Xem mẫu

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội trong hai thập kỷ
đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một quốc gia năng động trong khu
vực. Tuy nhiên trước bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế đã đặt ra những cơ hội và thách thức lớn trên mọi lĩnh vực. Việt Nam được đánh

Ế

giá là quốc gia có chi phí nhân công thấp, tuy nhiên để phát huy triệt để lợi thế so

U

sánh, tạo đà xây dựng phát triển nguồn nhân lực bền vững đòi hỏi phải có chiến

́H

lược đồng bộ và lâu dài. Lao động bao giờ cũng là nguồn gốc của mọi của cải. Lao
động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải để



phục vụ cho con ngưòi và xã hội. Ở mọi nơi, mọi lúc người ta đều tìm cách sử dụng
đầy đủ và hợp lý nguồn lao động. Quá trình đổi mới kinh tế luôn làm thay đổi cơ

H

cấu kinh tế, đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn là sự biến đổi về

IN

cơ cấu lao động nhưng ở nước ta sự thay đổi đó diễn ra rất chậm. Để tác động vào

K

quá trình chuyển dịch, trong thời gian qua nước ta đưa ra nhiều chính sách nhằm
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhưng nhiều chính sách không

̣C

phát huy hiệu quả như mong muốn, thậm chí nhiều chính sách còn bỏ ngõ. Nhận

O

thức được tầm quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều

̣I H

hướng tích cực đến sự phát triển của đất nước, trên Thế giới cũng như Việt Nam có
nhiều đề tài nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động tuy nhiên các nghiên cứu

Đ
A

phân tích mức độ tác động thì chưa nhiều.
Huyện Quảng Điền với nguồn lao động trên 46 ngàn người, những năm gần đây

đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phù hợp với
cơ cấu kinh tế so với những năm trước đây. Trên phạm vi cả nước nói chung cũng
như địa bàn huyện nói riêng, chuyển dịch cơ cấu lao động là vấn đề mang tính thời
sự. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu về thị trường lao động và những vấn đề liên quan
đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn chỉ dừng lại ở mức độ thống kê mô tả.
Hoàn toàn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá vấn đề này trên góc độ kinh tế hộ gia
đình mà chỉ dừng lại ở bình diện vĩ mô. Với những lý do đó tôi chọn đề tài "Các
1

nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa
bàn huyện Quảng Điền Tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong những
năm trở lại đây, chỉ ra các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch từ đó
đưa ra các đề xuất về mặt chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển

Ế

dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Điền.

U

2.2 Mục tiêu cụ thể

́H

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu lao động và
chuyển dịch cơ cấu lao động.



- Đánh giá đúng thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
trên địa bàn huyện.

H

- Phân tích các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động

IN

nhằm phát hiện các nhân tố thúc đẩy cũng như ngăn cản quá trình chuyển dịch.

K

- Đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động nông thôn theo chiều hướng tích cực.

̣C

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

O

Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời được các câu hỏi sau:

̣I H

- Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động thay đổi như thế nào trong giai đoạn
2007 - 2009?

Đ
A

- Nhân tố nào tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và trong nội bộ ngành nông nghiệp?
- Các yếu tố thúc đẩy cũng như ngăn cản quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động?
- Biện pháp cần thực hiện nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch theo chiều
hướng tích cực?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về cơ cấu lao động và quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động nông thôn ở huyện Quảng Điền.
2

4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Quảng Điền, chọn 4 địa
điểm điều tra là: thị trấn Sịa, xã Quảng Phú, xã Quảng Công, xã Quảng Lợi.
- Về mặt thời gian: số liệu tổng quan được thu thập trên các tài liệu đã công
bố từ 2000 đến nay. Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời
gian từ năm 2007 - 2009.
- Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về thực trạng và phân tích các nhân

Ế

tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

U

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

́H

Ngoài phần giới thiệu và phần kết luận, đề tài có kết cấu gồm ba chương chính:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Chương này trình bày khái



quát hiện trạng của vấn đề nghiên cứu thông qua các tài liệu, các nghiên cứu đã
được thực hiện trong và ngoài nước.

H

Chương 2: Phương pháp và các giả thiết nghiên cứu. Chương này trình bày các

IN

phương pháp nghiên cứu để đạt mục tiêu, đưa ra các giả thiết nghiên cứu, công cụ xử lý

K

số liệu, miêu tả quá trình thu thập số liệu, những thuận lợi và khó khăn gặp phải.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này tập trung phân tích

O

̣C

thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn huyện giai đoạn 2007- 2009.

̣I H

Bằng phương pháp phân tích định lượng, sử dụng mô hình hồi quy đa biến để tìm
hiểu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động ở nông thôn trong thời

Đ
A

gian qua. Dùng ma trận SWOT tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối
với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Trên cơ sở của những phân tích đó sẽ đề
xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp uỷ và chính quyền địa
phương có đủ cơ sở khoa học trong việc hoạch định chính sách phát triển nông
nghiệp nông thôn.
- Phát hiện những nhân tố đang kìm hãm cũng như thúc đẩy quá trình chuyển

3

dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
- Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính
sách, giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên
địa bàn huyện theo chiều hướng tích cực.
- Là tài liệu cung cấp thông tin tin cậy về chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn cho các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền, người hoạch định chính sách,

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

nhà sản xuất và những người quan tâm.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới đã có khá nhiều các nghiên cứu về đề tài chuyển dịch cơ cấu
lao động ở nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến như:
- John Luke Gallup (2002), Adam McCarty (1999), Patrick Belser (2000)

Ế

nghiên cứu về thị trường lao động của Việt Nam. Các nghiên cứu này cho rằng tăng

U

trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua không nằm ở những ngành
sẽ phụ thuộc nhiều hơn ở những ngành này.

́H

dựa vào lao động nhưng nhận định rằng trong tương lai sắp tới tăng trưởng kinh tế



- Reardon (1997) cho rằng khi thu nhập của nông nghiệp bằng với phi nông
nghiệp thì thu nhập của phi nông nghiệp do thể hiện bằng tiền mặt vẫn có sức hấp

H

dẫn đối với người nông dân.

IN

- Cindy Fan (2002) nghiên cứu về chuyển dịch ở Trung quốc cho rằng nhờ
phát triển mạnh mẽ các hoạt động phi nông nghiệp, lao động nông thôn có nhiều cơ

K

hội tiếp cận việc làm, qua đó thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động ở nông thôn.

̣C

Trong bối cảnh chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế,

O

bản thân nông nghiệp của Trung Quốc cũng phải tự đổi mới để thích nghi, để giải

̣I H

quyết mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất nhỏ lẻ của nông dân với những thay đổi
nhanh chóng và khó dự báo trước của thị trường.

Đ
A

- Bhattacharya (2000) nghiên cứu về di cư nông thôn thành thị ở Ấn Độ chỉ

ra rằng mặc dù làn sóng di cư ra thành thị tăng mạnh, nhưng Ấn Độ vẫn sẽ là nước
có số dân sống ở nông thôn đông nhất thế giới trong thời gian tới, vì dân số nước
này lên tới hơn một tỷ người. Chính vì vậy Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế ở khu vực nông thôn nhằm ngăn chặn làn sóng di cư ra đô thị của lao động
nông thôn.
- Colin Green và Gareth Leeves nghiên cứu về quá trình chuyển từ lao động
phổ thông sang các lao động có công việc ổn định ở Australia.
- Haan Arjan và Ben Rogaly (2002), Lanzona nghiên cứu về vấn đề chuyển
5

nguon tai.lieu . vn