km2, dân số 6.970.100 người (số liệu năm 2007), Hồng Kông đã vươn lên như là một sức mạnh kinh tế của khu vực Châu Á.[9] Chính sự đa dạng trong xã hội của Hồng Kông đã tạo nên một văn hóa kinh doanh năng động và sáng tạo cũng như một môi trường đầu tư hoàn hảo, đưa Hồng Kông trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà ĐTNN (bao gồm cả nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đại lục) đang có dự định mở rộng hoạt động ra khỏi biên giới nước mình. Như đã nêu trên, Hồng Kông có quy mô chỉ như một thành phố nhưng lại có một chế độ chính trị riêng. Vì vậy mà các vấn đề hành chính hay luật pháp tại đây cũng hoàn toàn tách biệt. Nhận thấy nhu cầu của các nhà ĐTNN, Hồng Kông đã tiến hành “dịch vụ một cửa” để hỗ trợ hoạt động đầu tư. Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” cho các nhà ĐTNN tại Hồng Kông được thực hiện bởi Cục Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Invest HK. Đây là cơ quan hành chính mà Chính quyền Đặc khu kinh tế Hồng Kông thành lập để chịu trách nhiệm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN bằng cách hỗ trợ về mọi mặt cho nhà đầu tư khi họ tiến hành đầu tư tại Hồng Kông. InvestHK được thành lập tháng 6/2000, trực thuộc Phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông. InvestHK có những nhóm nhân viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Hồng Kông và có mạng lưới hoạt động tại nước ngoài với các đại diện tại 27 trung tâm thương mại lớn trên toàn cầu, chủ yếu được đặt tại các nước đối tác chính. Các nhân viên của InvestHK hoạt động tích cực tại cả trong nước và nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp đặt tại Hồng Kông.
  16. 8 Bảng 1.1 dưới đây cho thấy một số kết quả đạt được của InvestHK trong quá trình thực hiện dịch vụ này. Có thể thấy số lượng các dự án đã được hoàn thành với sự hỗ trợ của InvestHK đã không ngừng tăng lên, tuy nhiên mức tăng chỉ đạt tại thời gian đầu từ năm 2001 đến 2005, và sau đó duy trì ở mức ổn định tại xấp xỉ 250 dự án/năm. Tuy nhiên số việc làm tạo mới và số vốn đầu tư đã có sự thay đổi hàng năm. Điều này phụ thuộc vào tính chất và quy mô của các dự án. Đặc biệt là số vốn đầu tư trong thời gian qua đang có xu hướng giảm. Bảng 1.1. Một số kết quả đạt đƣợc của InvestHK Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Các dự án đã hoàn thành 99 117 142 205 232 246 253 257 Số việc làm tạo mới* 1,504 2,075 2,456 3,008 2,517 3,092 3,130 2,450 Vốn đầu tư (tỷ đô la HK)* 3.58 1.35 2.49 4.65 8.89 10.24 8.39 4.61 * dựa trên báo cáo của các công ty đã được InvestHK hỗ trợ Nguồn: [InvestHKNews February 2009] Phương châm tiến hành dịch vụ của Invest HK là hỗ trợ càng nhiều nhà đầu tư càng tốt, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực đầu tư. Dịch vụ của Invest HK rất đa dạng, bao gồm các hoạt động chủ yếu như sau: - Cung cấp các thông tin cập nhật về môi trường kinh doanh và chế độ đầu tư của Hồng Kông; - Hỗ trợ các nhà đầu tư trong các vấn đề như liên doanh, đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, đăng ký thương hiệu, xin visa, tuyển dụng nhân sự hay chọn địa điểm làm văn phòng; - Hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình làm việc với các cơ quan chính phủ, các tổ chức và các phòng thương mại; - Nhận diện và giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng với các đối tác kinh doanh tại Hồng Kông và nước ngoài;
  17. 9 - Tiến hành các hoạt động quan hệ công chúng và công cộng cho các dự án mới; Không ngừng hỗ trợ các nhà đầu tư trước, trong và sau khi tới Hông Kông. Tất cả những dịch vụ trên được InvestHK thực hiện trên cơ sở bảo mật và miễn phí. Các dịch vụ này đều đã được chuẩn hóa và tiến hành theo một quy trình định sẵn. Ví dụ, đối với những nhà đầu tư bắt đầu tiến hành kinh doanh tại Hồng Kông thì nhân viên của InvestHK sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong suốt quá trình tiến hành quy trình được nêu trong hình 1.1. dưới đây. Ngoài quy trình cơ bản như vậy, một số ngành kinh doanh có điều kiện cần xin được những giấy phép đặc thù để được tiến hành kinh doanh tại Hồng Kông. InvestHK có những chuyên gia trong từng lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện những thủ tục này. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, InvestHK đã thực hiện dịch vụ của mình một cách khá thành công.
  18. 10 Hình 1.1: Quy trình đăng kí hoạt động của doanh nghiệp tại InvestHK Đặt tên công ty và lựa chọn loại hình 1 Giám đốc/ cổ đông, không quy định về quốc tịch Thành lập công ty Vốn tối thiểu 1 đô la Hồng Kông Thời gian xử lý‎ 4 ngày : Đăng k‎ kinh doanh í Thời gian xử lý‎ 30 phút : Mở tài khoản ngân hàng Lựa chọn địa điểm Tuyển nhân viên Xin visa cho người nước ngoài kinh doanh tại Hồng Kông Thời gian xử lý‎ 4 – 6 tuần : Xin visa Nguồn: [Setting up in Hong Kong – a practical guide] Với việc tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi, trong đó có việc thực hiện “dịch vụ một cửa” để hỗ trợ nhà ĐTNN, Hồng Kông đã rất thành công trong việc thu hút FDI, với tổng vốn FDI năm 2008 đạt trên 63 tỷ USD.[22] Đặc biệt, Hồng Kông 13 năm liên tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng những nền kinh tế tự do nhất thế giới theo sự bình chọn của Viện CATO Hoa Kỳ cũng như của tổ chức Heritage Foundation và báo Wall Street Journal. Theo báo Wall Street Journal, chế độ đánh thuế thấp, sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản và thị trường linh hoạt đã giúp nền kinh tế của Hồng Kông tốt
  19. 11 hơn, và cho phép Hồng Kông thu hút đầu tư hơn 60 tỉ đô la Hồng Kông trong năm 2009, có quy mô lớn thứ 2 tại châu Á.[8],[23] 1.2.2. Dịch vụ một cửa tại Macao Đặc khu hành chính Macao thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích mặt đất tổng cộng chỉ khoảng 21 km² nằm ở vùng duyên hải phía đông – nam Trung Hoa Đại lục, được bao bọc bởi tỉnh Quảng Đông của CHND Trung Hoa và biển nam Trung Hoa ở phía nam. Vùng lãnh thổ Macao có 3 khu vực chính là 27,5 km2 (nhỏ hơn 63 lần so với Hồng Kông), gồm 3 khu vực chủ yếu là bán đảo Macao, đảo Đàm Tải (Taipa) và đảo Lộ Hoàn (Coloane) với tổng diện tích 20,96 km2.[9] Đặc khu hành chính Macao là một trong số các nước, vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Với GDP theo giá thực tế năm 2008 đạt 391.278 triệu USD và GNP bình quân đầu người đạt 17.576 USD, [22] Macao là một trong những nơi có mức sống thuộc hàng cao nhất của Châu Á. Các ngành kinh tế chính của Macao được phân chia theo tỉ trọng tương đối như sau: Công nghiệp chiếm 25% GDP, nông nghiệp 0%, dịch vụ 75% GDP. [21] Trong ngành công nghiệp, dệt là ngành sản xuất và xuất khẩu chính của Macao, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, sản xuất hàng điện tử, đồ chơi và hoa giả cũng góp phần quan trọng vào cán cân kim ngạch xuất – nhập khẩu của Macao. Cũng giống như Singapore, Hongkong – Macao không có ngành nông nghiệp, vì lãnh thổ có diện tích quá nhỏ hẹp và không được bằng phẳng nên các sản phẩm nông nghiệp được nhập chủ yếu từ Trung hoa Đại lục và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, có thể nói Macao là một nền kinh tế có tỷ trọng về ngành dịch vụ thuộc hàng cao nhất trên thế giới theo GDP. Các ngành dịch vụ chủ yếu của Macao là kinh doanh sòng bạc, du lịch và tài chính. Năm 2006 Macao đón trên 16 triệu du khách nước ngoài (kể cả du khách đến từ Trung hoa đại lục). Tài chính cũng
  20. 12 là thế mạnh kinh tế của vùng lãnh thổ Macao kể từ khi còn thuộc Bồ Đào Nha. Nhưng quan trọng nhất của ngành dịch vụ ở Macao là lợi nhuận từ kinh doanh sòng bài. Năm 2006, lần đầu tiên Macao đã vượt qua thủ đô cờ bạc thế giới là Las Vegas (Hoa Kỳ) để trở thành trung tâm cờ bạc có doanh thu lớn nhất thế giới. Từ đây kéo theo một loạt ngành dịch vụ khác phát triển theo như khách sạn, hàng không, mua sắm … Macao có chính sách cảng tự do với một chế độ thuế rất đơn giản và tỷ lệ thuế thấp, những điều khiến vùng lãnh thổ này trở thành một môi trường kinh doanh tuyệt vời. Trong những năm gần đây, Macao đã tích cực tận dung lợi thế của mình như là một trung tâm dịch vụ thương mại và kinh tế để thực hiện các hoạt động giới thiệu các dự án đầu tư nước ngoài, tìm hiểu các thị trường nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Sau khi được chuyển giao về Trung Quốc năm 1999, với nỗ lực không ngừng của toàn thể cộng đồng, Macao đã phát triển một cách vững chắc và vẫn duy trì vị trí trên thị trường thế giới và khu vực Châu Á. Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Macao được tiến hành bởi Viện Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Macao – IPIM. IPIM là một tổ chức phi lợi nhận, hoạt động với mục đích thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư trong lãnh thổ Macao. Các chức năng chính của IPIM là:  Giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng về môi trường đầu tư và các cơ hội tại Macao. Làm đầu mối cung cấp “dịch vụ một cửa” với các nội dung: thu thập thông tin – đánh giá dự án – hỗ trợ đăng ký công ty bằng dịch vụ công chứng – hướng dẫn về các thủ tục hành chính liên quan đến việc xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận – theo dõi dự án – hỗ trợ các dự án trong giai đoạn thực thi;
nguon tai.lieu . vn