Xem mẫu

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là một hiện tượng khách quan
đối với bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển hiện nay. Xu hướng này ngày
càng hình thành rõ rệt, mà nét nổi bật là nền kinh tế thị trường đang trở thành một
sân chơi chung cho tất cả các nước; thị trường tài chính mở rộng phạm vi hoạt
động, gần như không biên giới, vừa tạo điều kiện tăng cường hợp tác, vừa làm sâu

Ế

sắc thêm quá trình cạnh tranh. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế

U

giới WTO, tài chính- ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh

́H

nhất. Bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt vốn sẵn có giữa các ngân hàng nội với nhau



thì hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đương đầu với những thách thức hết sức là to
lớn, đó là Việt Nam phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các ngân hàng

H

thương mại nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu biết rõ

IN

luật pháp Việt Nam và Việt Nam cũng sẽ bắt buộc thực hiện chính sách không phân
biệt đối xử giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Trong khi đó các ngân hàng

K

trong nước ta hiện nay nếu so sánh với các đối thủ ngoại thì vẫn còn nhiều hạn chế

̣C

như về sản phẩm dịch vụ, vốn, công nghệ thông tin, thiếu sự phối hợp giữa các ngân

O

hàng và giữa các ngân hàng với các đơn vị kinh tế có liên quan. Sức ép cạnh tranh

̣I H

đối với ngân hàng trong nước ngày càng lớn khi thời điểm xuất hiện của các ngân
hàng 100% vốn nước ngoài đang đến gần. Đặc biệt theo thống kê từ một cuộc điều

Đ
A

tra của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc(UNDP) cho thấy, 45% khách hàng
(doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài; 50%
chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế và 50% còn lại chọn ngân hàng nước
ngoài để gửi tiền[42]. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC,
AZN…cũng đang chuẩn bị “lột xác”, họ tuyên bố rất hùng hồn về kế hoạch phục vụ
khách hàng Việt Nam. Từ con số thống kê trên, cũng như những động thái của ngân
hàng nước ngoài cho thấy, cuộc đua đã bắt đầu, vấn đề được đặt ra là chúng ta sẽ
phải cạnh tranh như thế nào khi mà lợi thế duy nhất chỉ là “sân nhà”?. Bên cạnh đó
là những ảnh hưởng tiêu cực của hậu bóng ma suy thoái kinh tế đang bao trùm lên

1

toàn thế giới và ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam, một số ngân hàng đã không
thể duy trì được mức tăng trưởng trong những năm vừa qua.
Nằm trong bối cảnh đó, trong những năm gần đây Đà Nẵng đã có sự bứt phá
mạnh mẽ về số lượng và chất lượng của các ngân hàng, khi trở thành điểm thu hút
của hầu hết của các tổ chức tín dụng trên cả nước. Với sự góp mặt của 51 chi nhánh
cấp I; 14 chi nhánh cấp II; 133 phòng, điểm giao dịch. Ngoài các NHTM nhà nước
đã có 2 chi nhánh cấp I tại thành phố( riêng NH Công Thương đã có 3 chi nhánh

Ế

cấp I) thì các NHTM CP như Kỹ Thương, Quốc tế, Quân Đội, Xuất Nhập

U

Khẩu…cũng đã thành lập đến 2 chi nhánh cấp I. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh

́H

chóng của mạng lưới điểm, phòng giao dịch của các NHTM CP lớn như: Đông Á,
Á Châu, Sài Gòn Thường Tín… cùng với sự ra đời của các ngân hàng mới thành



lập như: Liên doanh Việt – Nga, Đại Tín, Việt Nam Thường Tín,... đã tạo nên sự
cạnh tranh gay gắt trong việc cung ứng các dịch vụ tài chính tại đây. Chính vì vậy,

H

vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng BIDV Hải Vân là phải có những chiến lược cụ thể

IN

để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình nhằm giữ vững thị phần, phát triển

K

để đứng vững trên thị trường. Ngân hàng BIDV Hải Vân bên cạnh những thuận lợi
vẫn còn gặp không ít khó khăn: thị trường Đà Nẵng nhỏ hẹp, trong khi đó số lượng

O

̣C

ngân hàng gia nhập ngành ngày càng đông; mạng lưới phân phối nhỏ hẹp; tiềm lực

̣I H

về quy mô, công nghệ còn nhiều hạn chế…Do đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
với NH BIDV Hải Vân vốn đã khốc liệt nay càng khốc liệt hơn, để đối phó với

Đ
A

những khó khăn, thách thức đó ngân hàng cần xuất phát từ sự thay đổi nhận thức
trong hoạt động kinh doanh và việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình đang là mối quan tâm hàng đầu của chi nhánh
Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Vân.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài "Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Vân" làm mục tiêu
nghiên cứu, nhằm góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của thực tiễn.

2

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Hải
Vân, qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng đầu tư và phát triển Hải Vân trong thời kỳ hội nhập.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Ế

thương mại, sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

U

thương mại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

́H

- Phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Hải Vân



- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Ngân hàng
BIDV Hải Vân.

H

- Đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

IN

BIDV Hải Vân

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

K

3.1 Đối tượng nghiên cứu

̣C

Với quy mô của một luận văn Thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những

O

vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên giác độ lý luận

̣I H

và thực tiễn ở Ngân hàng BIDV Hải Vân, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Hải Vân

Đ
A

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh

của ngân hàng mại trên địa bàn Đà Nẵng, và chủ yếu là ngân hàng BIDV Hải Vân
thông qua các chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng;
phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức, từ đó tìm ra
những nhân tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp.

3

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
đầu tư và phát triển Hải Vân với nguồn tư liệu thứ cấp: báo cáo tình hình hoạt động
của ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2008 và nguồn tài liệu sơ cấp có được từ điều tra
khách hàng được thực hiện trong năm 2009.
4. Đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Nó cung cấp
cái nhìn tổng quát về năng lực cạnh tranh của các NHTM nói chung và NH BIDV

Ế

Hải Vân nói riêng, đây là một lĩnh vực đang trên đà phát triển và cải cách rất nóng

U

trong thời gian gần đây nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập. Đề tài cung

́H

cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV
Hải Vân và đề xuất một số giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của



ngân hàng BIDV Hải Vân.

Đề tài còn có thể được sử dụng để làm tư liệu cho các nghiên cứu, đào tạo

H

khác, các cuộc hội thảo về hiệu quả hoạt động của ngân hàng; có thể mở rộng

IN

nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

K

năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác hay là cho cả hệ thống

O

5. Kết cấu luận văn

̣C

ngân hàng thương mại trong cả nước.

̣I H

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, nội dung nghiên cứu của luận văn
gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và tăng

Đ
A

cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và phát triển
Hải Vân
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và
phát triển Hải Vân trong giai đoạn hội nhập và phát triển.

4

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC
CẠNH TRANH VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1 Các quan niệm về cạnh tranh

Ế

Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh

U

vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường

́H

xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các
phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều



góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể
như sau:

H

Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động

IN

ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành

K

được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần
thưởng hay những thứ khác, cạnh tranh ngày càng được xem là một cuộc đấu tranh

̣C

giữa các đối thủ với mục đích đánh bại đối thủ.

O

Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa

̣I H

những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích

Đ
A

nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu
dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu
dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những
điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén,
tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn
thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu
cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.

5

nguon tai.lieu . vn