Xem mẫu

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------

Nguyễn Thị Thanh Hiền

CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG NGA
TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

ĐỢT 1 KHÓA 2014

HÀ NỘI, năm 2016

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Thanh Hiền

CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG NGA
TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỮU HOÀNH

Hà Nội, năm 2016

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Hoành, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên,
khích lệ và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Ngôn
ngữ học – Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình tôi, những người đã
theo sát tôi trong suốt thời gian qua, giúp tôi có thêm động lực và cố gắng để hoàn
thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hiền

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận .......................................................................................9
1.1. Một số vấn đề về câu phủ định ........................................................................9
1.2. Ngôn ngữ học đối chiếu .................................................................................17
1.3. Tiểu kết ..........................................................................................................20
CHƯƠNG 2. Câu phủ định chứa các phương tiện phủ định chính danh ở tiếng
Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt ...................................................................22
2.1. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các từ phủ
định trong tiếng Nga ........................................................................................22
2.2. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các từ phủ
định trong tiếng Việt ........................................................................................36
2.3. Phân tích đối chiếu câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định
bằng các từ phủ định .........................................................................................50
2.4. Tiểu kết ..........................................................................................................55
CHƯƠNG 3. Câu phủ định không chứa các phương tiện phủ định chính danh
ở tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt .......................................................57
3.2. Câu phủ định không chứa các phương tiện phủ định chính danh trong tiếng
Việt .................................................................................................................63
3.3. Phân tích đối chiếu câu phủ định không chứa phương tiện phủ định chính
danh ................................................................................................................70
3.4. Tiểu kết ..........................................................................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luận văn Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt của chúng
tôi được thực hiện vì những lý do sau đây:
Như chúng ta đều biết, việc nghiên cứu về câu là một nội dung quan trọng trong
nghiên cứu ngữ pháp dù theo quan điểm ngữ pháp truyền thống hay ngữ pháp hiện
đại. Trong số các kiểu câu phân theo mục đích giao tiếp thì câu phủ định nằm trong
số các hiện tượng mang tính phổ quát của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Vì vậy,
như một lẽ tự nhiên, từ lâu nó đã là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đối
chiếu các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định trong câu đặc biệt là đối chiếu
những ngôn ngữ không cùng loại hình như tiếng Nga và tiếng Việt vẫn chưa nhiều.
Cho nên nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những nét tương đồng và dị
biệt của các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định trong hai ngôn ngữ, từ đó có thể
hiểu thêm về hai nền văn hóa, về cách tư duy của hai dân tộc.
Tiếng Nga du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ trước và đã ghi dấu ấn đậm nét
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống từ khoa học, kỹ thuật đến văn hóa, nghệ
thuật… Đến nay, vị thế của tiếng Nga ở Việt Nam không còn như trước, nhưng
không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của tiếng Nga đến một số mặt của đời sống xã
hội. Tiếng Nga vẫn có một chỗ đứng riêng cho mình trong số các ngoại ngữ được
coi là phổ biến ở Việt Nam. Thêm vào đó, dòng chảy tiếng Nga dù không ồn ào
nhưng vẫn là mạch ngầm được một số người Việt yêu thích và gìn giữ. Hàng năm,
vẫn có một số lượng không nhỏ người Việt đến nước Nga với mục đích học tập và
nghiên cứu bên cạnh số lượng người học tiếng Nga trong nước. Những khó khăn
khi nắm bắt tiếng Nga và áp dụng vào thực tế trong giao tiếp đòi hỏi chúng ta phải
tiếp tục có những nghiên cứu cụ thể hơn, sâu sắc hơn về tiếng Nga trong sự so sánh,
đối chiếu với tiếng Việt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt học tiếng Nga
và ngược lại: người Nga học tiếng Việt.

nguon tai.lieu . vn