Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ HÀ THẾ BÌNH THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TẠI HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS. BÙI NGỌC OÁNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thế giới loài người là muôn hình vạn trạng, không ở đâu trong sự phát triển xã hội của học sinh bậc trung học cơ sở hay còn gọi là ở lứa tuổi vị thành niên lại có những thay đổi rất lớn trong những năm gần đây là lĩnh vực giới tính. Trong khi tình dục ám chỉ khía cạnh sinh lý thì giới tính là khía cạnh xã hội của phái nam và phái nữ. Một vài góc độ của trẻ vị thành niên xoáy sâu vào chân giá trị và vào mối quan hệ xã hội hơn giới tính và một trong những góc độ mà giới tính đặc biệt nhắc tới đó là: Vai trò của giới tính-niềm mong chờ mà ấn định phái nam hay phái nữ nên phải suy nghỉ, hành động và cảm xúc như thế nào. Để giúp học sinh nhận thức đúng được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, ngoài việc cung cấp những tri thức khoa học qua những môn học chính khóa, nhà trường phổ thông còn phải tạo mọi điều kiện cung cấp cho các em các tri thức về những ảnh hưởng của sinh lý, xã hội và nhận thức đối với giới tính. Giáo dục giới tính là một loại hình giáo dục hết sức phức tạp nhằm giáo dục con người ở thế hệ trẻ vươn lên làm người bao hàm những giá trị của “Chân, Thiện, Mỹ”. Là một bộ phận góp phần giáo dục con người hình thành nhân cách ở mọi cá nhân. Trong thời kỳ mở cửa giao lưu văn hóa như hiện nay giữa các dân tộc, các quốc gia với nền khoa học hiện đại đang phát triển mạnh. Việc giáo dục giới tính góp phần xây dựng nhân cách con người là một vấn đề rất quan trọng. Để giúp con người phát triển bình thường và phát triển toàn diện về nhân cách, chúng ta cần đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong hoạt động giáo dục của xã hội. Giáo dục cho học sinh có năng lực hiểu được người khác giới với mình, có tình cảm tôn trọng đối với họ không chỉ là con người nói chung, mà còn là đại diện của nam giới, có năng lực, tính đức và tôn trọng những đặc điểm giới tính của nhau trong quá trình hoạt động cùng nhau. Song trong thực tế bên cạnh các bộ môn khoa học khác thì việc giáo dục giới tính ở bậc trung học cơ sở còn bị xem nhẹ, đặc biệt là trong công tác giáo dục, sử dụng đội ngũ giáo viên tham gia dục chuyên đề này hầu như không có đa số do giáo viên chủ nhiệm và các bộ môn như: Giáo dục công dân và môn Sinh học kiêm nhiệm. Vấn đề giáo dục giới tính có là vấn đề cần thiết tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Thiết nghĩ bên cạnh việc học các bộ môn văn hóa, học sinh vẫn có nhu cầu tìm hiểu, nhận thức đối với các vấn đề giới tính. Chuyên đề này đang có sức hút nhất định và ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh bậc trung học cơ sở. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng giáo dục giới tính, phát hiện nhu cầu bồi dưỡng, nhu cầu người học ở các trường THCS trong huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương và các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý và giáo dục giới tính. Từ đó đề nghị những biện pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giới tính các trường THCS trong huyện Thuận An. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giới tính và công tác tổ chức quản lý giáo dục giới tính cho học sinh bậc THCS. - Thực trạng hoạt việc quản lý giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thuận An. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục giới tính ở các trường THCS tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương chưa được tổ chức tốt về các mặt như: việc quản lý, tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chưa đủ về số lượng CB-GV tham gia giáo dục và chưa đồng bộ về cơ cấu nên chưa mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức và văn hóa cho học sinh nhằm đáp ứng với yêu cầu chung của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở trong huyện Thuận An. - Khách thể nghiên cứu: Cán bộ-giáo viên các trường trung học cơ sở, học sinh và phụ huynh trên địa bàn huyện Thuận An tỉnh Bình Dương. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã chọn mẫu và tiến hành khảo sát ngẫu nhiên trên 120 giáo viên, 275 học sinh, 50 cha mẹ học sinh của 5 trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. 6. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục giới tính của 5 trường THCS tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương : - Trường THCS Trịnh Hoài Đức - Trường THCS Nguyễn Văn Tiết - Trường THCS Bình Chuẩn - Trường THCS Tân Thới - Trường THCS Phú Long. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: sách, báo, các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học. 7.2. Phương pháp quan sát Dự một số tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh học, giáo dục công dân, sinh hoạt ngoại khóa có liên quan đến giáo dục giới tính ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thuận An nhằm quan sát tinh thần và thái độ học tập của học sinh về vấn đề này, phương pháp giáo dục của giáo viên đối với chuyên đề giáo dục giới tính. 7.3. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành gặp gỡ chuyện trò và trao đổi với Ban giám hiệu, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các môn học liên quan đến giáo dục giới tính ở các trường THCS tại huyện Thuận An, cán bộ chuyên môn phòng Giáo dục Thuận An, một số cha mẹ học sinh về các vấn đề có liên quan. 7.4. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với một số cán bộ, giáo viên trực tiếp làm công tác này, một số phụ huynh, học sinh học tại các trường trung học cơ sở thuộc huyện Thuận An tỉnh Bình Dương về thực trạng của đội ngũ giáo viên đối với vấn đề này và các giải pháp 7.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Thông qua các kết quả điều tra để phân tích, tổng hợp, so sánh. Từ đó rút ra những kết luận chủ yếu mang tính sự kiện có ý nghĩa. 8. Đóng góp của đề tài Xác định những cơ sở có tính khoa học về việc cần thiết phải tổ chức quản lý chặt chẽ việc giáo dục giới tính ở các trường THCS trong huyện Thuận An nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Đưa ra biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giáo dục giới tính ở các trường THCS trong huyện Thuận An và các huyện khác có điều kiện tương tự như tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn