Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Ngọc Hằng “XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN GIÚP HỌC SINH TỰ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRÊN MÁY TÍNH CHƯƠNG ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM VÀ CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM (THUỘC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10-BAN CƠ BẢN) Chuyên ngành Mã số : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.LÊ THỊ THANH THẢO Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học, thời gian làm luận văn và đến khi luận văn hoàn chỉnh, tôi đã được sự giúp đỡ, quan tâm của quý thầy cô trong khoa Vật Lý – trường ĐHSP TP.HCM. Tôi xin chân thành quý thầy cô và nhất là Tiến sĩ Lê Thị Thanh Thảo đã hướng dẫn tận tình trong suốt 1 năm để luận văn của tôi được hoàn thành. Trong suốt thời gian làm việc với cô, cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi cũng như các bạn rất nhiều. Qua đó, tôi cũng đã học hỏi rất nhiều với phương pháp giảng dạy mới, những kiến thức-kỹ năng của người giáo viên trong tương lai,…và cả phương pháp tự học, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn bạn Thu Vân, Thanh Trang cùng gia đình đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học và luận văn. Luận văn này còn một số chưa hoàn chỉnh, thiếu sót cũng như chưa đáp ứng đúng như mong muốn nên rất mong được sự góp ý, chỉ bảo, hướng dẫn của quý thầy cô và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn, có thể ứng dụng và phục vụ cho giáo dục. Vũ Thị Ngọc Hằng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiểm tra-đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học. Nếu kiểm tra-đánh giá phản ánh tốt mục tiêu dạy học thì kết quả kiểm tra sẽ cung cấp những thông tin phản hồi đáng tin cậy để điều chỉnh tất cả các khâu còn lại của quá trình dạy học, từ nội dung đến phương pháp, phương tiện dạy và học. Trong thực tiễn giáo dục phổ thông Việt Nam nhiều năm qua, kiểm tra - đánh giá thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, giáo viên có toàn quyền quyết định từ nội dung đến hình thức kiểm tra-đánh giá, trong đa số trường hợp kiểm tra chủ yếu nhằm mục đích đánh giá, xếp loại học sinh, vai trò điều chỉnh của kiểm tra chưa được xác định đúng tầm quan trọng của nó trong quá trình dạy học, khai thác và quan tâm đúng mức. Từ lâu trong thực tế chủ yếu chỉ sử dụng hình thức kiểm tra tự luận, một hình thức kiểm tra có nhiều hạn chế như: không bao quát được các mục tiêu giáo dục, thông tin phản hồi đến từng cá nhân học sinh là yếu nên kết quả kiểm tra không đủ thông tin phản hồi về kết quả học tập cả chương trình học, không giúp ích thiết thực cho học sinh trong việc tự điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ. Đa dạng hóa hình thức, làm phong phú nội dung kiểm tra, thi cử, làm thế nào để việc kiểm tra-đánh giá giúp học sinh chủ động hơn trong việc tự điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ, phương pháp học tập để không ngừng tiến bộ và phát triển trong quá trình học tập là những vấn đề phải quan tâm cải tiến. Theo công văn số 14653/BGDĐT–KT& KĐ của Bộ giáo dục và đào tạo thì bắt đầu từ năm học 2006-2007, phương pháp trắc nghiệm khách quan được đưa vào trong các kỳ thi quan trọng và ngay cả trong chương trình sách giáo khoa mới (từ chương trình lớp 6) học sinh cũng đã làm quen với hình thức kiểm tra, thi cử trắc nghiệm khách quan nhưng chưa được thông dụng, phổ biến. Trong tương lai rất gần, kỳ thi đại học sẽ không còn và thay thế vào đó là kỳ thi tốt nghiệp với nhiều môn bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Muốn đạt được kết quả cao, học sinh cần được làm quen, rèn luyện với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Giáo dục ngày càng đổi mới, đòi hỏi người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá cho phù hợp. Hiện nay chương trình hỗ trợ tự ôn tập bằng trắc nghiệm rất nhiều, tập trung nhiều vào chương trình lớp 12. Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng thì cần phải rèn luyện và làm quen phương pháp trắc nghiệm ngay từ lớp dưới . Trong thời đại mà công nghệ thông tin và truyền thông được áp dụng ngày càng rộng rãi và mang lại chất lượng, hiệu quả cho hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội thì giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục nói chung, trong kiểm tra-đánh giá nói riêng giúp đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá, giúp người học chủ động và được tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ giáo dục. Làm thế nào để học sinh chủ động tự kiểm tra để tự đánh giá để kịp thời điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ, phương pháp học tập để không ngừng tiến bộ là vấn đề mà luận văn này quan tâm giải quyết. “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp học sinh tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập trên máy tính chương Động học chất điểm và chương Động lực học chất điểm (thuộc chương trình Vật lý lớp 10- Ban cơ bản) ” là nội dung đề tài nghiên cứu, được trình bày trong khuôn khổ luận văn này. Lý do tôi chọn chương trình Vật lý 10 để xây dựng hệ thống câu hỏi là: Hiện nay chương trình Vật lý 10 đã được áp dụng đại trà, mục tiêu của chương trình học đã được xác định mà trên cơ sở đó có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá và đưa ra những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần thực hiện. Lý do tôi chọn hình thức của câu hỏi là trắc nghiệm khách quan là vì hình thức này giúp bao quát tất cả các mục tiêu dạy học của chương trình học, hơn hữa, đây sẽ là hình thức chủ yếu được sử dụng trong các kỳ thi quốc gia mà học sinh rất cần phải làm quen từ sớm (Theo công văn số 14653/BGDĐT–KT& KĐ của Bộ giáo dục và đào tạo thì bắt đầu từ năm học 2006-2007, phương pháp trắc nghiệm khách quan được đưa vào trong các kỳ thi quan trọng). Lý do tôi xây dựng hệ thống câu hỏi trên máy tính là mong muốn học sinh được chủ động tự kiểm tra-đánh giá trong suốt quá trình học tập và nhiều học sinh được làm quen với dịch vụ này. Từ kết quả nghiên cứu này nếu tiếp tục được phát triển trong tương lai thì có thể phát triển thành dịch vụ tự kiểm tra-đánh giá trực tuyến. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương I và II thuộc chương trình Vật lý 10 bằng phần mềm tin học để nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh tự kiểm tra–đánh giá quá trình học tập khi học chương I: Động học chất điểm và chương II: Động lực học chất điểm, hỗ trợ giáo viên trong việc ra đề kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm. 3. Giả thuyết khoa học Một hệ thống câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn được xây dựng bao quát những mục tiêu của chương trình học với những thông tin phản hồi cần thiết cho từng lựa chọn trả lời sẽ giúp học sinh tự kiểm tra và tự đánh giá kết quả học tập trong suốt quá trình học tập ở trường, đó là cơ sở để học sinh kịp thời tự điều chỉnh việc học tập, từ kiến thức đến hành vi (kỹ năng), thái độ, phương pháp học tập sẽ là cơ sở để kết quả học tập không ngừng tiến bộ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được kết quả của mục đích đề tài đưa ra, cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :  Nghiên cứu các hình thức kiểm tra–đánh giá trong giáo dục.  Nghiên cứu cơ sở lý luận của tự kiểm tra–đánh giá trong giáo dục.  Nghiên cứu cơ sở khoa học về xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.  Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lý 10, đặc biệt là chương I: Động học chất điểm và chương II: Động lực học chất điểm.  Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương I: Động học chất điểm và chương II: Động lực học chất điểm. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn