Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----o0o----- NGÔ THỤY BẢO NGỌC ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: P GS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. Hồ Chí Minh – N ăm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ ỜNG ĐẠ I HỌC KINH TẾ TP.HCM -----o0o----- NGÔ THỤY BẢO NGỌC ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ K INH TẾ NGƯỜ I HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: P GS. TS. PHAN THỊ B ÍCH NGUYỆT TP. Hồ Chí Minh – N ăm 2011
  3. Những điểm mới của Luận văn “Ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán Việt Nam” Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt - Học viên: Ngô Thụy Bảo Ngọc - Khóa học: 16, năm học 2006 – 2010 - 1. Nghiên cứu lý thuyết về ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán Việt Nam và các kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài đến các thị trường chứng khoán Ấn Độ, thị trường chứng khoán Indonesia và thị trường chứng khoán Thượng Hải. 2. Đánh giá thực trạng hoạt động nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2005 đến 2009 và phân tích định tính về ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực hiện các bước phân tích định lượng về ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong từng giai đoạn. Thông qua các bước kiểm định thử và sai, xây dựng được mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là giá trị chứng khoán giao dịch của thị trường và biến độc lập là giá trị chứng khoán giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài bên cạnh các biến trễ của chính thị trường vào giai đoạn từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác, phát huy các tác động tích cực đồng thời phòng tránh, giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam để thị trường phát triển bền vững.
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiều mặt của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. - Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô của trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua. - Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt, người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. - Các thầy cô của lớp Cao Học ngày 1 K16 đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức làm nền tảng cho cuốn luận văn này. - Tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, những đồng nghiệp và những người bạn đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả: Ngô Thụy Bảo Ngọc
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu riêng của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt. Luận văn là kết quả của việc nghiên cứu độc lập, không sao chép trái phép toàn bộ hay một phần công trình của bất cứ ai khác. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, từ các nguồn hợp pháp và đáng tin cậy. TP HCM, ngày 05 tháng 04 năm 2011 Tác giả luận văn Ngô Thụy Bảo Ngọc
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT : công ty chứng khoán CTCK : thị trường chứng khoán TTCK : Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HOSE : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX : Trung tâm giao dịch chứng khoán TTGDCK : Ủy ban chứng khoán nhà nước UBCKNN : chỉ số trung bình giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam, bao gồm VN-Index các cổ phiếu niêm yết tại HOSE (trước đây là TTGDCK TPHCM) : trái phiếu Chính phủ TPCP : đồng Việt Nam VND : thành phố Hồ Chí Minh TPHCM : chỉ số trung bình giá chứng khoán, bao gồm các cổ phiếu niêm yết Hastc–Index tại HNX (trước đây là TTGDCK Hà Nội) Mã chứng khoán : được viết tắt theo quy ước tại HOSE : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations) : Ngân hàng nhà nước NHNN VPĐD : văn phòng đại diện : công ty quản lý quỹ CTQLQ : doanh nghiệp nhà nước DNNN NĐT : nhà đầu tư NĐTNN : nhà đầu tư nước ngoài : đầu tư gián tiếp nước ngoài FII : đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI : trung tâm lưu ký TTLK : tổng thu nhập quốc nội GDP : Tổ chức thương mại thế giới WTO
  7. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG 4 NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Lý luận chung về NĐTNN trên TTCK 4 1.1.1 Các chủ thể tham gia TTCK và NĐTNN tại TTCK Việt Nam 4 1.1.1.1 Các chủ thể tham gia TTCK Việt Nam 4 1.1.1.2 NĐTNN tại TTCK Việt Nam 4 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến động thái của NĐTNN trên TTCK 6 6 1.2 Tác động hai mặt của hoạt động NĐTNN đối với TTCK 1.2.1. Những tác động tích cực 6 1.2.2 Một số tác động tiêu cực 8 1.3 Kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng hoạt động của NĐTNN đến TTCK một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam 10 1.3.1 TTCK Ấn Độ 10 1.3.2 TTCK Indonesia 12 14 1.3.3 TTCK Thượng Hải 1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam 16 Kết luận chương 1 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÀ ĐẦU TƯ 18 NƯỚC NGOÀI ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
  8. 2.1 Thực trạng hoạt động NĐTNN giai đoạn 2005 – 2009 và đánh giá chung về 18 ảnh hưởng của hoạt động đó đến TTCK Việt Nam 2.2 Phân tích ảnh hưởng hoạt động NĐTNN đến TTCK Việt Nam 25 2.2.1 Phân tích ảnh hưởng giá trị chứng khoán giao dịch của NĐTNN đến giá trị chứng khoán giao dịch toàn thị trường tại HOSE 27 2.2.1.1 Tóm tắt thống kê mô tả các biến chuỗi thời gian 27 2.2.1.2. Kiểm định tính dừng của từng chuỗi thời gian 28 2.2.1.3. Xem xét mối quan hệ giữa 2 biến chuỗi thời gian 30 2.2.1.4 Xây dựng hàm kinh tế lượng theo phương pháp thử và sai thông qua thực hiện các kiểm định phù hợp 32 2.2.1.5 Phương pháp phân tích trong thủ tục VAR áp dụng cho giai đoạn 1 và 3 37 2.2.1.6 Kết quả thực nghiệm qua phân tích ảnh hưởng giá trị chứng khoán giao dịch của NĐTNN đến giá trị chứng khoán giao dịch toàn thị trường tại HOSE 38 2.2.2 Phân tích ảnh hưởng giá trị chứng khoán giao dịch mua và bán của NĐTNN đến chỉ số VN-Index tại HOSE 40 2.2.2.1 Tóm tắt thống kê mô tả các biến chuỗi thời gian 40 2.2.2.2 Kiểm định tính dừng của từng chuỗi thời gian 40 2.2.2.3 Xem xét mối quan hệ giữa các biến chuỗi thời gian 41 42 2.2.2.4. Phương pháp phân tích trong thủ tục VAR 2.2.2.5 Kết quả thực nghiệm qua phân tích ảnh hưởng giá trị chứng khoán giao dịch ròng của NĐTNN đến chỉ số VN-Index tại HOSE 44 2.2.3 Phân tích kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng của hoạt động NĐTNN đến TTCK Việt Nam 45 Kết luận chương 2 48 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC, PHÁT HUY CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐỒNG THỜI PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG NĐTNN TRÊN TTCK VIỆT NAM 50
  9. 3.1. Lý thuyết trò chơi và mối quan hệ giữa hoạt động NĐTNN và TTCK Việt Nam 50 3.2 Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 53 3.3 Một số giải pháp nhằm khai thác, phát huy các tác động tích cực, phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của NĐTNN trên TTCK Việt Nam 55 3.3.1 Thúc đẩy tăng trưởng của cả nền kinh tế, tiếp tục ổn định tình hình chính trị của quốc gia, phát triển thị trường tài chính nói chung TTCK nói riêng nhằm 55 thu hút NĐTNN 3.3.2 Đánh giá đúng vai trò của vốn FII, xây dựng chính sách đồng bộ nhằm thu hút và thống nhất về công tác quản lý dòng vốn này 56 3.3.3 Phát triển và đa dạng hóa cơ sở NĐT, cải thiện chất lượng cầu đầu tư chứng khoán nhằm hướng tới kích cầu bền vững 60 3.3.3.1 Xây dựng, phát triển hệ thống các NĐT tổ chức trong nước và đa dạng hóa các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước, khuyến khích các NĐT khác tham gia TTCK 61 3.3.3.2 Tạo điều kiện hoạt động cho NĐTNN, khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn trên TTCK vừa tăng cường huy động vốn FII, khai thác, phát huy các tác đ ộng tích cực của dòng vốn này vừa phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của NĐTNN trên TTCK 63 3.4 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu 67 3.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 67 Kết luận chương 3 68 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU THỐNG KÊ 72 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 102
  10. PHỤ LỤC 3: TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CỦA NĐTNN TẠI HOSE THEO THÁNG 122 PHỤ LỤC 4: TỶ LỆ SỞ HỮU TỪNG LOẠI CỔ PHIẾU VÀ CCQ CỦA NĐTNN TẠI HOSE CUỐI NĂM 2009 126 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 Tình hình niêm yết chứng khoán tại HOSE giai đoạn 2005 – 2009 18 Bảng 2.2 Hoạt động mở tài khoản giao dịch của các NĐT tại HOSE giai đoạn 2005 – 2009 23
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Để thực hiện mụ c tiêu đến năm 2020 ph ấn đ ấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển theo Ngh ị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần X, mỗi n ăm Việt Nam cần kho ảng 15 tỷ USD vố n đầu tư nh ằm phát triển cơ sở h ạ tầng trong giai đoạn 2010 – 2020. Vì vậy, Việt Nam cần ph ải có chính sách huy đ ộng tối đ a mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong n ền kinh tế thành nguồn vốn đ ầu tư và TTCK tất yếu đ ã ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đố i với việc huy độ ng vốn trung và dài h ạn cho hoạt động kinh tế. Sau h ơn 10 năm ho ạt động và phát triển, các nhà đầu tư đã có dịp chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng (th ời kỳ đỉnh điểm ch ỉ số VN-Index là 1.170,67 đ iểm vào n gày 12 /03/2007) cùng nh ững thời k ỳ khó khăn (ngày 24/02/2009 chỉ số VN-Index lập đáy mới là 235,5 điểm) củ a TTCK Việt Nam. Bên cạnh quy luật cung cầu củ a th ị trường như bất kỳ thị trường nào khác, có nhiều yếu tố khác tác động đến ho ạt động củ a TTCK như tình hình kinh tế xã hộ i, trình độ và tâm lý nhà đ ầu tư, các quy đ ịnh chính sách liên quan, tác động của các thị trường khác như thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị trường ngoại tệ,...; trong đó có một yếu tố m à rất nhiều những nhà đ ầu tư, những chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán đặc biệt quan tâm chính là ho ạt động của các NĐTNN trên TTCK Việt Nam . Mặc dù TTCK Việt Nam đ ã hoạt động được hơn 10 năm, nhưng cho đ ến nay, sự chi phố i và những tác động cụ th ể của NĐTNN đố i với thị trường vẫn còn là những ẩn số. Có thể nói việc thống kê, phân tích nghiên cứu hoạt động của các NĐTNN trên TTCK Việt Nam là sự cần thiết để hiểu hơn về tầm ảnh hư ởng củ a hoạt động NĐTNN đ ến thị trường, từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm khai thác, phát huy các tác động tích cực đồng th ời phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cự c của NĐTNN giúp cho TTCK hoạt động thực sự chủ yếu dự a trên quy luật cung cầu củ a th ị trường. Đó là lý do em chọn đề tài “ẢNH HƯ ỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN THỊ TRƯ ỜNG CHỨ NG KHOÁN VIỆT NAM”.
  12. 2 2. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa các lý luận và nghiên cứu thực nghiệm trên các thị trường quố c tế về ảnh hư ởng củ a hoạt động NĐTNN đến TTCK - Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động NĐTNN đến TTCK Việt Nam - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, phát huy các tác động tích cực đồng th ời phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực củ a hoạt động NĐTNN trên TTCK Việt Nam 3. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích ảnh hưởng củ a ho ạt đ ộng NĐTNN đến TTCK Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển củ a TTCK nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để khai thác, phát huy các tác động tích cực đồng thời phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực củ a NĐTNN giúp cho TTCK ho ạt động thự c sự chủ yếu dựa trên quy lu ật cung cầu củ a thị trường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đố i tượng nghiên cứu: TTCK Việt Nam, trong đó bao gồm hoạt động củ a các NĐTNN và củ a các tổ chứ c, cá nhân Việt Nam tham gia vào TTCK Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: phân tích TTCK Việt Nam tập trung giai đoạn từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2009, do thời gian nghiên cứu có h ạn, ph ạm vi nghiên cứu khi phân tích ảnh hưởng hoạt động NĐTNN đến TTCK Việt Nam chỉ bao gồm giao d ịch chứng khoán tại HOSE (trước đây là TTGDCK TPHCM) 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phương pháp như: - Phương pháp thu thập các số liệu lịch sử được công bố trên các phương tiện điện tử, số liệu từ các cơ quan chuyên môn, các báo cáo chuyên môn - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗ i thời gian
  13. 3 - Công cụ thống kê mô tả, phân tích tương quan: chương trình phân tích dữ liệu Eview 6. K ết cấu của đề tài Chương 1 : Khung lý thuyết về ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước n goài đến thị trường ch ứng khoán Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của hoạt động nhà đầu tư nước ngoài đ ến thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3: Các giải pháp khai thác, phát huy các tác động tích cực đồng thời phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực củ a ho ạt động nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
  14. 4 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀ I ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1 .1 Lý luận chung về NĐTNN trên TTCK 1 .1.1 Các chủ thể tham gia TTCK và NĐTNN tại TTCK Việt Nam 1 .1.1.1 Các chủ thể tham gia TTCK Việt Nam Các tổ chức và cá nhân tham gia trên TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau: tổ chức phát hành, NĐT và các tổ chứ c có liên quan đến TTCK. - Tổ chức phát hành: là tổ chức cung cấp các chứng khoán – h àng hóa củ a TTCK như Chính phủ và chính quyền đ ịa phương, các công ty, các tổ chức tài chính. - NĐT: là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. NĐT có th ể được chia thành 2 lo ại: o NĐT cá nhân o NĐT có tổ chứ c bao gồm các công ty bảo hiểm, các qu ỹ đ ầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức tín dụng... là những tổ chức tài chính chuyên nghiệp, có thể huy động thành lập qu ỹ và đ ầu tư tiền vào TTCK thay mặt cho khách hàng của mình. Các tổ chứ c có liên quan đến TTCK: Cơ quan quản lý nhà nước UBCKNN, TTGDCK và SGDCK, Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, các CTCK, các Qu ỹ đ ầu tư ch ứng khoán, các trung gian tài chính, các tổ chức tài trợ chứng khoán, các cơ quan kiểm toán độc lập, Hiệp hộ i các NĐT tài chính Việt Nam (VAFI) và Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, Hiệp hội thị trư ờng trái phiếu Việt Nam, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm,… 1 .1.1.2. NĐTNN tạ i TTCK Việt Nam  Điều 3 Lu ật Đầu tư của Việt Nam được thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006 đã xác định: "Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua
  15. 5 qu ỹ đ ầu tư chứng khoán và thông qua các đ ịnh chế tài chính trung gian khác m à NĐT không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư". Theo cách xác định này, FII là các kho ản đầu tư gián tiếp do các NĐTNN th ực h iện, để phân biệt với đầu tư trong nước do các NĐT trong nước thự c hiện, thông qua 2 hình thức chủ yếu sau: - NĐT trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của các doanh nghiệp, củ a Chính phủ và của các tổ chức được phép phát hành trên th ị trường tài chính. - NĐT gián tiếp th ực hiện đầu tư thông qua qu ỹ đầu tư chứng khoán hoặc đ ịnh chế tài chính trung gian khác trên th ị trường tài chính.  NĐTNN tham gia TTCK Việt Nam có th ể tạm chia thành 2 nhóm: a. Nhóm 1 là nhóm có mục tiêu đầu tư mạo hiểm, k ỳ hạn đầu tư dài, n guy cơ rút vốn thấp bao gồm: các tổ ch ức nước ngoài có VPĐD tại Việt Nam; (i) các qu ỹ đ ầu tư mạo hiểm (venture capital/private equity funds) (ii) có mục tiêu đ ầu tư tại Việt Nam; các tổ chức nước ngoài có tham gia đ ầu tư vào chứng khoán (iii) chưa niêm yết. Hiện nhóm này có kho ảng trên 100 tổ chức thường xuyên giao dịch và n ắm giữ trên 50% giá trị tài sản trong tổng giá trị danh mục đầu tư của NĐTNN tại TTCK Việt Nam. b. Nhóm 2 là nhóm có mụ c tiêu đầu tư theo danh mục toàn cầu, tiềm ẩn n guy cơ rút vốn tương đối cao, đặc biệt khi các tổ chức này điều chỉnh lại cơ cấu danh mục: đây là các tổ ch ức đầu tư tài chính theo danh mục toàn cầu, trong đó TTCK Việt Nam ch ỉ chiếm mộ t tỷ trọ ng nhỏ trong cơ cấu đ ầu tư chung trên toàn th ế giới. Do ho ạt động đầu tư theo danh mục có tính linh hoạt rất cao vì vậy đây là nhóm cần đặc biệt chú ý. Các loại chứng chỉ lưu ký (DR), chứng chỉ tham gia (P-notes)
  16. 6 dựa trên cổ phiếu của TTCK Việt Nam đư ợc phát hành tại nước ngoài bởi các tổ chức lưu ký toàn cầu theo quy định nước ngoài cũng thuộc nhóm này. 1 .1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến động thái của NĐTNN trên TTCK Tình hình kinh tế khu vực và th ế giới: hoà bình, ổn định vĩ mô, các quan h ệ n goại giao và môi trường pháp lý quốc tế thu ận lợi,… Sự tăng trưởng kinh tế củ a nước tiếp nhận vốn đ ầu tư từ NĐTNN. Sự phát triển và độ mở rộng cửa của TTCK: chất lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Chính phủ phát hành, cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính; sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các DNNN, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ho ạt động hiệu quả ở trong nư ớc; tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các NĐTNN trong các doanh nghiệp đó, sự đa dạng và vận hành có hiệu quả củ a các đ ịnh chế tài chính trung gian, sự phát triển và ch ất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mứ c h ệ số tín nhiệm doanh nghiệp và ch ứng khoán … Mức độ tự do hóa và sức cạnh tranh của môi trường đầu tư trong nước (các biện pháp kiểm soát vốn, các chính sách tiền tệ). 1 .2 Tác động hai mặt của hoạt động NĐTNN đối với TTCK Các NĐTNN là m ột chủ thể quan trọng trên TTCK, dù tỷ lệ sở hữu tối đa củ a họ b ị giới hạn, nhưng với tiềm lực tài chính, kỹ năng và kinh nghiệm đầu tư, đặc biệt là các NĐT có tổ chức, họ có thể tác động đến diễn biến TTCK và tác độ ng đó bao gồm cả hai m ặt tích cực và tiêu cực: 1 .2.1. Những tác động tích cực: Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư vào TTCK. Khi giải ngân vốn đầu tư vào TTCK, các NĐTNN sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên th ị trường vốn trong nước như mộ t phép cộng đương nhiên vào tổng số d òng vốn này. Hơn nữ a, khi giao dịch các NĐTNN sôi động sẽ làm phát sinh h ệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến hoạt động giao dịch
  17. 7 của các NĐT trong nước, tạo động lực và thúc đ ẩy các NĐT trong nước bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả làm tăng tổng vốn đ ầu tư vào TTCK. Để thu hút ho ạt động giao dịch của các NĐTNN, ch ất lượng hoạt động – bao gồm cả sự gia tăng khả năng cạnh tranh, cải tiến, đổi m ới công nghệ, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lư ợng cung cấp dịch vụ – của các tổ chức trung gian tài chính sẽ không ngừng được tăng cường. Điều này giúp cho TTCK hình thành một h ệ thống tổ ch ức trung gian tài chính phát triển. Để cạnh tranh trong thu hút sự quan tâm củ a các NĐTNN vào th ị trường, bản thân TTCK phải không ngừng phát triển đảm bảo tính công khai, minh bạch, và b ình đẳng phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh th ị trường hiện đại. Với tiềm lực vốn đầu tư, ho ạt động giao dịch của các NĐTNN trên thị trường thúc đẩy hoạt động giao dịch của các NĐT trong nước, góp phần tăng tính sôi động trên th ị trường, góp phần thúc đẩy TTCK nộ i địa trở n ên đồ ng bộ h ơn, cân đối hơn, hoạt động hiệu qu ả hơn, năng động hơn và tính thanh khoản củ a th ị trường ngày càng được tăng cao. Ngoài ra, với kỹ năng và kinh nghiệm đầu tư, NĐTNN còn góp phần kiến tạo mộ t văn hóa đầu tư mới cho các NĐT trong nước còn chưa nhiều kinh n ghiệm, góp phần hoàn thiện thị trư ờng tài chính nói chung, TTCK nói riêng. Ho ạt động đầu tư của các NĐTNN trên TTCK tạo điều kiện cho các doanh n ghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn bên ngoài, giảm chi phí vốn vay, tận dụng cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả ho ạt động, tăng cường n ăng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị doanh nghiệp và các mục tiêu tài chính khác. Cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư của các NĐTNN vào ch ứng khoán do doanh nghiệp phát hành tạo động lực buộc các nhà quản lý doanh nghiệp ph ải không ngừng nâng cao chất lượng qu ản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả ho ạt động sản xuất kinh doanh. Ch ất lượng doanh nghiệp có chứng khoán giao dịch trên TTCK được nâng cao đồng ngh ĩa với việc nâng cao ch ất lượng cung giúp th ị trường phát triển lành mạnh vì tính công khai và minh b ạch thông tin của thị trường. Ho ạt động của NĐTNN góp phần tích cực vào phát triển TTCK nói riêng, hoàn thiện các th ể chế và cơ chế thị trường tài chính nói chung. Hơn nữa, điều kiện và
  18. 8 như là kết qu ả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn đầu tư từ NĐTNN là sự phát triển của các đ ịnh chế và dịch vụ tài chính – chứng khoán, trư ớc h ết là các loại qu ỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định h ệ số tín nhiệm, b ảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin th ị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu qu ả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước h ết là trên TTCK. NĐTNN góp phần vào sự ổn định của TTCK, tạo ra sức cầu và là nền tảng thúc đ ẩy việc th ực hiện mộ t cách hiệu quả lộ trình cổ phần hóa đã được xây d ựng, thúc đ ẩy các hoạt động phát hành TPCP, trái phiếu doanh nghiệp, giúp cho việc đảm bảo n guồn cung chất lượng trên thị trường. Hệ thống lu ật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, trong đó có TTCK, sẽ ph ải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hiệu qu ả hoạt động theo các n guyên tắc, yêu cầu và đ ặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. 1 .2.2 Một số tác động tiêu cực: Các NĐTNN khi tham gia đầu tư trên TTCK là th ực hiện đầu tư tài chính thuần túy với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh kho ản cao trên thị trường, nên các NĐTNN có thể dễ dàng và nhanh chóng m ở rộng hoặc thu hẹp, th ậm chí đột ngộ t rút vốn đầu tư, hay chuyển sang đầu tư dư ới dạng khác, ở nước khác nếu có dấu hiệu bất ổn trên th ị trường. Do đó ho ạt động NĐTNN có thể gây n guy cơ và làm gia tăng mức độ nh ạy cảm và tính bất ổn củ a TTCK. Đặc biệt trong trường hợp cơ sở NĐT trong nước còn yếu kém chủ yếu là cá nhân, h ệ thống NĐT có tổ chức trong nước chưa phát triển vững chắc, chưa đ ủ kh ả năng “dẫn d ắt” thị trường đương đ ầu với sự đồng loạt thoái vốn đầu tư của NĐTNN khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ, như cuộc khủng ho ảng tài chính th ế giới năm 2008 vừa qua. Với tiềm lực vốn và k ỹ n ăng, kinh nghiệm đầu tư, các NĐTNN còn có khả năng làm gia tăng nguy cơ bị m ua lại, sáp nh ập, khống ch ế và lũng đo ạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ
  19. 9 chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết củ a các NĐTNN đến mộ t mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết đ ịnh các hoạt động sản xuất – kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế h oạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nh ập doanh nghiệp. Làm gia tăng sự phụ thuộc vào th ị trường vốn quố c tế và n ếu quy mô đầu tư củ a các NĐTNN ở mứ c lớn và chính sách kiểm soát hoạt động NĐTNN trên TTCK chưa hoàn thiện, còn những kẽ hở trong các quy định về đầu tư trên TTCK có liên quan đến NĐTNN. Với k ỹ năng và kinh nghiệm cùng kh ả n ăng về vố n đ ầu tư, NĐTNN có thể thực h iện các giao dịch nhằm thao túng, lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đ ến toàn bộ hoạt động giao dịch trên thị trường và sự phát triển ổn đ ịnh của TTCK. Đặc biệt là trong trường hợp kiến thức và kỹ năng đầu tư củ a các NĐT trong nước còn h ạn ch ế, xem các giao d ịch củ a NĐTNN như một “chỉ b áo” đ ầu tư, và trong trường hợp chức n ăng ho ạt động củ a các cơ quan quản lý th ị trường còn yếu kém chưa đủ sức phát h iện và giám sát các ho ạt động bất thường của NĐTNN có ảnh hưởng tiêu cực tới TTCK. Tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế củ a các nhà quản lý TTCK như: Hoạt động lừa đảo, hoạt động rử a tiền, ho ạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp,… Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của hoạt động NĐTNN kể trên, nh ất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chứ c” của giới đ ầu cơ sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước m ắt và lâu dài gây tổ n hại tới hoạt động kinh tế lành m ạnh và làm tăng tính dễ tổn thương củ a TTCK đặc biệt là các thị trường mới nổi trong bố i cảnh toàn cầu hóa h iện nay.
  20. 10 1 .3 K ết quả thực nghiệm về ảnh hưởng hoạt động của NĐTNN đến TTCK một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam 1 .3.1 TTCK Ấn Độ Bài nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị đầu tư ròng của NĐTNN có tổ chứ c (đ ặt là chuỗ i F ) và ch ỉ số chứng khoán Nifty (đã chuyển sang dạng log trong nghiên cứu t – đ ặt là chuỗ i N ) trong giai đoạn từ tháng 1/1999 đến tháng 2/2009 củ a các đồng t tác giả Mohd.Aamir Khan, Rohit, Siddharth Goyal, Vinit Ranjan và Gaurav Agrawal. Ch ỉ số S&P CNX Nifty, hay còn gọi tắt là Nifty, là chỉ số tính từ 50 công ty lớn đại diện cho 24 ngành nghề củ a n ền kinh tế Ấn Độ, đại diện cho khoảng 47% giá trị ch ứng khoán giao dịch trên SGDCK quố c gia. Sau năm 1991, các NĐTNN có tổ chức được phép đầu tư vào TTCK Ấn Độ sau khi đã đăng ký với SGDCK Ấn Độ (SEBI). Các tổ chức nước ngoài đăng ký với SEBI tăng từ con số 492 năm 1999 lên 1618 năm 2009 và n ắm giữ kho ảng 30% số lượng cổ phiếu trên TTCK. Ch ỉ tính riêng tháng 5 năm 2009 giá trị m ua chứng khoán của FII là Rs. 55,001.10 crores, giá trị b án là Rs. 39,719.30 crores, như vậ y giá trị ròng đầu tư vào chứng khoán củ a FII là Rs. 15,281.60 crores (tương đương khoảng 3,3 tỷ USD). Do mứ c độ ảnh hưởng của các tổ chức nước ngoài lên TTCK Ấn Độ ngày càng tăng, các NĐT nội địa củ a Ấn Độ xem giao dịch của NĐTNN như m ột “ch ỉ báo” đầu tư, vì vậy SEBI quyết định chỉ cung cấp thông tin về chi tiết giao dịch của NĐTNN sau 1 ngày giao d ịch. Do NĐTNN có tổ chứ c là những NĐT thành công nh ất trên TTCK Ấn Độ và mức độ tăng giảm vốn đầu tư của các tổ chức nước ngoài ảnh hưởng m ạnh lên TTCK Ấn Độ , vào đ ầu năm 2009 một chỉ số m ới đ ã ra đời cạnh tranh với Nifty và Sensex – các chỉ số ch ứng khoán lâu đời trên TTCK Ấn Độ - đó là chỉ số Instanex FII index, ch ỉ số b ao gồm 15 loại chứng khoán n ắm giữ 55% giá trị vốn hóa toàn thị trường có sự đ ầu tư của các tổ chứ c nước n goài. Các tác giả phân chia thời gian nghiên cứu thành 4 giai đo ạn nhỏ theo thứ tự sự kiện kinh tế th ế giới đ ã xảy ra là vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC tại Mỹ ngày 11/9/2001, d ịch SARS toàn cầu tháng 5/2003 và khủng hoảng tài chính thế giới b ắt
nguon tai.lieu . vn