Xem mẫu

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thuơng chinhánh Cửa Lò
  2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CỬA LÒ.......................... 3 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò.3 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NH TMCP Công thương chi nhánh Cửa Lò............ 4 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thươngchi nhánh Cửa Lò từ năm 2009 đến năm 2011................................................................................................. 8 1.3.1. Về kết quả tài chính ............................................................................ 12 1.3.2. Về thành tựu ....................................................................................... 14 1.3.3. Về khó khăn ....................................................................................... 18 PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CỬA LÒ ...................................................................................... 12 2.1. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò ....................................... 12 2.1.1. Tình hình tín dụng tại NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa lò ... .12 2.1.1.1. Về công tác huy động vốn ............................................................... 12 2.1.1.2. Tình hình dư nợ tại NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò........14 2.1.1.3. Về công tác kế toán thanh toán ngân quỹ ......................................... 18 2.1.14. Về công tác tự kiểm tra, kiểm soát .................................................... 19 2.1.1.5. Công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, nợ xử lý rủi ro ...... 20 2.1.2: Ví dụ về thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay nâng cấp khách sạn, nhà hàng của DNTN Trung Hoàng. ...................................................... .20 2.1.2.1: Thẩm định về DNTN Trung Hoàng. .................... 20 2.1.2.2: Thẩm định dự án. ................................ 21 SVTH: Vũ Thị Hòa 1 Lớp 49B2 - TCNH
  3. 2.1.2.3: Nhận xét về quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng đối với dự án trên. ............................................ 25 2.1.3. Đánh giá về chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò. .................................... 26 2.1.3.1: Kết quả đạt được ................................. 26 2.1.3.2: Những hạn chế .................................. 28 2.1.3.3. Nguyên nhân ................................... 29 2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò.. 30 2.2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Cửa Lò trong thời gian tới. ........................................................................... 31 2.2.2. Định hướng cho công tác thẩm định tín dụng trong thời gian tới ........ 32 2.2.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. ............................................................................. 32 2.2.3.1. Coi trọng công tác bồi dưỡng cán bộ thẩm định ............. 32 2.2.3.2. Tăng cường công tác thu thập và đảm bảo chất lượng thông tin cho quá trình thẩm định ..................................... 34 2.2.3.3. Tiếp tục đổi mới nội dung quy trình thẩm định tín dụng ................... 35 2.2.3.4. Nâng cao hiệu quả đánh giá tài sản thế chấp................ 36 2.2.3.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ .................................................. 37 2.2.4: Kiến nghị ............................................................................................ 38 2.2.4.1. Về phía NHNN .................................. 38 2.2.4.2 Kiến nghị với chủ dự án đầu tư ........................ 39 2.2.4.3. Về phía chính phủ và các bộ nghành có liên quan ........... 39 2.2.4.4 Kiến nghị với NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò. ..... 40 KẾT LUẬN ................................................................................................. 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 44
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ dịch nghĩa NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần. NHNN Ngân hàng nhà nước. NHTM Ngân hàng thương mại DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ. KH Khách hàng. TSĐB Tài sản đảm bảo VLĐ Vốn lưu động TSCĐ Tài sản cố định CBTD Cán bộ tín dụng
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu bộ máy tổ chức điều hành của NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò. Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh. Bảng 2.1 : Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thươngchi nhánh Cửa Lò. Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền Bảng 2.2 : Cơ cấu dư nợ tại ngân hàng Công thương chi nhánh Cửa Lò. Biểu đồ 2.2 : Tình hình tổng dư nợ. Bảng 2.3 : Bảng cơ cấu thu nợ tại ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Cửa Lò. Biểu đồ 2.3 : Tình hình doanh số thu nợ. Bảng 2.4 : Thực trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng . Bảng 2.5 : Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Bảng 2.6 : Tình hình tài chính của Doanh nghiệp. Bảng 2.7 : Danh mục đầu tư của dự án. Bảng 2.8 : Cơ cấu vốn của dự án. Bảng 2.9 : Dự trù chi phí của dự án. Bảng 2.10 : Kế hoạch trả nợ.
  6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Hoạt động sinh lời của các ngân hàng thương mại chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại thu được trên 70% lợi nhuận. Một ngân hàng thương mại muốn phát triển bền vững thì cần phải kiểm soát được rủi ro tín dụng hay nói cách khác là phải nâng cao được chất lượng tín dụng. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá, có rất nhiều dự án đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực. Để thực hiện được các dự án này thì việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư phải tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài. Có rất nhiều cách để huy động vốn đầu tư, tuy nhiên nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng. Mặt khác, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được cả gốc và lãi vay thì công tác thẩm định cho vay cần phải được chú trọng đặc biệt. Công tác thẩm định có tính quyết định tới chất lượng cho vay của ngân hàng, với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng, tới khả năng hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian thực tập tại ngân hàng vietinbank Cửa lò em thấy nhu cầu tín dụng của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhiều, và vấn đề thẩm định cho vay đặc biệt quan tâm. Vì vậy em lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thuơng chinhánh Cửa Lò” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài  Khái quát về NHTMCP công thương chi nhánh Cửa Lò.  Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay DNVVN tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò.  Phân tích thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay DNVVN tại NHTMCP Công Thương Cửa Lò, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.  Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay DNVVN tại NHTMCP Công thương Cửa Lò phù hợp tình hình hoạt động hiện nay. SVTH: Vũ Thị Hòa 1 Lớp 49B2 - TCNH
  7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thẩm định tín dụng cho vay đối với DNVVN trong giai đoạn 2009-2011  Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu thực trạng các hoạt động tín dụng cho vay đối với DNVVNtại ngân hàng công thương Cửa lò 4.Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thống kê  Phương pháp phân tích tổng hợp  Phương pháp duy vật biện chứng  Phương pháp duy vật lịch sử 5.Nội dung và kết cấu của đề tài Nội dung đề tài nghiên cứu gồm có 2 phần:  Phần I: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò.  Phần II: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, vì vậy em rất mong được sự góp ý và hướng dẫn của thầy cô và các anh chị trong cơ quan. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò, và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Th.s Trần Thị Lưu Tâm. Vinh , tháng 3 năm 2012. Sinh viên thực hiện Vũ Thị Hòa SVTH: Vũ Thị Hòa 2 Lớp 49B2 - TCNH
  8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CỬA LÒ. 1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò. Chi nhánh NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò tiền thân là phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh NHCT Nghệ An sau đó được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh NHCT Nghệ An. Ngày 3/10/2006, tại Thị Xã Cửa Lò, chi nhánh NHCT Cửa Lò đã tổ chức lễ khai trương nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam. Vào những năm mới thành lập Ngân hàng đã gặp không ít những khó khăn từ nhiều nguyên do khác nhau. Phải kể đến đây là tình hình kinh tế của nhân dân địa phương. Người dân ở đây chủ yếu là theo nghề đánh bắt hải sản gần bờ, trồng lúa và chế biến thủ công các sản phẩm từ biển. Hầu hết các hộ gia đình đều sản xất theo kinh tế nhỏ, không mấy áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nghề nghiệp nên họ sản xuất chỉ đủ ăn. Mặt khác điều kiện giao thông rất khó khăn, nghành dịch vụ chưa phát triển được như bây giờ. Bởi vậy công tác tuyên truyền, huy động vốn đã khó khăn, công việc cho vay càng khó khăn hơn. Việc cho vay vào thời điểm đó chủ yếu là để ngư dân mua thuyền đánh cá, nông dân mua cây, con giống…nên việc cho vay dường như rất mạo hiểm.ban đầu thì NHTMCP Công thương Nghệ An đã hỗ trợ rất nhiều về vốn để Ngân hàng có thể hoạt động bình thường. Với nguồn vốn điều lệ ban đầu chỉ là 7.280 triệu đồng và 20 cán bộ công nhân viên, mọi nguồn vốn và nhân lực đều được sử dụng tối ưu để đưa Ngân hàng phát triển vững mạnh cho đến ngày nay. Từ những khó khăn đó, Ban giám đốc NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò có chủ trương về đối tượng phục vụ. Xác định hộ gia đình là người bạn đồng hành và lâu dài. Mở rộng tín dụng, tìm các dự án lớn có hiệu quả đối với thành phần kinh tế lớn. Nhờ vậy mà nhiều mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ đặt ra đã được hoàn thành, góp phần chuyển đổi cơ cấu theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, bộ mặt của thị xã được đổi mới. NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò được đặt tại số 62 đường Bình Minh, phường Thu Thủy ,thị xã Cửa Lò , tỉnh Nghệ An .Trải qua quá SVTH: Vũ Thị Hòa 3 Lớp 49B2 - TCNH
  9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh trình phát triển chi nhánh NHCT Cửa Lò đã có nhiều thay đổi từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến quy mô hoạt động. Ngân hàng có 5 phòng giao dịch : phòng giao dịch Hồng Sơn, phòng giao dịch Trần Phú, phòng giao dịch phong Đình Cảng ,phòng giao dịch Cửa Hội. Năm 2005, trụ sở mới của chi nhánh NHCT Cửa Lò đã hoàn thành với một toà nhà 3 tầng nằm ngay ở trung tâm thị xã cửa Lò được trang bị hệ thống máy tính hiện đại có thể kết nối trực tiếp với Trụ sở chính của NHCT Việt Nam. Từ chỗ phạm vi hoạt động chỉ dừng lại ở địa bàn thị xã Cửa Lò chi nhánh đã mở rộng cung cấp dịch vụ cho KH ở các vùng lân cận, trong đó đã bắt đầu khai thác địa bàn thành phố Vinh - địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai. Có thể khẳng định việc nâng cấp trở thành một trong 150 chi nhánh của NHCT Việt Nam sẽ mở ra cơ hội phát triển hơn nữa cho chi nhánh NHCT Cửa Lò trong thời gian tới. Nhiệm vụ của chi nhánh NHCT Cửa Lò là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của NHCT Việt Nam tới các khách hàng có nhu cầu. Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này phải đảm bảo nguyên tắc quyền lợi khách hàng phải được đáp ứng kịp thời, các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của địa phương phải được bám sát để có hướng đầu tư thích hợp. Chi nhánh NHCT Cửa Lò phải là nơi tạo lập, giữ vững niềm tin cho khách hàng đối với NHCT Việt Nam nói riêng và hệ thống NH Việt Nam nói chung. Hoạt động của chi nhánh NHCT Cửa Lò phải hướng tới mục tiêu góp phần phát triển kinh tế địa phương, là địa chỉ đáng tin cậy cho các cá nhân có nhu cầu gửi tiền cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh nhưng phải trên cơ sở hoạt động kinh doanh của chi nhánh có lãi. 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NH TMCP Công thương chi nhánh Cửa Lò. Cơ cấu bộ máy điều hành của NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò được thể hiện qua sơ đồ sau: SVTH: Vũ Thị Hòa 4 Lớp 49B2 - TCNH
  10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức điều hành của NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò. Giám đốc 02 P.Giám đốc P. P. Kế P. P. Tổ quản P. Tổ Khách toán Tiền Tổng lý rủi ro chức hàng giao tệ kho hợp và quản hành dịch quỹ tiếp lý nợ có chính thị vấn đề Tổ điện toán 05 P. Giao dịch Chức năng nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban. * Ban Giám đốc Là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước về hoạt động kinh doanh của NH mình, điều hành mọi hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng định hướng hoạt động của đơn vị trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của ngành về mục tiêu định hướng và từ đó giao cho các phòng chức năng tổ chức thực hiện. *Phòng tổ chức hành chính  Chức năng Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Ngân hàng theo đúng chủ trươngcs năng, chính sách của Nhà nước và quy SVTH: Vũ Thị Hòa 5 Lớp 49B2 - TCNH
  11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh định của NHTMCP Công thương Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn tại Ngân hàng.  Nhiệm vụ: Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHTMCP Công thương Việt Nam có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh; mua sắm và sửa chữa, nâng cấp tài sản và công cụ lao động, máy móc thiết bị tại Ngân hàng; tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và NHTMCP Công thương Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan. *Phòng khách hàng  Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCP Công thương Việt Nam.  Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng; tiếp thị hỗ trợ khách hàng; thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng cho khách hàng, quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng; thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch; cập nhật toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định; quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh; quản lý tài sản đảm bảo; theo dõi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, phản ánh những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc xem xét. Ngoài ra, đối với phòng khách hàng cá nhân còn có nhiệm vụ quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch; tổ chức huy động vốn của dân cư (bằng VNĐ hay ngoại tệ). *Phòng kế toán giao dịch  Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của NHTMCP Công thương Việt Nam quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của SVTH: Vũ Thị Hòa 6 Lớp 49B2 - TCNH
  12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh Ngân hàng. Bên cạnh đó, phòng này còn tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại Ngân hàng theo đúng quy định của Nhà nước và của NHTMCP Công thương Việt Nam.  Nhiệm vụ: Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên Ngân hàng, lập và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên và chi nhánh, làm các báo cáo theo quy định; thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền. Kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập và in báo cáo, đóng nhật kí theo quy định; phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để quyết định mức trích lập dự phòng rủi ro theo hướng dẫn của NHTMCP Công thươngViệt Nam; tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ; đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quyêt định của Ngân hàng. Ngoài ra, phòng này còn có những nhiệm vụ quan trọng khác như: chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng; tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho in ấn, chi tiêu nội bộ của Ngân hàng; lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành; lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trình giám đốc quyết định.; phối hợp các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và của NHTMCP Công thương Việt Nam đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng; tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định; thực hiện lưu trữ chứng từ, số liệu làm báo cáo theo quy định. *Phòng tiền tệ kho quỹ  Chức năng: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và của NHTMCP Công thương Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.  Nhiệm vụ: Quản lý an toàn về kho quỹ theo đúng quy định của NHNN và NHTMCP Công thương Việt Nam; thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy; thu, chi tiền mặt giao dịch SVTH: Vũ Thị Hòa 7 Lớp 49B2 - TCNH
  13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh có giá trị lớn; phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy) và phòng Tổ chức -hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Ngân hàng với NHNN, các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu chi tại Ngân hàng. *Phòng tổng hợp - tiếp thị  Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng.  Nhiệm vụ: Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tư vấn đầu tư, tư vấn dịch vụ thẻ và bảo hiểm; thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ: lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM, giải quyết vướng mắc của khách hàng về sử dụng sản phẩm thẻ, triển khai sản phẩm thẻ theo hướng dẫn của NHTMCP Công thương Việt Nam; dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng; làm báo cáo theo quy định của NHTMCP Công thường Việt Nam. *Tổ quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Thực hiện chức năng đánh giá quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của NHTMCP Công thương Việt Nam. *Tổ điện toán Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thươngchi nhánh Cửa Lò từ năm 2009 đến năm 2011 1.3.1. Về kết quả tài chính Các khoản thu nhập của chi nhánh NHTMCP Công thương Cửa Lò bắt nguồn từ các nghiệp vụ cho vay mà chủ yếu là cho vay hộ gia đình. Như vậy có nghĩa là khoản thu của Ngân hàngđa phần là thu lãi từ cho vay hộ gia đình và một phần từ dịch vụ chuyển tiền điện tử. còn các khoản chi là chi trả lãi tiền gửi và tiền vay của các TCKT, các TCTD khác, chi cho các tổ chức quản lý trong Ngân hàng, chi tiếp khách… Việc thực hiện quản lý các khoản chi SVTH: Vũ Thị Hòa 8 Lớp 49B2 - TCNH
  14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh này một cách chặt chẽ góp phần quan trọng trong việc tăng lợi nhuận thực tế cho Ngân hàng, giảm chi phí bất hợp lý trong qua trình hoạt động. Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng Thu Nhập (trđ) 25.683 51.636 84.086 Tổng Chi Phí (trđ) 23.253 48.652 75.576 Lợi nhuận (trđ) 2.430 2.711 8.510 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 - 2011) Qua bảng 5, ta thấy tình hình hoạt động của chi nhánh NHTMCP Công thương Cửa Lò trong những năm gần đây có sự phát triển rõ rệt vềchất và lượng. Năm 2009 do khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái nền kinh tế, lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh. Nhưng đến năm 2010,2011 trong điều kiện kinh tế Thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của NHTMCP Công thương Việt Nam, NHNN Nghệ An với sựchỉđạo đúng đắn của ban lãnh đạo cùng sựcố gắng của các cán bộ công nhân viên của chi nhánh lợi nhuận của Ngân hàng năm 2011 tăng lên nhanh chóng. 1.3.2. Thành tựu chung Từ khi nâng cấp trực thuộc NH Công thương Việt Nam, Chi nhánh đã không ngừng cải thiện và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, củng cố, xúc tiến và mở rộng mạng lưới, mở rộng thị phần khách hàng nhằm khẳng định vị thế của mình trên địa bàn. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò đã đạt được những thành tựu về mọi mặt như sau: Về nghiệp vụ huy động vốn: Chi nhánh trong những năm qua đã tập trung nỗ lực về nhiều mặt, từ việc tiếp thị, tìm kiếm KH mới, khai thác có hiệu quả những khách hàng truyền thống, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đưa ra các sản phẩm huy động phù hợp với tình hình mới, kết hợp với điều chỉnh lãi suất huy động linh hoạt vào từng thời điểm. Chính vì vậy, Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan, nguồn vốn tăng trưởng cao, đảm bảo tính thanh khoản, đáp ứng nhu cầu tín dụng của Chi nhánh. SVTH: Vũ Thị Hòa 9 Lớp 49B2 - TCNH
  15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh Về công tác tín dụng: Ban lãnh đạo đã chỉ đạo linh hoạt trong điều hành, tích cực thu nợ đến hạn; một mặt hạn chế tối đa nợ xấu, mặt khác tích cực tìm kiếm, khai thác và cho vay KH mới có hiệu quả. Về thẩm định dự án, Chi nhánh cũng khai thác, chọn lọc những KH có dự án khả thi; rà soát những khoản nợ có tiềm ẩn rủi ro, xử lý kịp thời TSĐB của các khoản nợ xấu để thu hồi nợ. Đặc biệt, Chi nhánh luôn chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Về công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng: đây là hoạt động được Ban giám đốc coi là yếu tố mũi nhọn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn; tổ chức tốt các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với KH để thắt chặt mối quan hệ với KH truyền thống và tiếp thị KH mới. Về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế: chiếm một thị phần lớn trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh và đem lại nguồn thu đáng kể về số lượng và tỷ trọng, nghiệp vụ này luôn được chú trọng phát triển và hoàn thiện về sản phẩm dịch vụ, công nghệ lẫn cơ cấu tổ chức. 1.3.3. Khó khăn Về nguồn vốn: Hiện tại, cơ cấu nguồn vốn có lãi suất cao trước đây còn chiếm tỷ trọng 60%, do đó Chi nhánh đang tiếp tục tìm hướng giải quyết cho phù hợp với cung cầu lãi suất hiện nay. Về công tác tín dụng: tuy tăng trưởng mạnh, tuy nhiên nợ xấu vẫn tồn tại ở mức cao (trên 2%), thu hồi nợ xấu chưa triệt để so với kế hoạch. Với nghiệp vụ Thanh toán quốc tế: nguồn ngoại tệ khai thác từ KH xuất khẩu chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu ngoại tệ của Chi nhánh, do đó cần tập trung đẩy mạnh quan hệ đối với các KH có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Các dịch vụ thanh toán quốc tế tuy có đa dạng hơn trước nhưng vẫn chưa nhiều so với quy mô của một Ngân hàng kinh doanh hiện đại. Trên đây là một vài ưu nhược điểm của NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò từ khi mới thành lập đến nay. Dù còn những mặt chưa hoàn SVTH: Vũ Thị Hòa 10 Lớp 49B2 - TCNH
  16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh thiện, song NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò cũng đang rất nỗ lực trong tiến trình mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh và hội nhập trên địa bàn nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng - tiện ích đến khách hàng với phương châm “Mang phồn thịnh đến với khách hàng” của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, qua đó cùng với những NHTM khác góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. SVTH: Vũ Thị Hòa 11 Lớp 49B2 - TCNH
  17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CỬA LÒ 2.1. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò 2.1.1: Tình hình tín dụng tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò 2.1.1.1. Về công tác huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của Ngân hàng, cũng như các ngân hàng thương mại khác, Chi nhánh đã có nhiều hình thức huy động vốn. NH đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau, từ những khoản tiền gửi tiết kiệm cho tới các khoản tiền gửi thanh toán của các khách hàng. Ngoài hiệu quả phục vụ khách hàng, NH còn có địa điểm rất thuận lợi cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại NH. Kết quả huy động vốn được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thươngchi nhánh Cửa Lò. Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng (%) (%) (%) Nội tệ 395 94,5 469 92,8 849 95,1 Ngoại tệ quy đổi 23 5,5 36 7,2 44 4,9 Tổng nguồn vốn 418 100 505 100 893 100 huy động (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 - 2011) SVTH: Vũ Thị Hòa 12 Lớp 49B2 - TCNH
  18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009- 2011) Qua bảng 2.1 và biểu đồ 1 ta thấy rằng nguồn vốn huy động bằng nội tệ vẫn là chủ yếu, năm 2009 nguồn vốn huy động từ nội tệ thấp do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến tâm lý của KH dẫn đến ít hõn tổng nguồn vốn huy động so với năm 2010. Năm 2011, thực hiện tốt chỉ đạo của NHTMCP Công thương Việt Nam về tăng trưởng nguồn vốn, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng lên trong đó có sự tăng lên khá nhiều của nguồn vốn huy động từ nội tệ. Tiền gửi ngoại tệ tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do trong địa bàn, người dân đi lao động nước ngoài gửi về là chủ yếu, đặc biệt là dân cư thuộc khối Nghi Thủy và Nghi Tân. Tuy vậy nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do tâm lý người dân nghĩ rằng gửi bằng nội tệ thì rủi ro thấp hơn và đỡ rườm rà trong việc quy đổi. Trong năm 2011, mặc dù đồng USD không ổn định về tỷ giá, song kết quả huy động từ ngoại tệ này vẫn tăng lên do chính sách khuyến mãi và áp dụng lãi suất phù hợp, sự uy tín của NH trên địa bàn nên đã tạo được niềm tin của KH, đây được đánh giá là thành công của chi nhánh. Năm 2009 là 418 tỷ đồng nhýng đến năm 20010 là 505 tỷ đồng tăng 87 tỷ đồng và năm 2011 đạt 893 tỷđồng, tăng 388 tỷ đồng so với năm 2010. Về cơ cấu vốn huy động của năm 2011 cũng đạt mức kế hoặch của chi nhánh. Ngoài ra, trong cơ cấu vốn phân theo khách hàng thì trên 50% nguồn vốn huy động là trong dân cư. Năm 2009 nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm 72,58%, năm 2010 là 71,3% và năm 2011 là 69,9% trong tổng nguồn vốn huy SVTH: Vũ Thị Hòa 13 Lớp 49B2 - TCNH
  19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh động. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu vay vốn và để đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn thì ngân hàng cũng đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp để có thể thu hút nguồn vốn trong dân cư. Bước sang năm 2011 với sự phục hồi của nền kinh tế thì nhu cầu vay vốn để tái sản suất kinh doanh và đấp úng nhu cầu vay mở rộng của các doanh nghiệp đòi hỏi ngân hàng phải có các chính sách để thu hút vốn. Bằng việc tăng lãi suất tiền gửi và các chương trình gửi tiết kiệm trúng vàng, xe ô tô thì nguồn vốn huy động trong dân cư năm 2011 tăng 213 tỷ với mức tăng 26,28% so với năm 2010. 2.1.1.2. Tình hình dư nợ tại NH TMCP Công Thương chi nhánh Cửa Lò Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tại ngân hàng Công thương chi nhánh Cửa Lò ( Đơn vị : tỷ đồng ) 2009 2010 2011 So sánh NĂM 2010/2009 2011/2010 Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số Tỷ Tỷ trọng trọng trọng Số Số tiền tiền tiền trọng trọng CHỈ TIÊU (%) (%) (%) tiền tiền (%) (%) Tổng dư nợ 716,8 100 843,6 100 1074 100 126.8 17,68 230,4 27,31 Phân theo tp kinh tế Doanh nghiệp 408,5 56,98 467,5 55,42 622,4 57,95 59 14,44 154.9 33,13 quốc doanh Doanh nghiệp 308,3 43,02 376.1 44,58 451,6 42,05 67,8 21,99 75.5 20,1 ngoài quốc doanh Theo thời hạn Ngắn hạn 425,2 59,32 617,7 73,22 782,2 72,83 192,5 45,27 164,5 26,63 Trung dài hạn 291,6 40,68 225,9 26,78 291,8 27,17 (65,7) (22,5) 65,9 29,17 (Nguồn : Phòng tổng hợp ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Cửa Lò) Qua bảng trên nhìn chung cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng tăng trưởng qua các năm: năm 2009tổng dư nợ tại ngân hàng là 716 tỷ đồng, tới năm 2010tổng dư nợ tại ngân hàng là843 tỷ đồng và đến năm 2011 đạt 1074 tỷ đồng . Ta thấy tổng dư nợ 2010 so với năm 2009 tăng 126,8 tỷ đồng và tỷ trọng tăng 17,68%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng mạnh với tổng dư nợ 230,4 tỷ đồng và tỷ trọng tăng 27,31%. Phân theo thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc doanh năm 2009đạt 408,5 tỷ đồng chiếm 56,98% tỷ trọng dư nợ cho vay.Trong năm đó thì năm 2010 con số này đạt 467,5 tỷ đồng chiếm 55,42% tổng dư nợ đến năm 2011 đạt 622,4 tỷ đồng chiếm 57,95% .năm 2010so với năm 2009 doanh nghiệp quốc doanh tăng 59 tỷ đồng, tỷ trọng tăng SVTH: Vũ Thị Hòa 14 Lớp 49B2 - TCNH
  20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đại học Vinh 14,44%, năm 2011 so với 2011 doanh nghiệp quốc doanh tăng 154 tỷ đồng, tỷ trọng tăng 33,13%. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 425,2 tỷ chiếm 59,32% tổng dư nợ tới năm 2010 là 617,7 tỷ đồng chiếm 73,22% tăng 192,5 tỷ so với năm 2009 còn bước sang năm 2011 dư nợ đạt 782,2 tỷ đồng tăng 164,5 tỷ so với năm 2010. Trong khi dư nợ đối với trung dài hạn trong năm 2009 chỉ là 291,6 tỷ đồng chiếm 40,68% tổng dư nợ sang năm 2010 đạt 225,9 tỷ đồng giảm 65,7 tỷ so với năm 2009, còn sang năm 2011 thì con số này đạt 291,8 tỷ đồng tăng 65,9 tỷ so với năm 2010. Có thể nhân thấy sự biến đông khá mạnh của dòng tiền qua các năm vừa qua.ước sang năm 2011 nhu cầu vay của các doanh nghiệp chủ yếu là để phục hồi sản suất kèm theo là chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ cho nên dư nợ trong năm này tăng cao so với năm 2010, về dư nợ trong ngắn hạn tính tới thời điểm cuối năm 2011 thì tăng 164,5 tỷ so với năm 2010 với mức tăng 26,63 % còn dư nợ vay trung dài hạn tăng 65,9 tỷ đồng với mức tăng 29,175.Với năm 2011 ngoài việc vay để phụ hồi sản suất thì nhu cầu vay để mở rông sản suất cũng tăng khá mạnh. Biểu đồ 2.2: Tình hình tổng dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Tổng dư nợ (Nguồn : Phòng tổng hợp ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Cửa Lò) Để đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Cửa Lò ta đi xem xét tới hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng thông qua bảng số liệu sau: Thực trạng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Cửa Lò SVTH: Vũ Thị Hòa 15 Lớp 49B2 - TCNH
nguon tai.lieu . vn