Xem mẫu

  1. LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn biến động phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Thực tế đã chứng minh rằng, một tôn giáo cụ thể ở một quốc gia có thể suy tàn hoặc hưng thịnh, song nhìn chung từ khi ra đời cho đến nay, tôn giáo luôn tồn tại trong xã hội loài người. Vị trí, vai trò của mỗi tôn giáo ở từng khu vực, từng quốc gia và các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng khác nhau. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, quá khứ cũng như hiện tại, dù một quốc gia có thể chế chính trị nh ư thế nào cũng cần quan tâm đến tôn giáo, bởi vì tôn giáo tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tôn giáo có khả năng liên kết con người trong một cộng đồng cùng tín ngưỡng, nhưng cũng có thể đẩy người ta đến thái độ nghi kị, đối đầu, hận thù và xung đột gây nên những thảm hoạ cho nhân loại, một khi nó bị các lực lượng xã hội phản động lợi dụng, kích động vì những tham vọng mang tính chất chính trị phản tiến bộ. Những thập kỷ gần đây, dường như tôn giáo được phục hồi và có nơi còn phát triển, vì thế một số người đã dự đoán rằng "thế kỷ XXI là thế kỷ của tôn giáo". Điều tra về sự phát triển của tôn giáo trên thế giới cho thấy. Nếu dân số thế giới trong vòng 10 năm từ 1990-2000 đã tăng 15%, thì Hồi giáo và đạo Tin lành tăng khoảng 23%. Công giáo là 13,7%, Phật giáo là 11,4%, Chính thống giáo 5,6%, Ấn Độ giáo 18,3%. Việt Nam là một quốc gia nằm giữa ngã ba của Đông Nam châu Á, là nơi giao lưu của các luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau,một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau đang tồn tại, là nơi hội tụ của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và các tôn giáo bản địa như: Cao Đài, Phật giáo Hoà hảo. Hiện nay, Việt Nam có khoảng gần 20 triệu tín đồ, chiếm gần 20% dân số của cả nước, trong đó: Phật giáo khoảng 9,5 triệu tín đồ; Công giáo khoảng 5,7 triệu tín đồ; Đạo Tin lành khoảng 900.000; Cao đài khoảng 2,3 triệu tín đồ; Phật giáo Hoà hảo khoảng 1,25 triệu tín đồ; Hồi giáo (Islam và Bàni) khoảng 64.000 tín đồ. Ngoài ra còn hàng chục vạn tín đồ của các tôn giáo khác, đến nay chưa được công nhận tư cách pháp nhân như: Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ cư sĩ Phật hội và một số hệ phái khác của đạo Tin lành. Nhà nước ta đang hướng dẫn các tôn giáo này đăng ký hoạt động, tiến tới công
  3. nhận tư cách pháp nhân. Đại đa số các tín đồ tôn giáo đều là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước, là lực lượng quần chúng quan trọng đóng góp vào sự ổn định và phát triển đất nước. Ở Việt Nam, từ khi Đảng ta khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng đã luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với từng thời kỳ lịch sử. Chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, một mặt, được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác căn cứ vào tình hình quốc tế, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và nhu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử, vì thế cho nên chính sách, pháp luật về tôn giáo đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách pháp luật chung của Đảng và Nhà nước. Việc có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để quản lý đối với hoạt động tôn giáo một cách có hiệu quả là một đòi hỏi khách quan, một mặt nhằm đảm bảo bằng pháp luật quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, mặt khác là công cụ hữu hiệu để đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, lợi ích công dân, lợi ích nhà nước. Trong quá trình lập pháp của Việt Nam, các quy định về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được ghi nhận và thể hiện xuyên suốt qua các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và một số văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo và sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo thể hiện rất rõ trong các chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Ngày 16-10-1990 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, thì ngày 21-3-1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 69-HĐBT quy định về hoạt động tôn giáo. Ngày 2-7-1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 37 về công tác tôn giáo trong tình hình mới thì ngày 19-4-1999 Chính phủ ban hành Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo. Ngày 12-3-2003 tại Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khoá IX Đảng ta ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, sau khi có Nghị quyết này ngày 29/6/2004 Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 của Uỷ ban
  4. Thường vụ Quốc hội. Ngày 1-3-2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành pháp lệnh này. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý quan trọng đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tôn giáo. Trong những năm gần đây, lợi dụng chính sách đổi mới, mở rộng dân chủ, đảm bảo nhân quyền, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo đã công khai đòi phục hồi hệ thống tổ chức giáo hội cũ, đòi lại các cơ sở vật chất, nơi thờ tự, đất đai... do các cơ quan, đoàn thể đang quản lý, sử dụng; lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của Nhà nước ta trong việc thực hiện chính sách tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo để gây sức ép đòi hỏi chính quyền chấp nhận các kiến nghị, yêu sách của chúng; đẩy mạnh hoạt động từ thiện, đào tạo chức sắc, củng cố giáo hội cơ sở, mở rộng địa bàn tôn giáo, đẩy mạnh các hoạt động lôi kéo, nắm tín đồ, tạo thành một lực lượng đông đảo, đủ sức làm hậu thuẫn khi có tổ chức đối lập cần lực lượng đối trọng... Vì vậy, quản lý nhà nước bằng pháp luật và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động tôn giáo trong thực tế gặp không ít khó khăn, nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn chưa được điều chỉnh kịp thời và đồng bộ. Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung, nơi có nhiều tôn giáo và cơ sở thờ tự đang hoạt động. Trong những năm vừa qua, trong quá trình đổi mới ở Quảng Ngãi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có chiều hướng phục hồi và có xu hướng phát triển. Trong quá trình đổi mới, pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua đạt được một số thành tựu trên các mặt sau: Việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo luôn được chú trọng; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo được cải thiện rõ rệt và từng bước nâng cao theo tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh; các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có đóng góp nhất định vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, yên tâm hành đạo, tham gia vào các hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương theo phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo".
  5. Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi còn bộc lộ một số bất cập như: Một số nơi hoạt động tôn giáo còn diễn biến khá phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, điển hình như vụ Huyền Quang (Hoà thượng) cư trú tại chùa Hội Phước (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) từ năm 1992 đã có những hoạt động đòi khôi phục lai Giáo hội cũ có hành vi chống đối quyết liệt, phát tán hàng loạt các tài liệu xuyên tạc, vu khống, kích động chống lại đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta. Từ năm 2004 trở lại đây đạo Tin lành đã có những hoạt động truyền đạo trái phép ở một số huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo chưa đồng bộ và hiệu quả; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo còn kiêm nhiệm lại thường xuyên thay đổi, trong số ấy không ít người chưa được đào tạo cơ bản về tôn giáo và nghiệp vụ quản lý tôn giáo. Thực tiễn hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đang diễn ra hết sức sôi động, đa dạng và có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong xã hội hiện đại ngày nay, tôn giáo đang trở thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học cũng như những nhà hoạt động thực tiễn. Cho đến nay, đã có nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu, bài viết về tôn giáo, liên quan đến tôn giáo như: - Tôn giáo phương Đông, quá khứ và hiện tại, TS. Đỗ Minh Hợp, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006. - Lý luận về chính sách tôn giáo ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007. - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, GS.Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. - Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, GS.TS Đỗ Quang Hưng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
  6. - Quản lý hoạt động tôn giáo cơ sở lý luận và thực tiễn, Bùi Đức Luận, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005. - Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay, Luận văn thạc sĩ của Lê Minh Quang, 2001. - Hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Xuân Diện, 2003. - Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học của Trần Minh Thư, 2004. - Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ở Thanh Hoá hiện nay, Luận văn cử nhân chuyên ngành tôn giáo của Nguyễn Văn Huệ, 2004. - Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Nam Định hiện nay, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ luật học, Nguyễn Tấn Cường, 2006. - Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong pháp luật quốc tế, GS.TS Hoàng Văn Hảo, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2005. - Vấn đề tự do tôn giáo nhân quyền ở Việt Nam, GS.TS Đỗ Quang Hưng, Tạp chí Cộng sản, số 11, tháng 6/2005. Đối với việc nghiên cứu pháp chế xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực cụ thể có các công trình sau: - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Luật học của Nguyễn Phùng Hồng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1994. - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa về kinh tế trong quản lý nhà n ước nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Luật học của Quách Sỹ Hùng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996. - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Chí Dũng, 2003. - Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi đua khen thưởng ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Xuân Hà, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008.
  7. Các công trình nghiên cứu nêu trên, tập trung nghiên cứu vấn đề lịch sử tôn giáo; quá trình phát sinh, phát triển, đặc điểm của tôn giáo, vai trò tích cực cũng như mặt hạn chế của tôn giáo đối với xã hội, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo, các âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam. Đã có những công trình đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo và một số vấn đề về pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong những lĩnh vực cụ thể cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và làm sáng tỏ là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Song, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống về gãi“pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu của luận văn, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà n ước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi. - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: + Phân tích những cơ sở lý luận cơ bản về pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo nói riêng. + Phân tích, đánh giá thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà n ước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi. + Xây dựng những giải pháp góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi. 4. Phạm vi nghiên cứu Pháp chế trong quản lý nhà nước về tôn giáo có phạm vi rộng,luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi các vấn đề về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
  8. - Cơ sở lý luận của luận văn: + Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung và về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói riêng. + Luận văn còn dựa trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước, các công trình khoa học liên quan đến tôn giáo. - Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng một số phương pháp của triết học Mác - Lênin như quan điểm biện chứng, toàn diện, lịch sử cụ thể; phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, dự báo, lôgíc và tổng kết thực tiễn. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi. Trên cơ sở lý luận chung về pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp chế đối với hoạt động tôn giáo, đánh giá thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luậtđối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Thông qua kết quả nghiên cứu và việc đánh giá đúng thực trạng, luận văn đưa ra những giải pháp và kiến nghị góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Quảng Ngãi đạt hiệu quả cao. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu và giảng dạy về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo tại địa phương. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
  9. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 1.1.1. Các khái niệm tôn giáo Tôn giáo là hiện tượng xã hội được hình thành từ xa xưa và sẽ còn tồn tại lâu dài. Mấy thập kỷ gần đây, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo dược nhiều người quan tâm, theo dõi nghiên cứu trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Có tình hình này không chỉ do sự phục hồi, phát tirễn mạnh mẽ của các hình thức tín ngưỡng,tôn giáo ở một số nước mà còn trong thời đại ngày nay, tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ là nó có vai trò và tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là biểu hiện của sự bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân tộc, Trước xu thế khu vực hóa, toàn cầu hoá hiện nay tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhưng lại liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xả hội, tác động đến văn hóa, đạo đức, kinh tế, an ninh quốc phòng… Việt nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo và đang có xu hướng phát tirển. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là một quá trình lâu dài và đổi mới về công tác tôn giáo cũng là một quá trình lâu dài. Quá trình ấy đòi hỏi phải từng bước được hoàn thiện, cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, việc đổi mới nhận thức, đánh giá và ứng xử với tôn giáo cũng cần đặt ra. Bởi vì, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là các quyền cơ bản của công dân đã được hiến pháp ghi nhận và quan hệ xã hội về tôn giáo cũng là đối tượng điều chỉnh pháp luật. Vì vậy, để làm rõ cơ sở lý luận về "pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo" trước hết phải làm rõ khái niệm về "tôn giáo". Ngày nay việc đưa ra một khái niệm tôn giáo đầy đủ, khoa học vẫn được các nhà tôn giáo học hiện đại quan tâm. Tôn giáo được các nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau: Triết học, chính trị học, luật học, lịch sử tôn giáo... Cùng với những cuộc
  10. khảo sát thực tiễn, những sách chuyên khảo, những tạp chí chuyên ngành cũng đã xuất hiện các từ điển về tôn giáo. Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, xã hội xuất hiện từ rất sớm.Song khái niệm về tôn giáo lại có nhiều cách hiểu khác nhau, có tài liệu cho rằng hiện nay có khoảng 250 khái niệm tôn giáo [37, tr.9]. Ở đề tài này không có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo. Tuy nhiên, để làm rõ nội hàm của tôn giáo cần phải tiếp cận các quan niệm về tôn giáo dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ dân tộc học, tôn giáo được Edward Tyler Nhà dân tộc học nổi tiếng người Anh định nghĩa “Nên đặt tin tưởng vào các thực thể tâm linh như là một định nghĩa tối thiểu về tôn giáo” [61, tr.127]. Khái niệm tôn giáo luôn gắn liền với vấn đề dân tộc: “Những vị thần được tạo ra bằng cách nào đó ở mỗi dân tộc” [41,tr.445] “Tất cả các vị thần ấy chỉ có thể tồn tại trong tâm trí tưởng tượng chừng nào dân tộc tạo ra các vị thần ấy còn tồn tại, khi dân tộc tiêu vong các vị thần ấy tiêu vong theo [41, tr.445]. Dưới góc độ xã hội học, phải đề cập đến khái niệm tôn giáo của tác giả tiêu biểu đó là Edurk kheim. Theo Ông: “Tôn giáo là một hệ thống cố kết các tín ngưỡng và thực hành có liên quan tới các sự thiêng liêng, tức là những sự vật được tách riêng ra, bị cấm đoán, đó là những tín ngưỡng và thực hành của những ai tin theo thành một cộng đồng tinh thần, gọi là giáo hội" [61, tr.157]. Với cách hiểu như vậy, tôn giáo được coi là một tổ chức một thực thể của xã hội của cộng đồng những người có chung niềm tin vào sự vật thiêng với những thực hành được qui định thống nhất. Dưới góc độ tôn giáo học ở Việt Nam trong tự điển tiếng việt tôn giáo được định nghĩa như sau: Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan điểm đựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ. Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng tôn giáo, sùng bái một hay những vị thần linh ào đó và những lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy [54, tr.976]. Các nhà nghiên cứu tôn giáo Việt Nam cũng đưa ra những khái niệm tôn giáo của mình. Tác giả Trần Mạnh Đức đồng tình với khái niệm mà Byrne đưa ra. Theo tác giả: Tôn giáo là một phong tục được định hình bởi sự kết hợp hết sức phức tạp của bốn phương diện: Lý thuyết, thực hành, tính xã hội và tính thực nghiệm được nhận biết bởi các đối tượng đặc thù (thần thánh hoặc các vật thiêng) mục
  11. tiêu (sự cứu rỗi hoặc cái thiện cùng tột) và chức năng phong tục ấy đem lại ý nghĩa chung cho cuộc sống hoặc một đặc tính chung, một chất liệu để cố kết xã hội [58, tr.21]. Theo giáo sự Đặng Nghiêm Vạn, có một khái niệm tôn giáo chung nhất chung ch o cả tôn giáo phương đông lẫn phương tây là: “Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu học (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải những vấn trên trần thế, cũng như thế giới bên kia,niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý vận hành khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội hoặc tôn giáo khác nhau” [58, tr.23] Dưới góc độ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, trong các văn bản pháp luật tính đến trước tháng 6 năm 2004 chưa có một văn bản nào đề cập khái niệm này. Gần đây, ngày 18/6/2004 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, tại Điều 3 của Pháp lệnh này đã đề cập đến khái niệm tôn giáo “Tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo mọt cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận”[55, tr.8] Qua cách tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, mục tiêu nghiên cứu khác nhau, hoàn cảnh lịch sữ địa lý khác nhau các nhà nghiên cứu cũng có những quan niệm khác nhau về tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn có thể rút ra được một số tiêu chí cơ bản của một tôn giáo đó là: tín ngưỡng (niềm tin) của cộng đồng người về thế lực siêu nhiên, niềm tin đó được thể hiện thông qua các nghi thức (lễ nghi) được xây dựng theo hệ thống lý thuyết (giáo lý, giáo luật) của tôn giao; và tổ chức giáo hội ra đời để hướng dẫn cố kết cộng đồng này. Từ sự phân tích trên có thể đưa ra những khái niệm về tôn giáo như sau: Tôn giáo là tín ngưỡng của những người cùng chung một tổ chức có hệ thống giáo lý, giáo luật và lễ nghi. Bàn về khái niệm tôn giáo không thể không bàn đến khái niệm “tín ngưỡng” và “Mê tín dị đoan” bởi vì đây là hai hiện tượng xã hội gần gũi với tôn giáo.
  12. Tín ngưỡng: là niềm tin của con người vào các điều thiêng liêng huyền bí vượt khỏi thế giới tự nhiên [39, tr.8]. Mê tín dị đoan: là tin một cách mù quáng vào những điều nhảm nhí gây tổn hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng và tốn phí thời gian cho cá nhân [39, tr.9]. Hiện tượng mê tín dị đoan là hiện tượng xã hội tiêu cực nhưng lại thường gắn với các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng,tôn giáo nên cần phải đấu tranh loại bỏ dần để lành mạnh hóa xã hội 1.1.2. Đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã ba của Đông Nam Châu Á, lại gần hai nền văn minh lớn của loài người đó Trung Quốc và Ấn Độ, nên tín ngưỡng,tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh này. Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống lại ngoại xâm và torng những cuộc kháng chiến vệ quốc ấy những người có công trong việc giúp dân, cứu nước đã được cộng đồng tôn sùng và đời đới nhớ ơn thờ phụng. Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”. Điều đó thể hiện khá rõ rệt trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của họ. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hóa đó có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có một số đặc điểm sau: Một là, Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau đang tồn tại. Nước ta là nơi thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều luồng văn hóa khu vực và thế giới lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, Đồng thời là một nước có nhiều dân tộc cư trú ở nhiều khu vực với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục tập quán tìn ngưỡng tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, người Việt bản tính vốn cởi mở, khoan dung chứ không kỳ thị, khép kín. Vì thế cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Từ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo sơ khai đến hiện đại - tất cả đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiểu dân tộc khác nhau. Hai là, tính đan xen, hòa đồng khoa dung của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
  13. Bản tính của người Việt Nam là cởi mở, bao dung chứ không hẹp hòi, kỳ thị, khép kín. Dù là tín ngưỡng nào, tôn giáo gì? Từ đâu đến thì cộng đồng người ở đây cũng sẳn sàng chấp nhận miễn là nó không vi phạm đến lợi ích quốc gia và đi ngược truyền thống văn hóa của dân tộc. Khổng giáo và Đạo giáo từ Trung Hoa lan xuống, Phất giáo từ Ấn độ truyền sang nước ta từ rất sớm vẫn song song tồn tại cùng nhau một cách hòa bình cùng với tín ngưỡng bản địa mà không xảy ra một cuộc chiến tranh tôn giáo nào. Kể cả về sau một số tín ngưỡng tôn giáo Phương Tây thâm nhập vào Việt Nam, Tuy có xa lạ với truyền thống văn hóa dân tộc nhưng vẫn được chấp nhận. Nếi có giai đoạn lịch sử nào đó, tôn giáo ở nước ta bị cộng đồng dân tộc mặc cảm, định kiến là khi nó bị lực lượng phản động lợi dụng đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam là hóa đồng, đan xen, nương tựa hỗ trợ lẫn nhau. Truyền thống “Tam giáo Đồng nguyên”, “ Ngũ chi hợp nhất” được kết tinh trong đạo cao đài. Những tôn giáo độc thần như Công giáo, Tin lành, Hồi giáo du nhập vào Việt Nam cũng như tôn giáo nội sinh như Cao đài, Hòa Hảo ít nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng, dung hợp với nhau và với tín ngưỡng bản địa. Nhờ có tính khoan dung đã khiến cho một đất nước đa dân tộc và đa tôn giáo như Việt Nam vẫn giữ được truyền thống đoàn kết toàn dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo. Ba là, yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, không chỉ vì họ phải gánh vác công việc nặng nề ở hậu phương, mà có người còn trực tiếp cùng nam giới xông pha trận mạt ,không chỉ có Bà Trưng, Bà Triệu phất cơ khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm vào những thế kỷ đầu công nguyên mà ở giai đoạn nào cũng có phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực. Ở nước ta, dù mẫu quyền đã được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, song chế độ mẫu quyền vẫn còn kéo dài đeo đẳng đến tận ngày nay vẫn chưa kết thúc. Ở một xứ trồng cây lúa nước thuộc nền văn minh nông nghiệp vẫn coi trọng yếu tố âm - đất- mẹ. Người mẹ biểu tượng cho ước muốn phong đặng, phồn thực, hình tượng của sự sinh sôi, nãy nở, sự trường tồn của nòi giống, sự bao dung của lòng đất. Vì vậy, một trong những đặc điểm đáng quan tâm của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là truyền thống tôn thờ yếu tố nữ. Từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng có đền thờ nữ thần:
  14. Phật Bà, Thánh mẫu, Đền thờ Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Bà Chúa Đen (Tây Ninh), Bà Chúa Xứ (An Giang). Bốn là, thần thánh hóa những người có công với gia đình, làng nước. Con người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, trọng đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nên tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam cũng thấm đượm tinh thần ấy, truyền thống ấy được thể hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và được ghi nhận rõ nét trong hệ thống đền chùa, lăng miếu, phủ… ở nước ta. Từ xa xưa ở Việt Nam đã hình thành 3 cộng đồng gắn bó chặt chẽ với nhau là gia đình, làng cóm và quốc qia. Gia đình là tế bào của xã hội, dù nghèo hèn hay giàu sang có thể khác nhau, nhưng nhà nào cũng có bàn thờ ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. Đối với người Việt, thờ cúng tổ tiên không đơn thuần là chỉ biểu hiện tình cảm, nhớ ơn những người có công sinh thành mà còn được quan niệm ông bà, tổ tiên như những vị thần hộ mệnh cho con cháu mạnh khỏe, hưởng phúc, tránh họa ở ngay thế giới hiện hữu. Các vị anh hùng dân tộc có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc cũng được thờ cúng như một vị thần của dân tộc. Làng xóm Việt Nam có cơ cấu, thiết chế rất chặt chẽ, trong phạm vi làng xã từ lâu đã hình thành tấp tục thờ cúng thần địa phương và việc thờ cúng này trở nên phổ biến ở nhiều tộc người. tục thờ Thành Hoàng, thần bản, thần Mường ở đâu cũng có, Mỗi làng bản đều có một vị thần nhưng cũng có làng đến năm hoặc bảy vị thành hoàng. Những vị thành hoàng ấy được xem như vị thần bản mệnh của cộng đồng làng xã. Năm là, tín đồ các tôn giáo Việt Nam hầu hết là nông dân. Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn nên tín đồ hầu hết là nông dân. Dù tín đồ của tôn giáo nào, bản chất của người nông dân vốn là cần cù lao động, có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù bọn ngoại xâm và bọn bóc lột. Trong bao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đồng bào có đạo luôn gắn bó lợi cách mạng. Trong cuộc đổi mới hiện nay họ có nguyện vọng thiết tha là sống “tốt đời, đẹp đạo” cùng toàn dân phấn đấu vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  15. Sáu là, một số tôn giáo bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích chính trị. Nhìn chung tôn giáo nào cũng có hai mặt: nhận thức tư tưởng và chính trị. Lịch sử dân tộc ta đã trãi qua thời kỳ chống ngoại xâm triền miên,liên tục và kéo dài. Tuy mức độ có khác nhau, nhưng giai đoạn lịch sử nào, các giai cấp thống trị bóc lột cũng chú ý sử dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo. Thực tế ấy làm cho nhân dân ta phải cảnh giác chống âm mưu lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị phản động.Ngày nay, các thế lực phẩn động trong và ngoài nước đang âm mưu sử dụng ngọn cờ nhân quyền gắn với tôn giáo hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, một mặt phải đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo chính đáng của nhân dân mặt khác phải luôn cảnh giác chống lại mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch. 1.2. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.2.1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo Bàn về khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo trước tiên chúng ta không thể không đề cập đến các khái niệm “Quản lý Nhà nước”, “Hoạt động tôn giáo” và “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo” 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa riêng về quản lý, trong đó định nghĩa chung nhất về quản lý là định nghĩa của điều khiển học. theo điều khiển học thì “ Quản lý là điều khiển chỉ đạo hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những qui luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt dược những mục đích đã định trước”.
  16. Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trường hợp từ sự vận động của một cơ thể sống, một vật thể cơ giới, một thiết bị tự động hóa đến hoạt động của một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan Nhà nước. Vấn đề chúng ta đang nghiên cứu là quản lý xã hội, quản lý Nhà nước. Các Mác đã coi “quản lý là một chức năng đặc biệt nãy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động” [42, tr.59]. Nhấn mạnh nội dung trên, Ông viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những chức năng chung…Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” [40, tr.480]. Luận điểm trên của Mác có thể áp dụng đối với hoạt động chung của con người trong xã hội. Khẳng định vấn đề này Lênin viết: “Muốn quản lý tốt mà chỉ biết thuyết phục không thôi thì chưa đủ, mà còn phải biết tổ chức tốt về mặt thực tiển nữa” [35, tr.473]. Để điều khiển, phối hợp hoạt động của tập thể những con người chúng ta cần phải có những phương tiện buộc con người phải hành động theo những nguyên tắc nhất định, phải phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh nhất định, cơ sở của sự phục tùng hoặc là uy tín hoặc là quyền uy. Trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, uy tín đóng vai trò là cơ sở rất quan trọng của sự phục tùng nhưng nhìn chung quyền uy vẫn là cơ sở chủ yếu. Quyền uy là sự sắp đặt ý chí của con người này đối với con người khác buộc người đó phải phục tùng. Quyền uy là phương tiện rất quan trọng để chủ thể quản lý buộc đối tượng quản lý phải phục tùng, là yếu tố không thể thiếu trong quản lý, không có nó hoạt động quản lý sẽ không đạt hiệu quả. Chủ thể quản lý của con người hay tổ chức của con người. Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là những người đại diện có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẽ của từng cá nhân h ướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý. Khách thể của quản lý là trật tự quản lý. Trật tự này được qui định bởi nhiều loại qui phạm khác nhau. Như vậy: “Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý [51, tr.11]
  17. Khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối lập nhau , luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, thì tổ chức thị tộc trở thành bất lực, không còn phù hợp nữa. Xã hội đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức giữ sự xung đột đó trong vòng trật tự, tổ chức đó là Nhà nước. Một trong những đặt điểm cơ bản của Nhà nước,là Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước là tổ chức duy nhất ban hành pháp luật và áp dụng pháp luật để quản lý xã hội, các công việc xã hội đều do Nhà nước quản lý.Vậy “quản lý nhà nước” là gì? Theo TS.Trần Minh Hương: “Quản lý Nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước” [51, tr.11]. Nói cách khác, quản lý Nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan Nhà nước đều thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. 1.2.1.2. Khái niệm hoạt động tôn giáo Theo khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định thì: “Hoạt động tôn giáo là việc tuyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” [55, tr.9]. Hoạt động truyền bá giáo lý và giáo luật (gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền về sự ra đời, về luật (giáo luật) của tôn giáo. Thông qua hoạt động này, niềm tin tôn giáo và tín độ được củng cố, giáo luật được tín đồ thực hiện. Đối với những người chưa theo bất kỳ một tôn giáo nào thì hoạt động này cũng giúp họ hiểu biết về một tôn giáo nào đó. Các tôn giáo thông qua hoạt động này để phát triển lực lượng tín đồ. Như vậy, truyền đạo là hành vi, phương pháp, phương tiện của chức sắc và tín đồ trong tôn giáo nhằm duy trì và phát triển tôn giáo của mình. Thực hành giáo luật, lễ nghi hay còn gọi là hành đạo là hoạt động của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thỏa mãn đức tin tôn giáo của cá nhân tôn giáo hay cộng đồng tín đồ.
  18. Hoạt động quản lý tổ chức tôn giáo nhằm thực hiện qui định của giáo luật, thực hiện Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo đảm bảo duy trì, trật tự hoạt động trong tổ chức tôn giáo. Trong các hoạt động này việc phân định ranh giới giữa hoạt động truyền đạo và hoạt động hành đạo cũng chỉ tương đối, có không ít trường hợp hoạt động hành đạo bao gồm cả hoạt động truyền đạo. Thực tiễn hoạt động tôn giáo rất đa dạng, phong phú, luôn được điều chỉnh cho sự phù hợp với sự biến đổi của xã hội và thích ứng với tâm lý của tín đồ. 1.2.1.3. Khái niệm quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo Từ khái niệm “Quản lý Nhà nước” và khái niệm “Hoạt động tôn giáo” đã phân tích ở trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo như sau: Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là họat động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của Pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo đến mục đích phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nhà nước qui định các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa các công dân, các tổ chức xã hội trước pháp luật, hình thành khung pháp lý làm cơ sở để các tôn giáo chủ động thực hiện các sinh hoạt tôn giáo, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Quản lý nhà nước đối với việc thành lập và gia nhập các tổ chức tôn giáo Thủ tướng Chính phủ công nhận đối với tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, đối với thành phố trực thuộc trung ương [55, tr.15-16]. Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành động, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật được hoạt động. Những tổ chức được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được pháp luật bảo hộ. Tổ chức tôn giáo hoạt động trái tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức đã được Thủ
  19. tướng Chính phủ cho phép thì bị đình chỉ hoạt động. Những cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm đó bị xử lý theo pháp luật. Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; các trường hợp khác phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ [55, tr.16]. Hội đoàn tôn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo. Các hội đoàn tôn giáo được hoạt động sau khi tổ chức tôn giáo đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký hội đoàn tôn giáo được thực hiện trên cơ sở quy định về phân cấp như sau: - Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi hội đoàn hoạt động; + Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi hội đoàn hoạt động; + Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với Ban tôn giáo Chính phủ. Các dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo muốn hoạt động phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Nếu dòng tu, tu viện và tổ chức tu hành tập thể của tôn giáo hình thành và hoạt động trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố thì người đứng đầu dòng tu phải đăng ký và được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; + Nếu dòng tu, tu viện hoặc tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo hình thành và hoạt động trên phạm vi liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì người đứng đầu dòng tu phải đăng ký và được sự chấp thuận của Trưởng Ban tôn giáo của Chính phủ. Người đứng đầu dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của dòng tu, tu viện và tổ chức tu hành tập thể.
nguon tai.lieu . vn