Xem mẫu

LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay Lời mở đầu Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề của chiến tranh trong suốt thời kỳ dài và trên 40 năm sử dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung hay còn gọi là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Cho nên nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Nhưng nhờ có đường lối đổi mới phù hợp nên nền kinh tế nước ta đã vượt qua được khủng hoảng để đứng vững và đang ngày càng phát triển. Đạt được những thành tựu, kết quả to lớn ấy chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước. Tại đại hội VI và nhất là tại đại hội VII của Đảng đã xác định và nhấn mạnh cơ chế quản lý mới ở nước ta phải là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCH. Nhà nước trong lịch sử đã có vai trò quan trọng đặc biệt thì ngày nay để thực hiện cuộc cách mạng xã hội, để xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới, vai trò của Nhà nước còn tăng lên gấp bội. Không có Nhà nước nào lại đứng trên kinh tế hay đứng ngoài kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự kết hợp hài hoà tương hỗ giữa sự quản lý của Nhà nước và cơ chế thị trường sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ở mức cao nhất, đồng thời hạn chế và khắc phục được những tệ nạn và hậu quả xã hội một cách có hiệu quả nhất. Vai trò của Nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng XHCN là cần thiết và không thể thiếu được bởi nếu không có sự can thiệp của Nhà nước vào cơ chế thị trường ở tầm vĩ mô thì sẽ không đảm bảo được mục tiêu kinh tế XHCN và sẽ khó mà khắc phục, sữa chữa những hạn chế của cơ chế mới, những tàn dư còn đọng lại của cơ chế cũ. Việt Nam chúng ta quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN nên càng cần có sự điều tiết kinh tế của Nhà nước để chúng ta thành công cơ chế mới, xây dựng thành công CNXH. Chính vì tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề này đã thôi thúc em chọn đề tài: “Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay”. nội dung I. Sự cần thiết khách quan của vai trò kinh tế của Nhà nước nói chung 1. Lịch sử ra đời và vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời đại lịch sử Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Nhà nước không đồng nghĩa với xã hội. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử và nhà nước sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Cùng với sự phát triển của lịch sử, quan niệm về vai trò kinh tế của Nhà nước trong các giai đoạn có sự khác nhau. 1.1. Lịch sử ra đời của Nhà nước Nhà nước là một thể chế chính trị, là một trong những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội. Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin thì “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà”. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Trong lịch sử xã hội loài người đã có một thời kỳ không có Nhà nước. Đó là thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất, con người cùng chung sống, cùng lao động và cùng hưởng thành quả lao động chung. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không có người giàu người nghèo, không phân chia giai cấp, không có đấu tranh giai cấp. Lực lượng sản xuất và năng suất lao động ngày một tiến bộ hơn, phát triển hơn. Sau ba lần phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp gay gắt không thể điều hoà, đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực đủ mạnh để dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy. Đáp ứng nhu cầu này, một tổ chức ra đời đó là Nhà nước. Nhà nước xuất hiện một cách khách quan. Nhà nước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự. Như vậy Nhà nước xuất hiện và hình thành từ giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ. Nhà nước vẫn tiếp tục phát triển và tồn tại trong xã hội phong kiến, xã hội TBCN và xã hội XHCN. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội thì đều có một kiểu Nhà nước đặc trưng. Nhưng dù trong bất cứ một xã hội nào thì Nhà nước luôn là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện những mục đích của giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị đó trong xã hội. Hay có thể nói Nhà nước là sự chuyên chính về chính trị của giai cấp nắm sức mạnh kinh tế. Nhà nước Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển đã bỏ qua giai đoạn xã hội TBCN. Hiện nay Việt Nam chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng Nhà nước XHCN- Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước XHCN là Nhà nước mới nhất, tiến bộ nhất và là nhà nước cuối cùng trong lịch sử. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình Nhà nước XHCN sẽ tiêu vong và xã hội sẽ không còn tồn tại Nhà nước nữa. 1.2.Vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời đại lịch sử Vai trò kinh tế của Nhà nước được phôi thai ngay từ buổi ban đầu khi Nhà nước chỉ vừa mới xuất hiện. Sau đó mới được nhận thức và ứng dụng vào thực tiễn quản lý kinh tế xã hội. Vai trò kinh tế của nhà nước ở các thời đại lịch sử khác nhau là khác nhau nhưng đều nhằm hướng tới một mục đích chung đó là “đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển lâu dài”. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, Nhà nước chủ nô đã trực tíêp dùng quyền lực của mình can thiệp vào việc phân phối của cải được sản xuất ra bằng sức lao động của những người nô lệ, phục vụ giai cấp chủ nô, chiếm đoạt của cải đó bằng các thủ đoạn cưỡng bức phi kinh tế. Các cuộc cách mạng khác nhau đã chuyển xã hội chiếm hữu nô lệ thành một xã hội mới tiến bộ hơn. Xã hội phong kiến ra đời hình thành Nhà nước phong kiến. Nhà nước phong kiến không chỉ can thiệp vào việc phân phối của cải mà còn tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, tổ chức di dân khai hoangvà đề ra các chính sách ruộng đất. Chung quy lại có thể nói vai trò kinh tế của các Nhà nước trước CNTB là đặt ra chế độ thuế khoá để nuôi sống bộ máy cai trị, thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại. Từ thế kỉ 15 chủ nghĩa tư bản bắt đầu hình thành, Nhà nước tư sản ra đời thay thế cho nhà nước phong kiến. Thời kì này quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản được thực hiện, nền kinh tế thị trường từng bước được hình thành. Giai cấp tư sản cần hỗ trợ của Nhà nước như vai trò “bà đỡ” cho sự ra đời của kinh tế thị trường. Nhà nước tư sản sử dụng, thực hiện một chính sách tiền tệ hết sức nghiêm ngặt và hà khắc để tìm mọi cách tích luỹ tiền tệ không cho tiền chạy ra nước ngoài. Bên cạnh đó Nhà nước tư sản còn có các chính sách, biện pháp cứng rắn để kiểm soát ngoại thương, lập hàng rào thuế quan bảo hộ, đánh thuế nhập khẩu cao, thuế xuất khẩu thấp, quy định nghiêm ngặt tỷ giá hối đoái, khuyến khích và hỗ trợ thương nhân trong nước. Như vậy đến Nhà nước tư sản, vai trò kinh tế của Nhà nước không dừng ở thuế khoá, không chỉ đơn thuần là cơ quan cai trị bên ngoài, bên trên quá trình sản xuất mà Nhà nước đã phát hành hối phiếu, vay nợ. Sự xuất hiện sở hữu Nhà nước đã làm cho Nhà nước bắt đầu ở bên trong quá trình sản xuất. Nhờ vai trò kinh tế của Nhà nước tư sản mà các nước tư bản đã tích luỹ được một lượng lớn của cải và tiền tệ. Đầu thế kỉ 18, Nhà nước tư sản tập trung khuyến khích phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất, tự do cạnh tranh trở thành xu thế tất yếuvà đòi hỏi cấp bách. Trong tình hình đó các nhà kinh tế cổ điển đã ủng hộ tự do cạnh tranh, đại biểu cho trường phái này là Adam Smith(1723- 1790) đưa ra thuyết “bàn tay vô hình” và nguyên lý “Nhà nước không can thiệp” vào hoạt động của nền kinh tế thị trường, vào hoạt động của các doanh nghiệp. Mặc dù coi trọng “bàn tay vô hình” song Adam Smith cũng cho rằng đôi khi Nhà nước cũng có những nhiệm vụ kinh tế nhất định, đó là trong trường hợp các nhiệm vụ kinh tế vượt quá khả năng của một doanh nghiệp như làm đường, xây bến cảng, đào các con kênh lớn… Đầu những năm 30 của thế kỷ XX những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra thường xuyên, đặc biệt cuộc khủng hoảng quy mô lớn 1929- 1933 chứng tỏ “bàn tay vô hình” đã không thể bảo đảm những điều kiện ổn định cho kinh tế thị trường phát trỉên. Và nhà kinh tế học người Anh, John Maynard Keynes (1884- 1946) đã đưa ra lý thuyết “Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường”. Nhà nước can thiệp vào kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô. ở tầm vĩ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn