Xem mẫu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các câycông nghiệp ngắn ngàyđang được sản xuất ở Việt Nam thì câyLạc có một vị trí rất quan trọng. CâyLạc, còn được gọi là Đậu phộng hayĐậu phụng (tên khoa học là Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Sản phẩm của câylạc rất giàu lipit, protein dùng làm thức ăn cho người và gia súc, dầu lạc cũng được sử dụng trong công nghiệp. Ngoài tiêu dùng nội địa, sản phẩm của cây lạc còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 100.000-135.000 tấn thu về 65-120 triệu USD [26]. Cây lạc được trồng khá phổ biến tại Việt Nam, trong đó tỉnh Hưng Yên là một trong những tỉnh trồng nhiều nhất. Nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng,được cấu tạo bằngcác trầm tích thuộc kỷĐệ Tứ, với chiều dài 150m - 160m và đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất khá đa dạng từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Bên cạnh tài nguyên đất đai, tỉnh HưngYên còn có nguồn tài nguyên nước kháphongphú, có thể cung cấp nước trực tiếp cho nông nghiệp qua cáchệ thống sôngngòitự nhiên vàhệ thống trung đại thuỷnông Bắc - Hưng - Hải. Với những ưu thế đó thì câylạc được chú trọng quan tâm đặc biệt bởi nó phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh HưngYên. Thành phần sinh hoá của hạt lạc có thể thay đổiphụ thuộc vào giống, vào sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả, các yếu tố không bình thường như: sâu bệnh hại, và phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hoá của hạt lạc [1]. Các loại bệnh hại trên cây lạc chủ yếu do các loài sâu, rệp, vi khuẩn... gây ra và còn một loại bệnh nữa do tuyến trùng gây ra cũng gây hại không kém tới năng suất cây trồng. Tuyến trùng gây thiệt hại ở tất cả các khu vực trồng cây lạc trên thế giới. Theo khảo sát của các nhà tuyến trùng học, tổn thất hàng năm gây ra bởi các loài tuyến trùng trên cây lạc được ước tính khoảng 12% và thiệt hại ước tính khoảng 1,03 tỷ USD [26]. 1 Trong những năm gần đây, năng suất cây lạc tại tỉnh Hưng Yên có sự suy giảm bởi một số bệnh hại, trong đó phải kể đến bệnh do tuyến trùng ký sinh gây ra. Chúng làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hướng tới chất lượng củ lạc và có thể lây nhiễm ở trong đất rất lâu với điều kiện thuận lợi. Nhưnghiện nayở Việt Nam vẫn chưa có một báo cáo khoa họccụ thể nào về mức độ gây hại của tuyến trùng trên cây lạc hay những loài tuyến trùng ký sinh gây hại chính,đôi khi người nông dân vẫn bịnhầm lẫn bệnh do tuyến trùnggâyra có thể là do nấm và vi khuẩn vì biểu hiện bệnh của chúng tương đối giống nhau. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cây lạc ở tỉnh Hưng Yên” nhằm bước đầu xác định về thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên lạc, mô tả hình thái của một số loài tuyến trùng ký sinh quan trọng cũng như triệu chứng bệnh gây ra trên cây lạc bởi chúng. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định thành phần loài tuyến trùng ký sinh gây hại trên cây lạc ở Hưng Yên. - Triệu chứng bệnh gây ra bởi mật độ và số lượng của tuyến trùng ký sinh. 3. Ý nghĩa của đề tài - Cung cấp thôngtin về tuyến trùng gâyhại trên câylạc, cụ thể tại tỉnh Hưng Yên. - Đánh giá mức độ gây hại trên cây lạc của tuyến trùng, từ đó chúng ta có thể tìm hiểu để đưa ra các giải pháp phòng bệnh và hạn chế sự lây nhiễm của chúng. 2 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu về tuyến trùng ký sinh cây lạc trên Thế giới và tại Việt Nam 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về tuyến trùng ký sinh cây lạc trên Thế giới Tuyến trùng ký sinh thực vật là nhóm tuyến trùng chủ yếu sống trong đất và có qua hệ chặt chẽ với thực vật đang phát triển. Chúng sống và ký sinh ở tất cả các phần của thực vật, bao gồm rễ, thân, lá và các hoa củathực vật đangphát triển. Do quátrình sống và sinh sản trên hoặc trong cơ thể thực vật, tuyến trùng có thể gâyra nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với thực vật-cây chủ như phá hủy mô thực vật, tạo các vết thương, các biến đổi về sinh lý…Ngoài tác hại trực tiếp trên, chúng còn có mối quan hệ với các tác nhân gâybệnh khác, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của thực vật [4]. Tuyến trùng thuộc ngành Nemata, trong đó tuyến trùng ký sinh thực vật gồm các loài tuyến trùng ở 4 bộ, khác nhau về cấu tạo hình thái, giải phẫu và tính chất ký sinh ở thực vật. Bộ Tylenchida: bao gồm hầu hết các loài tuyến trùng là đại diện cho các nhóm ký sinh ở các phần khác nhau của thực vât. Bộ Aphelenchida: gồm một số loài tuyến trùng ký sinh ở các phần trên mặt đất của câynhư lá, hoa. Bộ Dorylaimida: gồm các loài họ Longidoridae là nhóm tuyến trùng ngoại ký sinh thực vật, một số loài có khả năng mang truyền virus. Bộ Triplonchida: gồm các loài của 2 họ Trichodoridae và Diphterophoridae là nhóm ngoại ký sinh thực vật, nhiều loài có khả năng mang truyền virus. Trong đó bộ Tylenchida là nhóm tuyến trùng ký sinh đông đảo nhất và có tầm quan trọng nhất trên phạm vi toàn thế giới [4]. Theo báo cáo tổng quan của các nhà nghiên cứu về tuyến trùng học, cho đến nay đã xác định hàng trăm loài tuyến trùng ký sinh gây thiệt hại trên câylạc tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là: Meloidogyne spp., Pratylenchus brachyurus, Belonolaimus longicaudatus, Criconemella ornata, Aphelenchoides arachidis, Aphasmatylenchus straturatus, Scutellonema cavenessi, Tylenchorhynchus brevilineatus và Ditylenchus destructor [26]. 3 Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. Giống tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có 3 loài ký sinh trên cây lạc là: M. arenaria, M. javanica, M. hapla. Ba loài này được biết đến rộng rãi ở cả 3 vùng bắc, trung và nam nước Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Châu Âu bao gồm cả Địa Trung Hải, Nhật Bản, Úc và đảo Fiji. Các yếu tố sinh học và môi trường thuận lợi có liên quan chặt chẽ tới sự phân bố và tầm quan trọng của chúng, cụ thể tuyến trùng M. arenaria và M. javanica thườngtập trungở vùng ấm vànóng trên thế giớicòn loài M. hapla thì được tìm thấyở vùng lạnh [13]. Theo báo cáo gần đây, loài M. arenari đặc biệt chiếm ưu thế khi ký sinh trên cây lạc ở vùng Alabama, Georgia, Texas và Arkansas và M. hapla có mức độ gâyhại lớn nhất tại các vùng Bắc Carolina, Virginia và Oklahoma [41]. Cả M. arenaria và M. hapla đều được xác định là nguyên nhân gây hại cho cây lạc ở các bang Georgia, Bắc Carolina và Oklahoma của Mỹ. Loài M. javanica cũng được tìm thấytại một số vùng trồng lạc ở bang Georgia [43]. Tại một số nơi khác trên thế giới, M. arenaria cũng đã được tìm thấy như ở Zimbamwe (Martin, 1958), Isarel (Orion & Cohn,1975), Ấn Độ (Sharma & cs., 1978; Dhruj & Vaishnav, 1981;Sakhuja & Sethi, 1985c). Một báo cáo từ Senegal (Châu Phi) cho biết đã tìm thấy 2 loài tuyến trùng sần rễ M. arenaria và M. javanica, nhưng chúng đều không gâyhại nhiều trên câylạc (Netscher, 1975). Trước đó, Martin (1958) là người đầu tiên nghiên cứu và thông báo về loài M. javanica ký sinh trên cây lạc ở Zimbabwe [11]. Biểu hiện gây bệnh: Ấu trùng của Meloidogyne thường xâm nhập gâyhại đối với rễ và củ lạc. Chúng đi vào phần đầu của rễ và làm hỏng cấu trúc mỏng manh của rễ khi có một số lượng lớn đi vào diện tích giới hạn của rễ [9]. Minton (1963) đã nghiên cứu sự lây nhiễm và mô bệnh học của M. arenania trên cây lạc. Chúng gây nhiễm vào rễ lạc với ấu trùng tuổi 2 của M. arenania thì sẽ phát triển rất nhanh sau 2 ngày. Chỉ sau 8 ngàycác tế bào phát triển lớn, đa nhân và mật độ dày đặc. Các tế bào gần chỗ tuyến trùng xâm nhập bắt đầu phân chia nhanh chóng và 4 tăng về kích thước rồi phình to ra dẫn đến mấttổ chức của mô mạch. Sự xuất hiện các nốt sần ở rễ giống như các u mô nhỏ của tế bào có liên quan tới tuyến trùng bao bên ngoài của trụ rễ, chúng được nhân rộng và phát triển ra ngoài vỏ. Các tế bào lân cận của vỏ tế bào cũng đã bịpháhủybởi sự nhân lên nhanh chóng của mật độ tuyến trùng và các mô tế bào bắt đầu bị hoại tử, sự phát triển về chiều dài của rễ bị hạn chế bởi những u nốt trên rễ, chức năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của rễ cũng bị phá hủy [26]. Tất cả sự thay đổi về cấu tạo giải phẫu bởi M. javanica trên các tế bào rễ cây lạc chính là sự tăng nhanh và phình to ra của các tế bào mà kết quả là do sự hình thành của các tế bào khổng lồ đa nhân ở vỏ và thân của rễ. Các nốt sần trên rễ và củ lạc do M.arenaria và M. javanica thường giống nhau và lớn hơn so với các nốt sần do M. hapla [9,19]. Các nốt sần được tạo ra bởi M. arenaria và M. javanica có thể có đường kính lớn gấp vài lần so với các rễ bên cạnh, do đó nó ít mở rộng hơn so với các rễ nhánh không bị nhiễm. Sakhuji và Sethi (1985) quan sát ở các rễ bị nhiễm bởi M. javanica thì chúng tăng lên nhanh chóng từ 2 đến 5 lần so với các rễ bên cạnh ở tất cả vị trí. Nốt sần tạo ra do Rhizobium trên rễ cây lạc có thể được chẩn đoán nhầm giống như nốt sần do tuyến trùng gây ra nhưng thực tế chúng lại rất khác nhau [32]. Machmer (1951) đã mô tả các triệu chứng trên cây lạc bị nhiễm bởi M. arenaria như sau: sự sây sát xảyra trên tất cả các phần dưới của câylạc kể cả vỏ lạc cũng xuất hiện các nốt mụn. Thân củ lạc thường rất nhiều nốt mụn và dễ dàng bị cắt đứt nếu củ lạc bị nhiễm sớm từ đó sẽ ảnh hưởng tới phôi thai hạt giống. Machmer cũng nói thêm về quần thể thực vật cây lạc không biểu hiện bệnh dễ thấy cho đến khi chúng gần được thu hoạch. Tại Trung Quốc, Zhang (1985) cũng đã thông báo cây lạc bị nhiễm tuyến trùng M. arenariasau khoảng 40 ngày trồng thì lá cây lạc đã bắt đầu chuyển màu vàng và cây bị còi cọc. Biểu hiện trên mặt đất của M. hapla (Taylor & Sasser, 1978) và M. javanica (Minton & cs., 1969b) tươngtự giống như của M. arenaria. Khi cây bị ảnh hưởng thì tăng trưởng và năng suất đều kém [44]. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn