Xem mẫu

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,

uế

kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nền kinh tế tiếp tục phát triển, và
có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng sự đóng góp của các ngành công nghiệp, tiểu

tế
H

thủ công nghiệp và dịch vụ. Cùng với đó, trong thời gian qua ngành nông nghiệp đã

góp phần đáng kể, đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, phát
triển hàng hóa xuất khẩu, chiếm lĩnh vị trí hàng đầu về một số mặt hàng nông sản trên
thế giới. Những thành tựu đó là đáng tự hào, tuy nhiên, nhìn nhận lại thực tế, nền kinh

h

tế Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng vẫn chậm phát triển, phổ biến vẫn

cK

tế chuyển dịch chậm, năng suất lao động thấp.

in

là sản xuất nhỏ, thu nhập của đa số lao động nông nghiệp vẫn ở mức thấp, cơ cấu kinh

Để có thể tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, song song với đòi
hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động, trong

họ

thực tế, vấn đề này còn tự phát, diễn ra chậm và vấp phải nhiều khó khăn hạn chế về
cả mặt kinh tế và xã hội. Vì vậy, để giải quyết những vấn đề bức bách hiện nay về tăng

Đ
ại

trưởng và phát triển kinh tế, cần phải có những quy hoạch, kế hoạch, giải pháp cụ thể
về chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm đảm bảo cho việc chuyển dịch cơ cấu và tăng
trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống người dân.

ng

Phú Vang là một huyện thuần nông của tỉnh Thừa Thiên Huế, có ưu thế về phát
triển nông nghiệp và các ngành dịch vụ, du lịch. Những năm qua, cùng với sự phát

ườ

triển chung cả nước, huyện đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, hiện tại Phú Vang vẫn là một huyện nghèo, cơ cấu

Tr

kinh tế chuyển dịch chậm, sản xuất vẫn phân tán, nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng và khả
năng cạnh tranh thấp, đời sống nhân dân, mà phần đông là nông dân vẫn chưa có bước
cải thiện đột phá. Để thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phấn
đấu đến năm 2020 trở thành một huyện có cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp-nông
nghiệp phát triển, Phú Vang cần phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mà vấn
đề quan trọng cần thực hiện đó là việc chuyển dịch cơ cấu lao động.

1

Với vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề
cập đến như:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế của PGS-TS
Phạm Quý Ngọ, nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2006.
- Báo cáo tổng hợp chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành Thành phố

tế
H

dân TP Hồ Chí Minh, Viện kinh tế TP Hồ Chí Minh (2006) thực hiện.

uế

Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa – Thực trạng và giải pháp. Do Ủy ban nhân

- Luận văn Thạc sỹ: "Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” của Nguyễn
Văn Nhật, năm 2012.

h

- Luận văn Thạc sỹ: "Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hóa,

in

hiện đại hóa ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”, của Cao Thị Nhung, năm 2011.
Ngoài ra, còn có nhiều khóa luận, luận văn cũng như các bài viết cũng đề cập đến

cK

vấn đề này; tuy nhiên, trên địa bàn huyện Phú Vang, chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách có hệ thống, tổng quát và đầy đủ về chuyển dịch cơ cấu lao động

họ

của địa phương.

Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: "Chuyển dịch cơ cấu lao động trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế" làm

Đ
ại

đề tài luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của luận văn

ng

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao

động; đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ườ

Thiên Huế; từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao
động ở huyện Phú Vang trong thời gian tới.

Tr

2.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về cơ cấu

lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phú Vang và đánh
giá những ưu điểm, nhược điểm và các vấn đề cần làm để đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu lao động trong thời kỳ mới.

2

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ cấu lao động, xét trên

uế

hai mặt chủ yếu: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ chế, chính sách để đẩy

tế
H

mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phú Vang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo
vùng lãnh thổ và theo trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật.

h

- Về thời gian: giai đoạn 2007 - 20012 và giải pháp, định hướng đến 2020.

in

- Về không gian: địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu

cK

- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác- Lê nin vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương.

họ

- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Số liệu thứ cấp: sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so
sánh, thống kê, đánh giá thông qua các tư liệu, sách tham khảo, các tạp chí chuyên

Đ
ại

ngành, báo cáo của phòng, sở, ban, ngành trong huyện và cả tỉnh; niên giám thống kê,
các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ,...
+ Số liệu sơ cấp: tiến hành phát phiếu điều tra ngẫu nhiên một số xã trên địa bàn

ng

huyện Phú Vang theo ba vùng: vùng đồng bằng thuần nông, vùng ven biển, vùng ven
đầm phá; ở mỗi vùng chọn 2 xã, mỗi xã phát 20 phiếu điều tra. Tổng số phiếu phát ra

ườ

là 120 phiếu, thu về đủ 120 phiếu.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn một số lãnh đạo của ủy ban

Tr

nhân dân huyện, lãnh đạo các phòng ban, các xã trên địa bàn huyện Phú Vang về các
vấn đề liên quan đến tình hình việc làm, thu nhập, các chính sách kinh tế - xã hội,...
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình
CNH,HĐH

3

Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình CNH,HĐH ở
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

trong tiến trình CNH,HĐH ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

uế

HIỆN ĐẠI HÓA

1.1. Tính khách quan của chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình CNH, HĐH

tế
H

1.1.1. Những khái niệm
1.1.1.1. Lao động và nguồn lao động
* Lao động

h

Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và trong

in

thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu
tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Theo giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin:

cK

“Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản
phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người”.

họ

Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực đưa ra khái niệm về lao động: “Lao động là
hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó, con người tác động
vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào

Đ
ại

đó của con người”. [3;10]

Với cách tiếp cận trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do
con người tạo ra và là một hàng hóa, dịch vụ. Người có nhu cầu về hàng hóa này là

ng

người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi
hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao

ườ

động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao
động. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực

Tr

của quá trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Nói cách khác, để có thể
giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải
phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người.
Vậy, có thế hiểu, lao động là hoạt động tự giác và hợp lí của con người, thông
qua đó làm thay đổi các thành phần của tự nhiên và làm cho chúng thích ứng để thỏa
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

5

nguon tai.lieu . vn