Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Ngọc Hiền VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Trần Thanh Bình, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Với những tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin cảm ơn:  Quý thầy, cô tham gia giảng dạy lớp Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn K18  Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh  Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường THPT tại Tây Ninh: THPT Lý Thường Kiệt, THPT Nguyễn Thái Bình.  Gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Lê Ngọc Hiền DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Viết tắt 1. GV : 2. HS : 3. LTKT : 4. PPDH : 5. TPVC : 6. THPT : Viết đầy đủ Giáo viên Học sinh Lý thuyết kiến tạo Phương pháp dạy học Tác phẩm văn chương Trung học phổ thông MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 – 1996) của Đảng đã định hướng đổi mới nền giáo dục nước ta nói chung và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nói riêng: “Cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả năng suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông”. Mục tiêu của việc đổi mới giáo dục và PPDH lần này đã xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đất nước và những thành tựu của triết học, giáo dục học, tâm lí học hiện đại về con người và hoạt động nhận thức, học tập của con người. Tiếp tục khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và PPDH ở nước ta, Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X đã viết: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Điều 28.2 Luật Giáo dục (2005) cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/ 2006/ QĐ - BGDĐT ngày 05/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã đặt ra yêu cầu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh những thành tựu đã đạt được về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và nêu phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Thông báo Kết luận số 242-TB/TW ngày 15/04/2009, Bộ Chính trị đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó giải pháp thứ tư nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống”. Dựa trên quan điểm chỉ đạo đó, kết hợp với những bước chuyển biến của dạy học hiện đại, chúng ta nhận thấy rằng đổi mới PPDH là một giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nền giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay. Người thầy từ chỗ là người truyền đạt tri thức chuyển sang người cung cấp cho người học phương pháp thu nhận, lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, có tư duy và sáng tạo. Và cốt lõi của việc đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập chủ động nhằm giúp các em phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Người học ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn