Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Hoàng Gan Chuyên ngành Mã số : Quản lý giáo dục : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN TUẤN LỘ Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 Lời cảm ơn Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp thạc sĩ Quản lý giáo dục khóa 16, Phòng Quản lý Khoa học – Sau Đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ và giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS – TS Trần Tuấn Lộ đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài này. Mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được nhận những ý kiến đóng góp bổ sung để luận văn được hoàn thiện. Một lần nữa, tôi vô cùng cám ơn quý thầy cô! Cà Mau, năm 2009 Tác giả DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL GD : CĐ : CĐSP : CNH : ĐH : GD : GD – ĐT : GS : HĐDH : HĐH : KT – XH : NQ : NCKH : QLGD : QĐ : QTQL : TBDH : TS : TW : XH : UBND : Cán bộ quản lý giáo dục Cao đẳng Cao đẳng Sư phạm Công nghiệp hóa Đại học Giáo dục Giáo dục – đạo tạo Giáo sư Hoạt động dạy học Hiện đại hóa Kinh tế - Xã hội Nghị quyết Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục Quyết định Qui trình quản lý Thiết bị dạy học Tiến sĩ Trung ương Xã hội Ủy ban nhân dân MỞ ĐẨU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục nói chung và hoàn thiện hệ thống giáo dục nói riêng đã và đang là mối quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới khi bước vào thiên niên kỷ mới với nhiều cơ hội cũng như thách thức mới trong sự phát triển ấy. Những nhu cầu và đòi hỏi của xã hội hiện đại đối với giáo dục, từ yêu cầu nâng cao trình độ phổ cập giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đa trình độ, nhân lực phát triển cao, phát triển nguồn vốn con người… đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết trong quá trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống giáo dục của các nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ nay đến 2010 và 2020 đã đặt ra yêu cầu cấp bách là: “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liên thông, liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề đến Cao đẳng, Đại học và sau Đại học”. Đặc biệt là cơ cấu lại hệ thống đào tạo nhân lực. Việc hoàn thiện hệ thống giáo dục được xem là một trong những giải pháp chiến lược để phát triển giáo dục ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI. Thời đại ngày nay với sự bùng nổ dân số, sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, sự hình thành xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức đã mở ra xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế … đã và đang làm thay đổi nền giáo dục Cao đẳng, Đại học, cụ thể là: Chuyển từ lấy việc dạy làm trung tâm sang lấy việc học làm trung tâm, chuyển từ việc chú trọng dạy kiến thức lý thuyết sang chú trọng dạy kỹ năng thực hành, chuyển từ quản lý tập trung sang quản lý tự chủ. Đổi mới giáo dục Đại học không chỉ phản ánh sự thay đổi kỳ vọng của xã hội đối với giáo dục Đại học mà còn là sự đáp ứng yêu cầu của thời đại, điều đó đã dẫn tới sự thay đổi nhiệm vụ và cấu trúc của đội ngũ giáo viên. Chất lượng và hiệu quả của một nền giáo dục nói chung và của một trường học nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố quan trọng và có tính quyết định. Chính đội ngũ giảng viên là lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế ông cha ta từ ngàn xưa đã có câu: “ Không thầy đố mày làm nên”. Để có được đội ngũ giảng viên có chất lượng “Vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển giáo dục, không thể thiếu được vai trò quan trọng của việc quản lý tốt đội ngũ giảng viên hiện có. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Giáo dục và Đào tạo Cà Mau đã khắc phục vươn lên, đạt nhiều thành tích đáng kể như: quy mô và chất lượng giáo dục có chuyển biến; công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; đa dạng hóa các loại trường lớp, các loại hình đào tạo; đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực; giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; cơ sở vật chất các trường học được tăng cường đáng kể… Trong thành tích chung ấy của toàn ngành, có sự đóng góp đáng kể của trường cao đẳng sư phạm Cà Mau với tư cách là “chiếc máy cái” của ngành giáo dục Cà Mau. Song, cũng như tình hình chung của các trường cao đẳng, đại học trong cả nước, công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau còn tồn đọng những yếu kém, bất cập như: Tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu và yêu cầu đào tạo cao của xã hội với thực lực chưa tương xứng của đội ngũ giảng viên về nhiều mặt, nhất là về mặt trình độ và cơ cấu. Vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông, cao đẳng, đại học đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu ở góc độ quản lý giáo dục. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề cụ thể của quản lý giáo dục ở các trường Cao đẳng Sư phạm địa phương trong đó có Cà Mau chưa được nghiên cứu, đặc biệt là vấn đề quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của một tỉnh có nhiều khó khăn ở tận cùng Tổ quốc. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau và một số giải pháp ”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, tôi đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên của nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề được nghiên cứu. - Khảo sát và phân tích thực trạng việc quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên và nguyên nhân của nó xét từ góc độ quản lý. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn