Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Phương Dung ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA – DÂN TỘC TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH VIỆT – ANH CÓ YẾU TỐ TÍNH TỪ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602211 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN ******* Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trần Hoàng – người đã hết lòng chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Cảm ơn Phòng Sau đại học và Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các bạn hữu đã động viên tôi trong thời gian qua. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010 Học viên Nguyễn Thị Phương Dung MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................2 MỤC LỤC5T .......................................................................................................................................3 T ở đầuT5 .............................................................................................................................................5 5T .1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................5 0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềT5 .....................................................................................................5 0.3. Mục đích nghiên cứu5T .............................................................................................................7 5T .4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuT5 ...........................................................................................7 T5 .5. Tư liệu nghiên cứuT5 .................................................................................................................8 0.6. Đóng góp của luận vănT5 ..........................................................................................................8 5 .7. Phương pháp nghiên cứu5T .......................................................................................................9 5T .8. Bố cục của luận vănT5 ...............................................................................................................9 Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề hữu quan....................................................................10 T5 .1. Thành ngữ so sánh5T ...............................................................................................................10 5T .1.1. Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt5T...............................................................................10 1.1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................10 1.1.1.2. Phân loại................................................................................................................10 5T .1.1.3. Đặc điểm thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ.....................................................11 1.1.2. Thành ngữ so sánh trong tiếng Anh (simile)5T..................................................................13 1.1.2.1. Khái niệm ..............................................................................................................13 1.1.2.2. Phân loại................................................................................................................14 5 .1.2.3. Đặc điểm thành ngữ so sánh với “AS” (As- simile)5T ................................................15 T5 .2. Tính chất văn hóa - dân tộc trong thành ngữ so sánh5T............................................................17 T5 .2.1. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa5T ...............................................................................17 T5 .2.2. Ngữ nghĩa văn hóa của từT5 .............................................................................................17 T .2.3. Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh....................................................19 T5 .3. Cơ sở đối chiếu thành ngữ so sánh giữa hai ngôn ngữ5T ..........................................................21 T5 .4. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh Việt - Anh chứa tính từ............................................22 T5 .4.1. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh tiếng ViệtT5 .........................................................24 T .4.2. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh tiếng AnhT5 .........................................................26 5 .4.3. Nhận xét .......................................................................................................................29 1.5. Đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh Việt – Anh chứa tính từ5T ....................................30 5T .5.1. Đối tượng so sánh tiếng ViệtT5 .........................................................................................30 T5 .5.1.1. Đối tượng so sánh là danh từ (hoặc cụm danh từ)T5 ...................................................30 T5 .5.1.2. Đối tượng so sánh là động từ (hoặc cụm động từ)5T ..................................................33 5T .5.1.3. Đối tượng so sánh là cụm Chủ- Vị .........................................................................34 T .5.2. Đối tượng so sánh tiếng AnhT5 .........................................................................................35 T5 .5.2.1. Đối tượng so sánh là động vật5T ................................................................................35 5 .5.2.2. Đối tượng so sánh là con người và các bộ phận cơ thể người5T .................................36 1.5.2.3. Đối tượng so sánh là thực vật5T .................................................................................37 5T .5.2.4. Đối tượng so sánh là vật tạo tác..............................................................................38 5 .5.2.5. Đối tượng so sánh là thực phẩm.............................................................................39 T .5.2.6. Đối tượng so sánh là sự vật, hiện tượng tự nhiên5T ....................................................39 T .5.3. Nhận xét .......................................................................................................................40 Chương 2: Sự thể hiện đặc trưng văn hoá - dân tộc trong thành ngữ so sánh có yếu tố tính từT5 ........43 5T .1. Đặc trưng văn hoá - dân tộc thể hiện qua đối tượng so sánh5T .................................................43 2.1.1. Đối tượng so sánh chứa yếu tố con người và bộ phận cơ thể người5T ...............................43 2.1.2. Đối tượng so sánh chứa yếu tố động vật5T ........................................................................47 2.1.3. Đối tượng so sánh chứa yếu tố thực vậtT5.........................................................................55 5T .1.4. Đối tượng so sánh chứa yếu tố thực phẩm.....................................................................56 2.1.5. Đối tượng so sánh là vật tạo tácT5 ....................................................................................59 T .2. Đặc trưng văn hóa – dân tộc thể hiện qua đối chiếu đối tượng so sánhT5 .................................61 2.2.1. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ tính cách, ứng xử5T ..................62 2.2.2. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ trạng thái tâm-sinh lí con ngườiT5 ...............................................................................................................................................65 2.2.3. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ hình dạng, kích thước, số lượngT ...............................................................................................................................................70 2.2.4. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ màu, mùi, vị..........................71 2.2.5. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ đặc trưng, tính chất sự vậtT5 .....74 5 .3. Tiểu kếtT5 ...............................................................................................................................78 T ết luận..........................................................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO5T ..............................................................................................................81 PHỤ LỤCT5 ......................................................................................................................................87 Mở đầu 0.1. Lý do chọn đề tài Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày từ bao đời nay. Đây là hiện tượng thú vị, thu hút rất nhiều công trình nghiên cứu. Cho đến nay thành ngữ tiếng Việt đã được khai thác trên nhiều phương diện: cấu trúc, chức năng, ngữ nghĩa, nguồn gốc, so sánh đối chiếu với thành ngữ ở các ngôn ngữ khác… Nhưng nghiên cứu thành ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học văn hóa vẫn cần được đi sâu hơn nữa. Ngôn ngữ là một phương diện đặc biệt của văn hóa và thành ngữ đặc biệt phản ánh ảnh hưởng của văn hóa lên ngôn ngữ. Ngôn ngữ phục vụ hoạt động xã hội của con người và thành ngữ gần như là tấm gương của cuộc sống. Có nhiều hình ảnh mang tính văn hóa trong các thành ngữ, tuy chúng không phải hạt nhân của cấu trúc thành ngữ nhưng lại là hạt nhân trong ý nghĩa thành ngữ. “Ngôn ngữ không thể tồn tại mà không là một yếu tố cấu thành của văn hóa. Là một phần của ngôn ngữ, thành ngữ chứa đựng những câu nói, tục ngữ được đặc trưng hóa bởi cụm từ hàm súc, giàu ý nghĩa và hình ảnh ví von liên quan tới địa lí, lịch sử, niềm tin tôn giáo và tập tục xã hội” (Li Ruihua, 1996). Do vậy việc đối chiếu thành ngữ giữa hai ngôn ngữ để chỉ ra đặc trưng văn hóa - dân tộc bên cạnh cái phổ quát trong thời kỳ hội nhập toàn cầu như hiện nay là một vấn đề cần thiết, mang nhiều ý nghĩa. Qua đó mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, tâm lý, văn hóa dân tộc cũng sẽ được nhìn nhận một cách có căn cứ. Từ khi ra đời cho tới nay, ngôn ngữ học văn hóa đã thu hút nhiều sách, luận án, luận văn nghiên cứu về nó, hứa hẹn một lĩnh vực nghiên cứu đầy hấp dẫn. Bản thân người viết cũng thực sự thích thú lĩnh vực nghiên cứu này. Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết luôn mong sẽ đóng góp thêm cứ liệu cho ngôn ngữ học văn hóa nói riêng và ngôn ngữ nói chung. Đối chiếu thành ngữ Anh-Việt dưới góc độ đặc trưng văn hóa- dân tộc không phải là vấn đề mới, cũng đã có khá nhiều luận án, luận văn, sách vở nghiên cứu đề tài này. Nhưng ở đây chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là một vấn đề vẫn còn chưa được đi sâu nghiên cứu. 0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ những năm 90 của thế kỷ XX, ở Việt Nam người ta đã quan tâm tới văn hóa học và mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ. Năm 1992, hội thảo quốc gia “Việt Nam- những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa” đã được tổ chức. Trần Ngọc Thêm đã xây dựng thành công môn học “Cơ sở văn hóa Việt Nam” trong chương trình giảng dạy đại học. Trên cơ sở đó, Trần Ngọc Thêm đã đề xuất việc thành lập môn học mới “Ngôn ngữ học văn hóa”. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn