Xem mẫu

1

MỞ ĐẦU
1.

đề à
Toàn cầu hoá là một xu thế hiện đang phát triển mạnh và lan rộng ra hầu

hết các nước trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế tạo cơ hội để
các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy,
duy trì tăng trưởng bền vững, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội nhờ việc
phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần nhận thức rằng toàn
cầu hoá là quá trình phân chia lại thị trường thế giới bằng biện pháp kinh tế.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay
gắt do thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường. Chính vì vậy, khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định một quốc
gia sẽ là “người hưởng lợi” hay “kẻ chịu thiệt” trong quá trình toàn cầu hoá.
Như vậy thì nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu
khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, và nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một nội dung cần được quan
tâm. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân
khách” mà còn gánh chịu hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngành xây dựng đã có những bước tiến
đáng kể theo hướng hiện đại. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng công trình,
vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng mà còn cả những lĩnh vực
khác: phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến
bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng. Tuy đã lớn mạnh về nhiều
mặt, nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng nước
ta còn yếu kém vì: Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt
Nam hiện có quy mô không lớn; công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện
xúc tiến thương mại, quảng bá, khuếch trương sản phẩm và hình ảnh của

2

doanh nghiệp chưa được chú trọng đầu tư đúng mức ... Do đó cần phải nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.
Đối với các nhà thầu xây dựng thì hoạt động đấu thầu là rất quan trọng,
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà thầu. Mặt khác, hoạt động đấu
thầu kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, thúc đẩy lực lượng sản xuất,
khoa học công nghệ phát triển. Với sự kiện Việt Nam đã gia nhập WTO thì
thị trường xây dựng nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng diễn ra rất sôi
động, ngày càng xuất hiện những nhà thầu mạnh, thi công những công trình
quy mô lớn, hiện đại. Do đó cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh
trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.
Xuất phát từ thực tế trên đây, tác giả chọn đề tài luận văn là: “Nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
2. Mụ đ

đề à

Trên cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung
và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng nói riêng
và trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đấu
thầu của các doanh nghiệp chuyên hoạt động về thi công xây lắp để đề xuất
một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cho doanh
nghiệp xây dựng.
3. Đố ượ



ạm v

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng cạnh tranh trong đấu thầu
của doanh nghiệp xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu là khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của một số
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3

4. P ươ

á

Trên cơ sở lý luận chung về đấu thầu: Luật Đấu thầu, hệ thống các văn
bản, chế độ, chính sách hiện hành về đấu thầu của Nhà nước và tình hình triển
khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong những năm vừa qua. Đề tài áp
dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, điều tra, khảo
sát số liệu, phân tích - tổng hợp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để giải
quyết các vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu.
5. Ý ng ĩ k o

ọ và





đề à

Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp
xây dựng nói riêng từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của các doanh nghiệp này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tiến trình phấn
đấu nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp.
6. K

l ậ vă
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương:
Chương 1 :

Những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm về khả năng cạnh
tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng.

Chương 2 :

Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của các nhà thầu
xây lắp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3 :

Các giải pháp và điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh
trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.

4

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
RONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1.1. Bản ch t và vai trò c

đ u thầu xây dựng

Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng.
Đứng trên góc độ nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức
chủ yếu để có được dự án giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất
của đấu thầu là quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác, đảm bảo tính công
bằng đối với các thành phần kinh tế về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất
lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra; Do cạnh tranh, mỗi
nhà thầu phải luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ, trang bị sản xuất và
phương tiện quản lý nhằm nâng cao chất lưọng và hạ giá thành sản phẩm; Để
thắng thầu, các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức
quản lý, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt là đội
ngũ lập hồ sơ dự thầu; Có trách nhiệm cao đối với công việc thắng thầu để
giữ uy tín với khách hàng.
Đối với chủ đầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng
đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công
trình; Chống được tình trạng độc quyền của Nhà thầu (nhất là về giá); Tăng
cường hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn
đầu tư ở các khâu của quá trình thi công xây lắp; Tạo cơ hội nâng cao trình độ
năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật và bản thân Chủ đầu tư. Theo
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì Đấu thầu là quá trình
lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu
thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính
cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (khoản 2 Điều 4 Luật

5

Đấu thầu). Mục tiêu của đấu thầu là tạo nên sự cạnh tranh công bằng và minh
bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của
dự án đầu tư.
Đối với Nhà nước, đấu thầu là phương thức quản lý các hoạt động xây
dựng thông qua việc uỷ quyền cho chủ đầu tư (bên mời thầu) theo chế độ
công khai tuyển chọn nhà thầu; Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả công
tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, hạn chế và loại trừ được các tình
trạng như: thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác
trong xây dựng cơ bản; Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của ngành xây lắp; Đấu thầu xây lắp là động cơ, điều kiện cho các
doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản cạnh tranh lành mạnh với nhau
trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xây lắp
nước ta.
Theo đó, trong quá trình đấu thầu có sự tham dự của 2 chủ thể có liên
quan đến dự án (gói thầu):
- Chủ đầu tư là bên mời thầu để thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư của
mình.
- Các nhà thầu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có khả năng thực
hiện nhiệm vụ của dự án đầu tư.
Đấu thầu xây dựng (xây lắp) được thực hiện qua các hình thức sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các
nhà thầu tham gia.
- Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu phải mời tối thiểu 05 nhà thầu có đủ
năng lực tham dự đấu thầu trường hợp thực tế có ít hơn 05 nhà thầu phải trình
người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

nguon tai.lieu . vn