Xem mẫu

LUẬN VĂN: Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Ý nghĩa, tính cấp thiết của Đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt sự phát triển của thị trường tài chính, kiểm toán Việt Nam nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Để đáp ứng yêu cầu quốc tế, kiểm toán độc lập Việt Nam phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng. Một trong những vấn đề cơ bản quyết định chất lượng cuộc kiểm toán là công tác đánh giá rủi ro. Rủi ro kiểm toán là căn cứ để công ty kiểm toán chấp nhận khách hàng và thiết kế chương trình kiểm toán cho phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Rủi ro kiểm toán và công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết về rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng như quy trình đánh giá rủi ro trên thực tế tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính. 3. Nội dung Đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề tài gồm hai phần chính: Phần 1: Lý luận chung về rủi ro và đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính Phần 2: Thực tiễn công tác đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi Đề tài hướng nghiên cứu vào rủi ro kiểm toán với các thành phần của nó: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Bên cạnh đó là quy trình đánh giá rủi ro trên thực tế trong phạm vi các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện Đề tài, em đã nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1, Khái niệm rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán là khái niệm cơ bản, quan trọng trong kiểm toán nói chung, kiểm toán tài chính nói riêng. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”. Báo cáo tài chính bao gồm nhiều khoản mục khác nhau, do giới hạn về thời gian và chi phí, kiểm toán viên không thể kiểm tra hết toàn bộ báo cáo tài chính mà chỉ thu thập bằng chứng để đưa ra ý kiến nhận xét trên những khía cạnh trọng yếu. Kiểm toán viên không cam kết tất cả sai phạm đều được phát hiện, mà chỉ là sự đảm bảo hợp lý, ngầm định khả năng rủi ro những sai phạm trọng yếu vẫn còn tồn tại trong báo cáo tài chính. Kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến không đúng về toàn bộ báo cáo tài chính như: Đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi báo cáo tài chính còn chứa đựng thông tin sai phạm trọng yếu. Đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần khi báo cáo tài chính còn chứa đựng quá nhiều thông tin sai phạm trọng yếu. 2. Đánh giá rủi ro kiểm toán Để đảm bảo hợp lý rằng những sai sót do gian lận hay lỗi có ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính đều phải được phát hiện, kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro kiểm toán trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán. Kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kiểm toán mong muốn dựa trên hai yếu tố chủ yếu: kỳ vọng của người sử dụng báo cáo tài chính và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi các báo cáo kiểm toán được công bố. 2.1. Kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính Chức năng cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đối tượng không chỉ bên trong mà cả bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp…nhằm hỗ trợ các đối tượng này đưa ra quyết định tối ưu. Việc cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính góp phần giảm thiểu rủi ro do thông tin không tương xứng. Vì thế, báo cáo tài chính đã được kiểm toán là căn cứ quan trọng để các đối tượng sử dụng thông tin ra quyết định. Nếu kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính là cao thì ảnh hưởng của những sai phạm trong báo cáo tài chính là lớn, theo đó kiểm toán viên phải xác định mức rủi ro kiểm toán thấp, tức là phải thu thập nhiều bằng chứng để đưa ra ý kiến phù hợp về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Để nhận định về kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính, kiểm toán viên quan tâm tới các khía cạnh: Thứ nhất: Quy mô công ty được kiểm toán: Những công ty có quy mô càng lớn thì báo cáo tài chính càng được quan tâm. Quy mô công ty có thể được đánh giá bằng tổng tài sản hay thu nhập. Thứ hai: Sự phân phối quyền sở hữu đối với công ty: Công ty có số lượng chủ sở hữu lớn thì số lượng người quan tâm tới báo cáo tài chính càng nhiều. Điều này càng được chú trọng khi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thứ ba: Bản chất và quy mô công nợ: Khi báo cáo tài chính bao gồm một lượng lớn các khoản nợ, nó sẽ được sự quan tâm nhiều hơn từ phía các chủ nợ thực tế và tiềm năng. Ví dụ, một công ty quy mô lớn, niêm yết trên thị trường chứng khoán và có khoản nợ có quy mô đáng kể thì mức độ quan tâm của các đối tượng tới báo cáo tài chính cao, kiểm toán viên phải xác định mức rủi ro kiểm toán chấp nhận đối với từng khoản mục là rất thấp. 2.2. Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố Việc phát hành báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng đối với tình hình tài chính của khách hàng. Nếu khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính cao ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn