Xem mẫu

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu với thời gian 02 năm, dưới sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Môi trường ­ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thầy giáo hướng dẫn, bạn bè và đồng nghiệp tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học với đề tài “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Môi trường ­ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức làm nền tảng cho tôi hoàn thành khoá học này. Xin chân thành cảm ơn Viện Môi trường Nông nghiệp ­ Viện KHNNVN và Tổng Công ty ĐTPT cao su Nghệ An ­ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian và công việc để tôi có thể tập trung nghiên cứu hoàn thành luận văn đúng hạn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Vũ Thắng – phó bộ môn Hoá Môi trường ­ Viện Môi trường Nông nghiệp ­ Viện KHNNVN đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn bác Nguyễn Quang Diệu (Trưởng ban quản lý làng nghề) cùng với chính quyền địa phương, các chủ doanh nghiệp, công nhân viên… làng nghề Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã đóng góp những ý kiến quý báu và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nghiên cứu, khảo sát, thu thập tài liệu trong thời gian thực hiện luận văn. Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được nguồn động viên to lớn của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 11 năm 2011 Học viên Luận văn Thạc sĩ Khoa học 1 Phạm Viết Duy Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Viết Duy MỞ ĐẦU 1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề Việt Nam mang tính truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và các lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền của đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam), đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước, các sản phẩm của các ngành nghề truyền thống ngày càng đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn trong việc nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn. Bên cạnh mặt tích cực và những đóng góp lớn cho nền kinh tế ­ xã hội thì sự phát triển của hoạt động sản xuất làng nghề cũng mang lại nhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề môi trường, tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN). Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy 46% số làng nghề được khảo sát có môi trường (không khí, đất, nước hoặc cả ba dạng) ô nhiễm nặng. Chất lượng môi trường tại cơ sở sản xuất và trong khu vực các làng nghề đang bị suy thoái trầm trọng. Tùy theo loại hình sản xuất, môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm khác nhau. Ô nhiễm nguồn nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, tái chế giấy, sơn mài, dệt nhuộm. Ô nhiễm môi trường đất diễn ra nghiêm trọng ở các làng nghề tái chế kim loại do phần lớn chất thải rắn không được thu gom, xử lý mà xả thẳng vào môi trường. Ô nhiễm không khí diễn ra nặng nề tại nhiều làng nghề gốm sứ vật liệu xây dựng và đặc biệt là các làng nghề khai thác và chế tác đá [2]. Luận văn Thạc sĩ Khoa học 2 Phạm Viết Duy Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các bệnh, dịch cho người dân đang lao động và sinh sống chính ở làng nghề. Một số kết quả điều tra nghiên cứu đã cho thấy số người mắc bệnh chung tại các làng nghề cao gấp nhiều lần so với những làng nghề thuần nông. Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Có khoảng 31% số người lao động tại các làng nghề bị mắc bệnh liên quan đếnnghềnghiệp [2]. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho người lao động và cộng đồng trong các làng nghề là câu hỏi luôn được các cấp, các ngành đặt ra và quan tâm từ lâu. Cho đến nay đã có nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu được triển khai và đã đề xuất ra không ít giải pháp khoa học, công nghệ, y học để bảo vệ sức khỏe người lao động trong nghành nghề nông thôn nói riêng và người lao động nói chung. Tuy nhiên, TNLĐ và tỷ lệ BNN từ ngành nghề nông thôn vẫn đang gia tăng nhanh chóng, điều này phản ánh việc áp dụng các giải pháp đã được nghiên cứu vào thực tế vẫn còn hạn chế, đem lại hiệu quả chưa cao. Công tác giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn chặn TNLĐ và BNN, chăm sóc sức khoẻ người lao động dường như thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, người tổ chức sản xuất, người lao động và giữa các Bộ, ban, ngành [3], [5]. NinhVânlàmộtxãnằmởphíaTâyNamhuyệnHoaLư,tỉnhNinhBình từ lâu đã được biết tới với nghề làm đá mỹ nghệ với những sản phẩm nổi tiếng xuất hiện ở khắp nơi và phục vụ khắp mọi miền đất nước như: Nhà thờ đá Phát Diệm, lăng thánh mẫu Liễu Hạnh ­ Nam Định, tượng đài Nghĩa trang Trường Sơn, tượng đài TNXP chống Mỹ cứu nước ở Quảng Trị, 500 pho tượng La Hán trong chùa Bái Đính,NinhBình…[6],[11]. Với các sản phẩm đá phong phú và đa dạng (như chậu cảnh, bể cảnh, tượng nghệthuật,tượng tôn giáo, cácbứcphù điêu cột đá, cổngđá,vănbia,lăng mộ tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh, đình chùa, miếu phủ…) Nghề đá đã Luận văn Thạc sĩ Khoa học 3 Phạm Viết Duy Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội mang lại cho Ninh Vân một diện mạo mới nhưng phía sau sự giàu có ấy là tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến hồi báo động. Bên cạnh đóng góp vào sự phát triển về kinh tế, sự phát triển nhanh của làng nghề chế tác đá mỹ nghệ cũng kéo theo suy giảm sức khỏe người dân. Thời gian gần đây, số ca mắc viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh ngoài da tăng đột biến. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, làng nghề cứ phát triển tự phát như hiện nay thì chẳng mấy chốc, làng nghề chế tác đá sẽ biến thành trung tâm ô nhiễm của tỉnh Ninh Bình. Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với nghề đá như: Đưa vào các dây chuyền sản xuất với các máy móc, thiết bị hiện đại; các mô hình xử lý ô nhiễm bằng công nghệ cao; Xây dựng hệ thống nhà xưởng kiên cố, hiện đại…Song chúng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn không phù hợp với khả năng đầu tư của người dân ở làng nghề. Mặt khác hạn chế về kiến thức, thông tin cũng là một trong những trở ngại lớn đối với người dân làng nghề trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân. Chính vì thế ở làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân vẫn còn tồn tại những vấn đề về ô nhiễm môi trường, TNLĐ và BNN. Để cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Tôi triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường và bệnh nghề nghiệp ởcáclàng chế tácđáhuyệnHoa Lư, tỉnhNinhBình”. 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN ­ Đề xuất được giải pháp có hiệu quả và khả thi để cải thiện môi trường lao động và sức khỏe người dân ở các làng nghề chế tác đá huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. ­ Xây dựng được mô hình điểm và đề xuất phương án tổ chức áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường lao động và BNN cho người lao động trong làng Luận văn Thạc sĩ Khoa học 4 Phạm Viết Duy Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội nghề chế tác đá ở Hoa Lư­Ninh Bình nói riêng cũng như các làng nghề chế tác đá ở ViệtNamnóichung. 3. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Cấu trúcluận văngồmnhữngphầnchính như sau: Mởđầu Chương 1:Tổngquantàiliệu nghiêncứu Chương 2:Phạmvi, đốitượng, nộidung và phương pháp nghiên cứu Chương 3:Kếtquảnghiên cứu và thảoluận Kếtluận và kiến nghị Tàiliệuthamkhảo Phụ lục CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Khai thác và chế tác đá Việc khai thác và chế tác đá đã được biết đến từ thời xa xưa. Vào khoảng 3 triệu năm trước, thời kỳ đồ đá bắt đầu, là một thời gian tiền sử dài trong đó con người sử dụng đá để chế tạo nhiều đồ vật từ nhiều kiểu đá khác nhau. Ví dụ, đá lửa và đá phiến silic được mài sắc (hay được đẽo) để làm công cụ cắt gọt và vũ khí, trong khi đá basalt và đá sa thạch được dùng làm công cụ. Về sau con người ngày càng cải tiến và sử dụng kỹ thuật một cách rộng rãi để đẽo đá từ nguyên liệu thô tạo ra các đồ vật bằng đá với cách thức chế tác khác nhau, với sức sáng tạo ngày càng đa dạng, phong phú. Kỹ thuật được sử dụng có thể là phun hay thổi các chất màu lên đá. Việc này được thực hiện bởi những nghệ nhân chế tác ra những sản phẩm nổi tiếng trên khắp thế giới: từ những công cụ đơn giản cho đến hình khắc trên đá và tranh vẽ trên đá có thể được tìm thấy trên bất kỳ loại đá nào và có thể được phát hiện ở nhiều nơi trên trái đất, gồm cả châu Á (Bhimbetka, Ấn Độ, Trung Quốc,…), Bắc Mỹ (Thung Luận văn Thạc sĩ Khoa học 5 Phạm Viết Duy ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn