Xem mẫu

LUẬN VĂN: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất I.Đặt vấn đề. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì xã hội loài người là do thượng đế sáng tạo ra, lịch sử xã hội là do những cá nhân anh hùng kiệt xuất, những tư tưởng siêu việt quyết định. Chủ nghĩa duy vật lịch sử hoàn toàn bác bỏ quan điểm duy tâm phản khoa học đó mà cho rằng quy luật của lịch sử xã hội không phải do của quan của con người tạo ra. Phương thức sản xuất mới là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội theo những quy luật nhất định. Đã có nhiều nhà nghiên cứu bằng thực tế và kinh nghiệm đã đề cập tới vấn đề quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất.Với bản thân em, là một sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân, kiến thức còn hạn chế, em xin được đề cập tới vấn đề quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay tại việt nam. Chúng ta đều biết sản xuất vật chất trong mỗi giai đoạn lịch sử được biểu hiện ở một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất. Đó là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội, quyết định sự vận động phát triển của xã hội. Và chúng ta cũng biết rằng, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai nhân tố hợp thành phương thức sản xuất, hai mặt của quá trình sản xuất. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là một quy luật chung nhất của lịch sử xã hội, quy luật về sự vận động, phát triển của xã hội. Sự vận động và phát triển của xã hội là vấn đề quan trọng mà mọi người đều quan tâm. Do vậy để thấy được sự vận động, phát triển của xã hội cần phải nắm được quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để từ đó ứng dụng vào nền kinh tế xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đổi mới xã hội. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó của quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với và trình độ của lực lượng sản xuất, em xin được đưa ra một số một số ý kiến của bản thân mình dựa trên quan niệm của một số nhà triết học về vấn đề này với hi vọng được hiểu sâu hơn về vấn đề. II.Giải quyết vấn đề. 1. Quan điểm triết học về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 1.1 Lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là phạm trù biểu hiện quan hệ giữa con người với giới tự nhiên .Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người . Đó là kết quả của năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác động vào giới tự nhiên tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của loài người . Lực lượng sản xuất gồm nhiều yếu tố hợp thành và chúng có quan hệ khăng khít với nhau : -Tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra , trước hết là công cụ lao động . -Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất , thói quen lao động , biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất (trí lực và thể lực). Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong tư liệu lao động có công cụ lao động và những tư liệu lao động khác cần thiết cho việc vận chuyển và bảo quản sản phẩm ... Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất .Con người không chỉ tìm ra trong giới tự nhiên những đối tượng lao động . Sự phát triển của sản xuất có lien quan đến việc đưa những đối tượng lao động ngày càng mới vào quá trình sản xuất . Điều đó hoàn toàn có tính quy luật bởi chính những vật liệu mới mở rộng khả năng sản xuất của con người . Tư liệu lao động là vật thể hay là phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động , chúng dẫn truyền sự tác động của con người vào đối tượng lao động . Đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản xuất . Trong tư liệu lao động , công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất . Trong quá trình sản xuất công cụ lao động luôn luôn được cải tiến . Nó là yếu tố động nhất và cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất .Cùng với sự cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất của loài người cũng được phát triển và phong phú thêm, những nghành sản xuất mới xuất hiện , sự phân công lao động phát triển . Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài người , là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất , là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế . Đối với những thế hệ mới ,những tư liệu lao động do thế hệ trước để lại trở thành điểm xuất phát của sự phát triển tương lai .Vì vậy , những tư liệu đólà cơ sở sự kế tục của lịch sử . Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động , khi chúng kết hợp với lao động sống . Chính con người với trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất . Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng , không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội . Lênin viết :”Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân , là người lao động “. Giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất có sự tác động biện chứng . Sự hoạt động của tư liệu lao động phụ thuộc vào trí thông minh , sự hiểu biết , kinh nghiệm của con người , đồng thời bản thân những phẩm chất của con người những kinh nghiệm và thói quen của họ đều phụ thuộc vào tư liệu sản xuất hiện có , phụ thuộc vào chỗ họ sử dụng những tư liệu lao động nào. Không có nền đại công nghiệp thì không thể có người công nhân hiện đại .Sự phụ thuộc về trình độ , kinh nghiệm , thói quen của người sản xuất vào kĩ thuật sản xuất là một trong những biểu hiện sự phụ thuộc của nhân tố chủ quan vào nhân tố khách quan , nhân tố con người sản xuất vào nhân tố vật chất của sản xuất . Hơn nữa , con người không chỉ sử dụng những công cụ hiện có mà còn sáng chế ra những tư liệu lao động mới . Những tư liệu lao động này là lực lượng vật chất của tri thức con người . Những tri thức khoa học , những kinh nghiệm , thói quen của con người đều cần thiết để hoàn thiện kĩ thuật , phương pháp sản xuất. Như vậy , sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát triển của tư liệu lao động thích ứng với bản thân con người , với sự phát triển văn hoá , khoa học ,kĩ thuật của họ. Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Đồng thời ,xét đến cùng nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới. Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra bước nhảy vọt lớn trong lực lượng sản xuất . Vị trí của khoa học trong lực lượng sản xuất ngày càng tăng . Thực chất của cuộc cách mạng đó là ở chỗ mở ra kỉ nguyên mới của sản xuất tự động hoá với việc phát triển và ứng dụng điều khiển học và vô tuyến điện tử . Khoa học trở thành điểm xuất phát cho những biến đổi to lớn trong kĩ thuật sản xuất tạo ra những nghành sản xuất mới , kết hợp khoa học kĩ thuật thành một thể thống nhất, đưa đến những phương pháp công nghệ mới đem lại hiệu quả cao trong sản xuất , phát hiện và đề ra hàng loạt các phương pháp khai thác các nguồn năng lượng mới , chế tạo những vật liệu mới mà trước kia loài người chưa biết tới , tạo ra sự thay đổi trong chức năng của người sản xuất .Con người không còn thao tác trực tiếp trong hệ thống kĩ thuật mà chủ yếu là sáng tạo và điều khiển quá trình đó một cách tự động , tri thức khoa học trở thành một tất yếu trong hoạt động của người sản xuất thay cho thói quen và kinh nghiệm thông thường ; tri thức khoa học được vật chất hoá , được kết tinh vào mọi nhân tố của lực lượng sản xuất , từ đối tượng lao động , tư liệu lao động , kĩ thuật , phương pháp công nghệ đến tri thức của con người –“khoa học học hoá sản xuất “. Do khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp mà thành phần người cấu thành ;ực lượng sản xuất cũng thay đổi . Người lao động trong lực lượng sản xuất không chỉ bao gồm những người lao động chân tay mà còn bao gồm cả kĩ thuật viên , kĩ sư và cán bộ khoa học phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất . 1.2 Quan hệ sản xuất . Quan hệ sản xuất là phạm trù chỉ mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất . Cũng như lực lượng sản xuất , quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hôị, nó tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người . ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn