Xem mẫu

1 Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Tiểu thuyết Việt Nam trong tiến trình hiện đại 10 hóa văn học dân tộc 1900-1945 1.1. Vấn đề hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX 10 1.2. Tiểu thuyết Việt Nam 1900-1945 trong tiến trình hiện đại 16 hóa văn học dân tộc 1.3. Đóng góp của Hồ Biểu Chánh đối với nền tiểu thuyết Việt 32 Nam hiện đại Chƣơng 2: Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ 38 Biểu Chánh trƣớc 1945 về phƣơng diện nội dung 2.1. Hệ đề tài-chủ đề 38 2.1. Cảm hứng sáng tạo 44 2.3. Đặc điểm, tính cách nhân vật 56 Chƣơng 3: Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ 73 Biểu Chánh trƣớc 1945 về phƣơng diện nghệ thuật 3.1. Kết cấu 73 3.2. Xây dựng nhân vật 83 3.3. Ngôn ngữ 97 3.4. Mô phỏng tác phẩm văn học nước ngoài 113 Kết luận 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 Phụ lục 1. ảnh chân dung Hồ Biểu Chánh 2. Một số ký họa về Sài Gòn đầu thế kỷ XX, thời kỳ sống của các nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 3. Danh mục tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ. Ông sáng tác trên nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ, truyện thơ, ký…, trong đó, tiểu thuyết là thể loại mà nhà văn đạt được nhiều thành công hơn cả. Hồ Biểu Chánh được xem là một trong những người mở đường và có những đóng góp nhất định cho sự hình thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đã có nhiều công trình nghiên cứu với những cách tiếp cận riêng nhằm khám phá các giá trị của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Thế nhưng, việc làm này vẫn chưa thể hoàn tất và còn có nhiều hướng tìm hiểu khác nhau. Chọn nghiên cứu đề tài Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trước 1945, chúng tôi muốn góp phần vào việc đánh giá toàn diện hơn những cống hiến của nhà văn đối với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam. 1.2. Trong mấy thập kỷ gần đây, sự nghiệp văn học của Hồ Biểu Chánh được giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học. Nhiều tiểu thuyết của ông được các nhà đạo diễn dựng thành phim truyền hình (Ngọn cỏ gió đùa, Con nhà nghèo, Nợ đời, Cay đắng mùi đời, Chúa tàu Kim Quy, Đại nghĩa diệt thân), được nhiều nhà xuất bản tổ chức in lại (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Phụ nữ…). Thậm chí có một website riêng cho nhà văn (http://www.hobieuchanh.com) được lập nên bởi các trí thức Việt kiều (Phan Tấn Tài, Trang Quan Sen…). Luận văn này được hoàn thành có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, sinh viên, độc giả khi tìm hiểu văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX nói chung và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nói riêng. 1.3. Năm 2005, khoa Ngữ văn và Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, đã tiến hành công trình Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học quốc ngữ Nam Bộ với mục đích khảo sát, sưu tầm, chỉnh lý, nghiên cứu toàn bộ tư liệu về văn học 3 quốc ngữ Nam Bộ, bao gồm cả thơ, văn xuôi, lý luận phê bình… để tiến tới biên soạn một bộ Tổng tập văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến 1945. Với luận văn này, chúng tôi hy vọng góp một phần nhất định vào công việc rất ý nghĩa nói trên. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Thời kỳ trước năm 1945 Tiểu thuyết chữ quốc ngữ xuất hiện trước tiên ở Nam Bộ ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX và phát triển khá mạnh vào những năm đầu thế kỷ XX nhưng chưa được giới nghiên cứu văn học quan tâm nhiều. Thời kỳ này có một số công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam đáng chú ý: Phê bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn, Ba mươi năm văn học (1941) của Mộc Khuê, Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu (1944) của Dương Quảng Hàm. Trong các công trình trên, chỉ có hai tác giả bàn đến Hồ Biểu Chánh là Thiếu Sơn và Vũ Ngọc Phan. Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận với lối viết phê bình truyền thống và cách phân tích tổng hợp, khái quát của văn chính luận phương Tây đã kịp thời biểu dương, khích lệ những thành công cũng như những cái mới về tư tưởng và nghệ thuật của một số tác gia đầu thế kỷ. Thiếu Sơn đã có một thái độ trân trọng đặc biệt và đề cao công trạng của Hồ Biểu Chánh đối với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông có những nhận xét tinh tế về cách xây dựng nhân vật của Hồ Biểu Chánh. Thiếu Sơn cho rằng tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thuộc phái “chiết trung”, phù hợp với thị hiếu của nhiều loại độc giả trong giai đoạn đầu của công cuộc hiện đại hóa văn học dân tộc. Theo ông, Hồ Biểu Chánh là người “có công với văn học nước nhà, nói riêng về lối văn tiểu thuyết”. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã khái quát, phân loại một đội ngũ sáng tác và một hệ thống tác phẩm phức tạp của bộ phận văn học Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Với cách viết sắc sảo, khen chê có căn cứ, có lý, có tình khi đi sâu phân tích tác 4 giả và tác phẩm, Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét chân xác về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Theo ông, “tiểu thuyết của họ Hồ thiên về tả việc và lời văn mạnh mẽ, giản dị, nhiều chỗ như lời nói thường… là những tiểu thuyết đầy động tác, việc nọ việc kia dồn dập, gây cho người đọc những cảm tưởng kỳ thú” [128, 367]. Ông đi sâu phân tích tác phẩm Cha con nghĩa nặng để nhận xét về văn, về cách dùng việc, về sự quan sát và lối kết cấu trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Vũ Ngọc Phan rút ra kết luận: “Nếu đã đọc các tiểu thuyết của các nhà văn đi tiên phong, từ Nguyễn Bá Học trở lại, ai cũng phải nhận rằng từ Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết nước ta mới bắt đầu đến bước vững vàng” [128, 374]. Bên cạnh hai công trình nói trên, thời kỳ này cũng có một số bài viết nhận xét về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đăng trên các báo và tạp chí. Phạm Minh Kiên viết “Giải chỗ tưởng lầm” (1926) đăng trên Đông Pháp thời báo, số 468. Phan Khôi viết bài “Cái cười của con Rồng cháu Tiên, một cái cảm tưởng trong khi đọc Cay đắng mùi đời” (1931) đăng ở Phụ nữ Tân văn, số 84. Minh Quang viết “Bộ Tỉnh mộng của Hồ Biểu Chánh tiên sinh” (1931) in trên Lục tỉnh Tân văn, số 3916, 3918… Những bài viết này chỉ trình bày một số cảm nhận mang tính xã hội học về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, chưa đi sâu khám phá giá trị của tác phẩm. Các tác giả chủ yếu cho độc giả thấy sự quan tâm của công chúng đối với sáng tác của Hồ Biểu Chánh như sau: “Từ thành thị cho đến chốn thôn quê, từ già chí trẻ, nếu hỏi “Tiểu thuyết của ai là kiệt tác tả rõ thế thái nhơn tình?”. Tức thời họ đáp khảng khái rằng: Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh tiên sanh hay hơn cả” [3, 877]. 2.2. Thời kỳ từ 1945 đến 1975 Thời kỳ này, các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã trải qua sự kiểm nghiệm nhất định của thời gian. Các nhà nghiên cứu có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tư liệu nên đã viết nhiều công trình, chuyên khảo đi sâu khảo cứu về các tác giả văn học miền Nam nói chung và Hồ Biểu Chánh nói riêng. 5 Năm 1962, trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập IV, Nguyễn Đình Chú đã dành hẳn một chương để giới thiệu về Hồ Biểu Chánh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một giáo trình giảng dạy ở đại học, Nguyễn Đình Chú mới chỉ đưa ra những nhận xét khá thận trọng và dè dặt về sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Năm 1965, Phạm Thế Ngũ cho xuất bản công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên. Ở tập III, phần Văn học Việt Nam hiện đại 1862-1945, ông dành hẳn chương V để viết về sự hình thành của tiểu thuyết mới, trong đó khi đánh giá về tiểu thuyết miền Nam, tác giả đi sâu nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh. Sau khi điểm qua nội dung một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Phạm Thế Ngũ đi vào phân tích kỹ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn. Theo ông, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có cốt truyện gay cấn, ly kỳ, hấp dẫn; cách thuật truyện chơn chất; câu văn giản dị, ngắn gọn. Phạm Thế Ngũ cho rằng tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã ghi lại được bức tranh xã hội đương thời và đi đến khẳng định Hồ Biểu Chánh là nhà văn đạo lý. Năm 1967, Thanh Lãng với Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Bùi Đức Tịnh với Văn học sử Việt Nam đã nhắc đến tác giả Hồ Biểu Chánh và đưa ra những nhận định có giá trị về sáng tác của nhà văn. Đặc biệt, tạp chí Văn, số 80, ngày 15/04/1967, đã dành hẳn một số đặc biệt viết về Hồ Biểu Chánh để đánh giá những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của tiểu thuyết quốc ngữ ở thời kỳ đầu phôi thai. Năm 1968, Huỳnh Phan Anh viết bài Ghi nhận về Hồ Biểu Chánh in trong Văn chương và kinh nghiệm hư vô đã khẳng định Hồ Biểu Chánh là nhà văn kể chuyện đời khá tiêu biểu trong số các cây bút viết tiểu thuyết ở Nam Bộ. Năm 1974, Nguyễn Khuê cho xuất bản công trình Chân dung Hồ Biểu Chánh. Đây là tập khảo cứu khá công phu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh. Tác giả đi sâu phân tích những hoạt động báo chí, cũng như giới thiệu khá sâu sắc những công trình biên khảo, những tác phẩm thơ và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Có thể nói, Chân dung Hồ Biểu Chánh là công trình đánh giá đóng góp của Hồ Biểu Chánh đối với văn học nước nhà một cách có hệ thống. Còn Bằng Giang trong Mảnh vụn văn học sử (1974) với lối ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn