Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hương Lan THEIN SEIN VÀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở MYANMAR LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hương Lan THEIN SEIN VÀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở MYANMAR Chuyên ngành Mã số : Lịch sử thế giới : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ BÍCH LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, các thầy cô Khoa Sử cùng tất cả các bạn trong khóa học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Tiến sĩ Hà Bích Liên, Cô đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin tỏ lòng kính trọng, biết ơn Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu. Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 08 năm 2014 Phạm Thị Hương Lan MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục DẪN LUẬN..........................................................................................................1 Chương 1. THEINSEIN VÀ ĐẤT NƯỚC MYANMAR...............................12 1.1. Khái quát về đất nướcMyanmar ............................................................12 1.2. U Thein Sein – những năm tháng trước cải cách...................................20 Chương 2. MYANMAR NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXIVÀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH........................................................................28 2.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến những cải cách của Thein Sein...................28 2.1.1. Những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội.......................................28 2.1.2. Trận bão Nargis: bước ngoặt chuyển hóa dân chủ tại Myanmar ....39 2.2. Những khó khăn, thách thức của công cuộc cải cách............................45 2.2.1. Tham nhũng – cuộc khủng hoảng lòng tin ở Myanmar ..................45 2.2.2. Bạo lực sắc tộc đe dọa cải cách tại Myanmar..................................51 2.2.3. Nhân tố Trung Quốc và ASEAN trong cải cách ở Myanmar..........58 Chương 3. VAI TRÒ CỦA THEIN SEINTRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH ....................................................................................74 3.1. Những bước đi đầu tiên của công cuộc cải cách....................................74 3.2. Những cải cách quan trọng ....................................................................82 3.3. Sự ủng hộ của thế giới với cải cách của Thein Sein..............................86 3.4. Thein Sein – con người làm thay đổi lịch sử Myanmar ......................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................117 PHỤ LỤC 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực có ý nghĩa quan trọng bởi đây là khu vực có tầm chiến lược và nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào. Trong khu vực Đông Nam Á thì Myanmar là một quốc gia lớn thứ hai về diện tích với tiềm năng thiên nhiên đa dạng và phong phú, từng có thời nổi danh là “bát gạo châu Á”, “nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới”. Hơn thế nữa, đất nước Myanmar còn có lịch sử văn hóa lâu đời, được các nước trong khu vực và thế giới biết đến với cái tên đậm màu sắc Phật giáo Phương Đông – Đất nước chùa vàng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều vương quốc khác trong khu vực vào cuối thời trung kỳ, vương quốc Myanmar lâm vào khủng hoảng, suy vong, tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Anh dòm ngó và hoàn thành quá trình xâm lược vào cuối thế kỷ XIX. Nhân dân Myanmar đã kiên trì tiến hành phong trào đấu tranh chống thực Anh, kết quả là ngày 4/1/1948 Myanmar được trao trả độc lập, chính phủ Thakin Nu (1948 – 1962) tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội. Con đường phát triển đó tiếp tục được thể hiện trong Cương lĩnh đi lên chủ nghĩa xã hội dưới tướng Ne Win (1962 – 1988). Những kế hoạch kinh tế thất bại do đề ra mục tiêu quá lớn so với cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém cộng với đường lối “tự lực cánh sinh” đã làm cho đất nước bị tụt hậu nghiêm trọng, Myanmar là nước duy nhất trong khu vực trở thành một trong ba mươi nước kém phát triển nhất thế giới theo danh sách công bố của Liên hợp quốc. Từ năm 1962 đến 2011, chế độ độc tài quân sự đã cai trị đất nước này. Ngành tư pháp không độc lập, chính quyền hạn chế truy cập internet thông qua kiểm duyệt và ngăn chặn truy cập.Lao động cưỡng bức, nạn buôn người, nhất là trẻ em diễn ra khá phổ biến. Các ngành công nghiệp then chốt bị quân đội kiểm soát và tham nhũng lan tràn. Quân đội bị cáo buộc đã biến Myanmar thành nơi xuất khẩu chính trong đường dây buôn ma túy quy mô lớn.Liên minh châu Âu (EU), ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn