Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________________ Nguyễn Thảo Hương THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CÁ NHÂN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. Lê Thị Minh Hà Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Điều 23 Công ước về quyền trẻ em (thông qua ngày 20/11/1989) đã xác định: Trẻ em khuyết tật có quyền được chăm sóc đặc biệt. Có những nhu cầu riêng, có quyền đến trường, được học tập, được giáo dục, được đào tạo để có điều kiện hội nhập vào xã hội, phát triển nhân cách trọn vẹn về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ở nước ta, Quốc hội và Chính phủ đã có những văn bản pháp lý về người khuyết tật nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng. Nghị định 26/CP của Chính phủ ngày 17/4/1995, Chính phủ đã chính thức giao nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật cho ngành giáo dục. Điều này khẳng định việc giáo dục trẻ khuyết tật là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, trẻ em khuyết tật phải được hưởng quyền được chăm sóc và giáo dục. Định hướng chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam phải là giáo dục hòa nhập. Cùng với giáo dục hòa nhập, thúc đẩy các hoạt động của các trường, các trung tâm dạy trẻ khuyết tật thực hiện nhiệm vụ chức năng là các trung tâm nguồn. Các trung tâm nguồn là nơi thực hiện các nội dung, phương pháp mới về giáo dục, dạy học trẻ khuyết tật, vừa là chỗ dựa để bồi dưỡng giáo viên tật học trong tỉnh; đồng thời có năng lực tư vấn cho các cấp quản lý giáo dục về giáo dục tật học và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong địa bàn toàn tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ, chức năng trên, đồng thời đáp ứng chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục của Đảng và Nhà nước, ta cần phải có sự đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nói chung và quản lý hoạt động giáo dục cá nhân nói riêng ở các trường chuyên biệt để từ đó có cơ sở xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường chuyên biệt. “Hiểu trẻ mới dạy được trẻ” được xem là nguyên tắc rất quan trọng trong giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt bao gồm đặc điểm về thể chất, tinh thần và quan hệ xã hội khác nhau, giáo dục đặc biệt cho dù thực hiện ở môi trường nào chăng nữa (hòa nhập hay chuyên biệt) thì mỗi đứa trẻ khuyết tật bao giờ cũng cần có riêng một kế hoạch giáo dục cá nhân. Trên thực tế, giáo dục cá nhân là nền tảng cơ bản của công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật. Vì thế giáo dục cá nhân là một hoạt động không thể thiếu trong hệ thống các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường chuyên biệt. Trong lĩnh vực giáo dục, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, quyết định hiệu quả và chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì một trong các khâu then chốt là phải nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, trong đó nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân là một trong những thành tố quan trọng trong cấu thành chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường chuyên biệt. Học sinh chậm phát triển trí tuệ là một bộ phận của cộng đồng xã hội. Dù bị khuyết tật các em vẫn là trẻ em và các em có đầy đủ các quyền, nhu cầu, khả năng học tập và phát triển như mọi trẻ em. Giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ đã tồn tại và phát triển từ nhiều thế kỷ. Nhiệm vụ của nhà giáo dục là làm sao cho nó không ngừng phát triển và đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tuy vậy, giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ là một lĩnh vực vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cả về lí luận lẫn thực tiễn. Trong giáo dục đặc biệt, giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với từng trẻ, đòi hỏi đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý không những có lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm mà còn phải có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ chưa có điều lệ, qui chế hoạt động thích hợp, đội ngũ quản lý hầu như chỉ được bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc quản lý hoạt động giáo dục cá nhân vẫn còn là một vấn đề đầy thách thức, vì nó đòi hỏi sự đầu tư khá cao về mặt thời gian cũng như trình độ, kinh nghiệm của người quản lý, hiện tại việc quản lý hoạt động này còn tùy theo cách nhận thức, tiếp thu của mỗi trường vì thế không tránh được tình trạng chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả chất lượng giáo dục còn thấp. Do vậy, dù chất lượng giáo dục ở các trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ những năm gần đây ổn định và có chuyển biến tích cực, hoạt động dạy học và giáo dục ở các trường đã đi vào nề nếp song hiệu quả còn khá khiêm tốn do nhiều tố tác động trong đó không thể không đề cập đến yếu tố quản lý hoạt động giáo dục cá nhân còn bất cập và chưa phù hợp. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xác định thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ trong một số trường chuyên biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Khảo sát thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Công tác quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh có một số ưu điểm như quản lý nội dung giáo dục cá nhân, quản lý hồ sơ giáo dục cá nhân, …. Tuy nhiên, có một số hạn chế như quản lý việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, quản lý việc đánh giá học sinh, …. Nếu đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục cá nhân sẽ có cơ sở khoa học để đề xuất một số biện pháp quản lý hợp lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ ở một số trường chuyên biệt tại Thành phố Hồ C hí Minh 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6.1. Giới hạn về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, không nghiên cứu việc quản lý hoạt động học tập của học sinh và các hoạt động dạy học, giáo dục khác. 6.2. Giới hạn về địa bàn: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở một số trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ của Thành phố Hồ Chí Minh như: Trường chuyên biệt Tương Lai Quận 1, Niềm Tin Quận Phú Nhuận, Bình Minh Quận Tân Phú, Gia Định Quận Bình Thạnh, Thảo Điền Quận 2, Hướng Dương Quận Tân Bình… 7. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Cơ sở phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Là cách thức nghiên cứu đối tượng như một hệ thống toàn diện, phát triển động, hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra. Quan điểm này được vận dụng trong các nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn của đề tài. Tiếp cận quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa quản lý hoạt động giáo dục cá nhân với quản lý các hoạt động khác của hiệu trưởng trong các trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như xem xét công tác quản lý nhà trường của hiệu trưởng là một hệ thống, trong đó công tác quản lý hoạt động giáo dục cá nhân là một hệ thống con với nhiều yếu tố hợp thành. Điều này giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân của hiệu trưởng các trường chuyên biệt dạy trẻ CPTTT. 7.1.2. Quan điểm lịch sử Khi xem xét sự vật hay hiện tượng, chúng ta thường xem xét quá trình lịch sử của nó. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đối tượng nghiên cứu. Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện , hoàn cảnh cụ thể để thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đíchnghiên cứu của đề tài và trình bày công trình nghiên cứu theo một trật tự hợp logic. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Giúp người nghiên cứu phát hiện và phân tích những mâu thuẫn, những ưu điểm, hạn chế, những nguyên nhân, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý mang tính khả thi hơn nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục cá nhân cho cán bộ quản lý ở một số trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu phục vụ cho vấn đề nghiên cứu đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket là phương pháp chủ đạo của đề tài nghiên cứu: Xây dựng hệ thống bảng câu hỏi ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh theo những nguyên tắc và nội dung chủ định của người nghiên cứu nhằm thu thập số liệu minh chứng được thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục cá nhân làm cơ sở đề xuất một số biện pháp giúp khắc phục những hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục cá nhân của cán bộ quản lý ở một số trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh - Phương pháp quan sát: Nghiên cứu quan sát các hoạt động diễn ra trong nhà trường kết hợp tham quan các trang thiết bị, cơ sở vật chất ở các trường nhằm thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng chuyên môn ở một số trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu, đọc và phân tích, tổng hợp các hồ sơ giáo dục cá nhân, sổ sách, giáo án, biên bản họp, các văn bản quyết định của hiệu trưởng nhằm làm rõ thêm thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cá nhân ở một số trường chuyên biệt dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với 8 cán bộ quản lý, 18 giáo viên với nội dung chủ định của người nghiên cứu với mục đích đưa ra các kết luận đúng đắn trong việc đánh giá ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn