Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- LÊ THỊ NGỌC HẠNH NGHIÊN CỨU ĐO TUỔI CARBON PHÓNG XẠ MẪU ĐỊA CHẤT BẰNG ĐETECTƠ NHẤP NHÁY LỎNG Chuyên ngành: Vật lí nguyên tử, hạt nhân & năng lượng cao Mã số: 60 44 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG MIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010 Lời cảm ơn Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Quang Miên - người đã hướng dẫn nhiệt tình tác giả trong quá trình làm và hoàn tất luận án. Ngoài ra tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo khoa vật lí và khoa sau đại học trường ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm,Viện khảo cổ học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được sử dụng các trang thiết bị trong quá trình tiến hành thực nghiệm để hoàn tất luận án. Ngoài ra, tác giả còn xin chân thành cảm ơn thầy phản biện đã đóng góp nhiều ý kiến để luận văn được hoàn thiện. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng khoa học đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn giúp tôi thêm tiến bộ. TP. HCM, tháng 7 năm 2010 Lê Thị Ngọc Hạnh BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT AMS (Accelarator Mass Spectro): Máy khối phổ kế gia tốc GPC (Gas Proportional Counting): Ống đếm tỉ lệ LSC (Liquid Scintillation Counting): Đếm nhấp nháy lỏng LK4A: Lỗ khoan địa chất 4A LKVN: Lỗ khoan địa chất VN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. Cùng với sự phát triển của vật lí học, đặc biệt với sự ra đời và phát triển của vật lí hạt nhân, phương pháp tính tuổi carbon phóng xạ đã góp phần đánh dấu sự phát triển của địa chất và khảo cổ học. Thông qua việc so sánh hoạt độ phóng xạ của nguyên tố carbon có trong vật sau khi chết và ở thời điểm lúc còn sống, từ đó suy ra tuổi của cổ vật. Kể từ lúc ra đời, phương pháp này đã nhanh chóng khẳng định tầm quan trọng của mình - là một công cụ không thể thiếu được của các nhà địa chất và khảo cổ, cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá các vấn đề về môi trường liên quan tới carbon. Hiện nay tính tuổi carbon là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến, và là một phương pháp tính tuổi chính xác được biết đến. Sự phát triển của nó đã mang lại cuộc cách mạng cho ngành địa chất và khảo cổ học, bằng việc cung cấp những phương tiện đo tuổi ngày càng chính xác hơn và hiện đại hơn. Cho đến nay đã có khá nhiều các phương pháp để xác định hàm lượng đồng vị 14C: phương pháp khối phổ kế hoặc phương pháp đo trực tiếp hoạt độ carbon phóng xạ. Phương pháp khối phổ kế dùng để xác định số nguyên tử carbon trực tiếp có trong mẫu. Bên cạnh những ưu điểm như có độ nhạy cao, lượng mẫu sử dụng rất nhỏ, một vấn đề gặp phải là giá thành phân tích bằng phương pháp này rất đắt, đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng khá phức tạp, khó áp dụng phổ biến. Chính vì vậy, không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới phương pháp xác định hàm lượng 14C bằng khối phổ kế cũng không được sử dụng cho mục tiêu đại trà, phổ biến. Trên thực tế, hiện nay tại các phòng thí nghiệm 14C, hoạt độ phóng xạ riêng của 14C của mẫu vật thường được xác định bằng phương pháp tổng hợp benzen và đếm nhấp nháy lỏng. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng chưa phổ biến, do đó việc tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này cũng là một vấn đề đang được quan tâm. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả có dịp tìm hiểu kĩ và sâu hơn về nội dung khoa học của phương pháp, tình hình trong và ngoài nước, cũng như được trực tiếp thực hiện các thí nghiệm xác định tuổi carbon phóng xạ các mẫu địa chất trên hệ đo tại phòng tại viện khảo cổ học Việt Nam. Với những lí do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đo tuổi carbon phóng xạ mẫu địa chất bằng detector nhấp nháy lỏng” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Góp phần nâng cao hiểu biết về tri thức vật lí hạt nhân và cách triển khai ứng dụng công nghệ hạt nhân trong thực tiễn. Ngoài ra, thành công của đề tài cũng sẽ trực tiếp góp phần xác lập giải pháp hữu hiệu trong phân tích xác định tuổi mẫu địa chất bằng phương pháp carbon phóng xạ tại Việt Nam. III. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mẫu địa chất có chứa carbon và các vấn đề kỹ thuật chuyên môn liên quan đến đo hoạt độ phóng xạ beta bằng detector nhấp nháy lỏng (như: gia công mẫu, tổng hợp benzen, tạo detector….). IV. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Đề tài có ý nghĩa khoa học là sẽ góp phần nâng cao hiểu biết chung về tri thức vật lí hạt nhân cũng như cách thức triển khai ứng dụng các công nghệ hạt nhân trong đời sống kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được ứng dụng trong triển khai phân tích xác định tuổi mẫu địa chất bằng phương pháp carbon phóng xạ tại Việt Nam. V. Phạm vi nghiên cứu. -Tiến hành nghiên cứu kĩ thuật và tiến hành đo tuổi carbon phóng xạ của mẫu địa chất trên hệ đo nhấp nháy lỏng. - Tiến hành thực nghiệm tại Viện khảo cổ học Việt Nam Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm các chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của phương pháp. Chương 2: Thực nghiệm xác định tuổi carbon phóng xạ. Chương 3: Kết quả và thảo luận. Đề tài luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 6/1010 tại Phòng thí nghiệm và Xác định niên đại, Viện Khảo cổ học Việt Nam. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn