Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG TP.HCM. 2010 LỜI CÁM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của quý Thầy cô Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng nghiệp và bạn bè gần xa. Đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của tất cả giảng viên Khoa Tâm lý Giáo dục đã trực tiếp giảng dạy tôi, sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô Phòng Công nghệ - Sau đại học trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian học tập vừa qua. Tôi cũng xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Phòng, Khoa, Bộ môn, cùng tập thể cán bộ - giáo viên - công nhân viên trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng -người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã nỗ lực, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định; rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô trong Hội đồng khoa học cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Thành phồ Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010 Nguyễn Thị Hương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BM - CB-GV - CNV - CSVC - DH - GD & ĐT - GV - HS - HV - NXB - QL - THCN - THCS - THPT - TP - TC.VHNT - UBNDTP - VHNT - VH, TT & DL : Bộ môn : Cán bộ - giáo viên : Công nhân viên : Cơ sở vật chất : Dạy học : Giáo dục và Đào tạo : Giáo viên : Học sinh : Học viên : Nhà xuất bản : Quản lý : Trung học Chuyên nghiệp : Trung học Cơ sở : Trung học Phổ thông : Thành phố : Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật : Ủy ban Nhân dân Thành phố : Văn hóa Nghệ thuật : Văn hóa Thể thao và Du lịch MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Căn cứ Nghị quyết Số 45-/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 17/02/2005 “Về xây dựng và phát triển Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” có nêu rõ “ phải xây dựng Thành phố Cần Thơ thành đô thị loại I cấp quốc gia trước năm 2010, Thành phố Cần Thơ là cửa ngỏ của vùng hạ lưu sông Mêkông, là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa”. Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XI của Thành ủy Thành phố Cần Thơ từ 2006-2010. Căn cứ Thông tư Số 15/TT-LB ngày 21/8/1996 của liên bộ Văn hóa Thông tin – Giáo dục và Đào tạo về việc đào tạo đội ngũ giáo viên Nhạc – Họa cho các cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tại các trường Văn hóa Nghệ thuật địa phương. Cần Thơ là thành phố trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng, nơi trung chuyển và điều tiết hàng hóa trong khu vực. Diện tích tự nhiên: 1.401km2 . Dân số 1.159.008 ngườivới 03 dân tộc cùng chung sống: Việt – Hoa – Kh’mer. Mật độ dân số 827người/ km2 gồm 05 quận và 04 huyện. Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, sáng tạo nghệ thuật và du lịch của các đối tượng trong công chúng Thành phố hết sức phong phú và đa dạng. Các hoạt động giao lưu, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm, hoạt động du lịch và các dịch vụ văn hóa – du lịch phát triển rất nhanh và phức tạp. Các quận, huyện đều có Nhà văn hóa, Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên, công viên văn hóa, khu du lịch sinh thái cùng hàng trăm thiết chế văn hóa khác hoạt động ngày càng rộng lớn … Tất cả đều đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề chuyên môn cao, có năng lực tổ chức quản lý giỏi … Ngoài ra, việc đào tạo đội ngũ giáo viên Âm nhạc – Mỹ thuật, cán bộ chuyên trách Thư viện trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng đang là một nhu cầu rất bức xúc. Đồng bằng sông Cửu Long có 07 trường trung cấp văn hóa nghệ thuật, 04 Trường nghiệp vụ Văn hóa Nghệ thuật, 01 tỉnh không có trường trung cấp lẫn nghiệp vụ Văn hóa Nghệ thuật, 01 tỉnh đào tạo Văn hóa Nghệ thuật bậc trung cấp lồng ghép vào 01 Khoa của Trường đại học. Trong đó, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ là một trong số ít trường có uy tín trong vùng về việc đào tạo lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật. Có thể nói, đào tạo là xương sống của trường, là vấn đề “sống còn” của Trường. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã có nhiều đóng góp trong việc đào tạo đội ngũ làm công tác Văn hóa Nghệ thuật thông tin cho Cần Thơ và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long . Hiện nay Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đang hoàn tất thủ tục chuyển thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ vào năm 2010. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này là vấn đề cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng công tác quản lý đào tạo của Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và tìm ra một số giải pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo của Trường trong thời gian tới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý đào tạo Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ 4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác quản lý đào tạo ở Trường TC.VHNT Cần Thơ đã mang lại một số hiệu quả bước đầu, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại ở khâu quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, quản lý hoạt động giảng dạy và cơ sở vật chất. Vì lẽ đó, nếu đánh giá đúng thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ thì sẽ nâng cao chất lượng đào tạo hơn nữa của trường trong thời gian tới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết để xác định cơ sở lý luận liên quan đến đề tài - Tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ - Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo tại Trường TC.VHNT Cần Thơ 6. Phạm vi nghiên cứu ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn