Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thanh Sang NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE QUA MỘT SỐ THỂ LOẠI TIÊU BIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thanh Sang NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE QUA MỘT SỐ THỂ LOẠI TIÊU BIỂU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Trang PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu................................................3 2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................15 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................16 5. Đóng góp của luận văn ...........................................................................17 6. Kết cấu của luận văn...............................................................................17 PHẦN NỘI DUNG....................................................................................18 Chương 1: Khái quát về vùng đất và con người Bến Tre.....................18 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................18 1.2. Đặc điểm vùng đất và con người.........................................................25 Chương 2: Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre.............37 2.1. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua tư liệu .................................37 2.1.1. Nhận xét tình hình chung.............................................................37 2.1.2. Quá trình chọn lọc tác phẩm........................................................41 2.2. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre dưới góc độ cơ cấu và phân bố thể loại.........................................................................................................56 2.3. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua các hình thức sinh hoạt ......61 2.3.1. Qua lễ hội dân gian......................................................................61 2.3.2. Qua tín ngưỡng địa danh..............................................................62 Chương 3: Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu.....................................................................66 3.1. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyền thuyết...........................................................................................................66 3.1.1. Vấn đề phân loại..........................................................................66 3.1.2. Truyền thuyết địa danh................................................................67 3.1.3. Truyền thuyết lịch sử...................................................................74 3.1.4. Truyền thuyết sáng tạo văn hóa...................................................78 3.2. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại cổ tích .......81 3.2.1. Truyện cổ tích thần kì..................................................................82 3.2.2. Truyện cổ tích sinh hoạt ..............................................................89 3.3. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyện cười96 3.3.1. Nhận xét về đề tài ........................................................................96 3.3.2. Nhận xét về cấu trúc ..................................................................112 3.4. Một số đặc điểm và giá trị của thể loại ca dao...................................117 3.4.1. Nhận xét về các hình thức diễn xướng ......................................117 3.4.2. Nhận xét về đề tài......................................................................121 3.4.3. Nhận xét về kết cấu....................................................................140 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................152 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................154 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. Bến Tre là một trong những vùng đất được hình thành và phát triển sớm ở Nam Bộ - dãi đất luôn nhoài ra biển Đông và mang nhiều điểm đặc biệt về nhiều phương diện của Tổ Quốc. Từ thế kỉ XVII, trên vùng đất này đã có những lớp lưu dân đến khai phá và lập nghiệp. Theo thời gian, bằng ý chí và nghị lực phi thường, họ đã biến vùng đất nê địa sình lầy, hoang vu, hiểm trở thành một vùng trù phú. Lịch sử gian khổ và khắc nghiệt đó đã hình thành ở con người nơi đây những nét tính cách, tâm lí riêng góp phần qui định sự đa dạng và phong phú về văn hóa vùng “Địa linh nhân kiệt này”. Văn học dân gian Bến Tre hình thành và phát triển trong quá trình đó nên ngoài những điểm chung, nó còn mang những dáng vẻ khá riêng biệt. Những thể loại văn học dân gian tiêu biểu như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao sẽ góp phần cho thấy những đặc trưng riêng đó. Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi sẽ tập trung khảo sát kĩ những thể loại này nhằm gợi lên một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian vùng đất Bến Tre. Bến Tre được coi là “một vùng văn hóa lâu đời”. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã tiếp cận vùng văn hóa dân gian Bến Tre với những mục đích và phương pháp khác nhau. Không ít tác phẩm văn học dân gian Bến Tre được các nhà nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu trong những công trình công phu về lịch sử, văn hóa vùng đất này: [78], [96], [100]. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu Văn học dân gian vùng đất Bến Tre ở nhiều giác độ khác nhau trong những mục đích chung là: Sưu tầm và hệ thống hóa tác phẩm văn học dân gian; Tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại hay tác phẩm. Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các thế hệ đi trước đã phác họa chân xác diện mạo văn hóa, văn học dân gian ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn