Xem mẫu

LUẬN VĂN: Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay và xu hướng vận động của nó I - Lời mở đầu Dưới sự tác động của sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của kỹ thuật và công nghệ, ngày nay lực lượng sản xuất đã có bước phát triển mạnh mẽ. Lực lượng sản xuất thay đổi cả về tính chất và trình độ kéo theo sự thay đổi về quan hệ sản xuất. Do đó mà trong các nước chủ nghĩa tư bản, bản chất của nó cung mang những đặcđiểm mới. Nhân dân ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Do vậy, tăng cường quan hệ với hệ thống kinh tế thế giới, tham gia phân công lao động và cạnh tranh quốc tế đâng là đề tài quan trọngcần được làm sáng tỏ. Hiện nay các nước tư bản phát triển vẫn đang giữ vị trí chi phối nền kinh tế thế giới. Trên phương diện chính trị thế giới cũng như kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang chiếm ưu thế. Chúng ta kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh quốc tế như vậy nên việc hiểu thấu đáo về chủ nghĩa tư bản hiện đại là diều hết sức cần thiết. Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội không phải bỗng dưng mà có và phát triển. Dương nhiên nó chỉ có thể làm nên những thành tựu của mình trên cơ sở đúc kết bài học và kinh nghiệm lịch sử, trên cơ sở phát triển của xã hội loài nguời. Nghiên cứu những thành bai, được mất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, lấy cái tốt bỏ cái xấu của nó là để giúp Chúng ta xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ hơn, ưu việt hơn tư bản chủ nghĩa. Do tính cấp thiết đó của đề tài, chúng em đã viết bài này. Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay và xu hướng vận động của nó. II - Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay 1. Khái niệm về chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay Chủ nghĩa tư bản ngày nay là giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản độc quyền(chủ nghĩa tư bản hiện đại)nằm trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, được phân tích kể tì sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, chủ yếu là từ những năm cuối của thế kỷ 20. ở đây chủ nghĩa tư bản hiẹn đại phản ánh một giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đó là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước với nhiều đặc trưng mới. 2. Sự biến đổi về lực lượng sản xuất 2.1. Chủ nghĩa tư bản đang trong bước quá độ từ cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn toàn mới về chất - đó là kinh tế trí thức. Kinh tế tri thức có những đặc trưng là:  Các tài sản vật thể (physical assets) như đất đai, nhà máy, thiết bị không còn đóng vai trò như trước. Chất xám, vốn con người có ý nghĩa quyết định sức mạnh kinh tế. Trong trao đổi, phần mềm chiếm vị trí quan trọng.  Các hoạt động kinh tế đều được “số hoá” và được vận hành trên các siêu xa lộ thông tin, các mạng lưới máy tính lan toả khắp nơi. Thông tin sẽ đóng vai trò quyết định nhất và có vai trò như “bản vị của mọi hoạt động kinh tế”  Các quan niệm truyền thống và phương thức sản xuất kinh doanh sẽ thay đổi. Ví dụ, sở hữu trí tuệ được đề cao, quản lý theo mạng sẽ thay thế phương pháp quản lý theo thứ bậc Tuy nhiên hiện nay loài người mới ở bước quá độ. Những biểu hiện cụ thể của bước quá độ là sự thay thế từng bước các tư liệu sản xuất truyền thống do cuộc cách mạng công nghiệp mang lại bằng các tư liệu sản xuất hiện đại dựa trên cơ sở của những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, mà tập trung ở các lĩnh vực điện tử, tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học. . . thể hiện trong những thiết bị siêu nhỏ, siêu nhẹ, siêu bền. . . tác động nhanh, hiệu quả cao, tiêu tốn ít năng lượng. Các tư liệu sản xuất này hết sức đa dạng, phong phú cả vế đối tượng lao động lẫn tư liệu lao động. Các công cụ thiết bị tự động hoá ngày càng phát triển thay thế cho các công cụ, thiết bị cơ khí hoá. Có thể nói khái quát là hiện đã có ba loại thiết bị biểu hiện chức năng tự động hoá. Đó là: + Máy tự động trong quá trình hoạt động + Máy công cụ điều khiển bằng số + Người máy. Đặc biệt là người máy(Robot) đã từng bước thay thế phần công việc nặng nhọc, những công đoạn nguy hiểm, độc hại cho người lao động, đồng thời đã xuất hiện những nhà máy tự động hoá do người máy điều khiển những công đoạn cần thiết. Các quá trình lao động trí óc cũng đã bước đầu được thử nghiệm để người máy thay thế. Tính cách mạng của tư liệu sản xuất trước hết thể hiện ở công cụ lao động dây chuyền đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất. Do vậy, phương thức sản xuất của cải vật chất cũng có bước nhảy vọt từ kỹ thuật cơ khí sang bán tự động và tự động và các yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức đã xuất hiện. Nguyên nhân của bước quá độ này là do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Chính cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những lĩnh vực mũi nhọn được tập trung là kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hải dương. . . đã tạo ra những thành tựu mới và được chủ nghĩa tư bản. 1. Hiện nay thế giới có khoảng 500000 người máy công nghiệp và được tập chung ở những nước tư bản phát triển. Tỷ lệ người máy trên một vạn dân của Thụy Điển là 8, Nhật Bản: 6, Mỹ: 2, Cộng hoà liên bang Đức: 1, 5 2. Tỷ lệ này có sự khác nhau ở các nước. Chẳn hạn ở Pháp số công nhân làm việc trên máy hoàn toàn tự động chiếm 15, 7% tổng số công nhân trong các ngành công nghiệp. áp dụng một cách hiệu quả để tạo ra “ cái cốt vật chất” mới thay cho đại công nghiệp cơ khí. Vai trò khoa học ở đây rất to lớn. Nó đã thực sự phát huy tác dụng khi trở thành lực lượng sản xuất như C. Mác đã khẳng định, và ngày nay vai trò đó đã được đánh giá cao. Chẳng hạn theo đánh giá gần đây người ta cho rằng những đổi mới công nghệ đã đóng góp tới 65% tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, 73% kinh tế của Anh va 76% kinh tế của Pháp và Cộng hoà liên bang Đức. Trong báo cáo số hai về nền kinh tế số hoá đang xuất hiện (công bố tháng 6- 1999), Bộ thương mại Mỹ đã khẳng định khu vực công nghệ thông tin đã đóng góp tới 35% tăng trưởng kinh tế của Mỹ. 2. 2 Sự biến đổi về cơ cấu lao động Đội ngũ người lao động làm thuê lực lượng sản xuất cơ bản, cũng có sự biến đổi cả về trình độ nghiệp vụ cơ cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá sức lao động để phù hợp với bước nhảy vọt mang tính cách mạng của tư liệu sản xuất. Cho đến nay đội ngũ lao động ở các nước tư bản phát triển đã đạt trình độ văn hoá chuyên môn nghiệp vụ cao. Cơ cấu lao động đã có sự thay đổi theo chiều hứơng tiến bộ và các yếu tố tái sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách có hiệu qủa. -Về cơ cấu lao động : Lao động dịch vụ được tập trung cao 70-75%, đồng thời đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao chủ yếu được tập trung ở khu vực này. Chẳng hạn ở Mĩ thập kỉ 80, tỉ lệ lao động “cổ trắng” và “ cổ xanh” là 50/32. Đồng thời xuất hiện lực lượng “công ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn