Xem mẫu

  1. LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
  2. mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công chức quản lý nhà nước (hay còn gọi là công chức hành chính nhà nước) là một bộ phận công chức nhà nước và là nguồn nhân lực quan trọng của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Nguồn nhân lực này quyết định việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính. Hiệu lực của hệ thống chính trị nói chung và của bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức. Sự thành công hay thất bại của một quốc gia, một ngành, một lĩnh vực, một địa phương hay một vùng lãnh thổ có một phần quan trọng phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá khoa học về đội ngũ công chức quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở góp phần giúp cho Đảng và Nhà nước có chiến lược trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước. Đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam đã được hình thành và phát triển cùng với công cuộc giải phóng đất nước, bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu của thực tiễn cách mạng đó, công chức quản lý nhà nước Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đất nước trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, chất lượng của đội ngũ công chức quản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, chưa tạo ra tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ của một nền hành chính hiện đại. Thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức Việt Nam trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã xây dựng
  3. chiến lược quan trọng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước đã được Ban Chấp hành Trung Đảng xác định trong Nghị quyết Đại hội VIII (6/1996), trong Chiến lược cán bộ tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 (Khoá VIII ngày 18/6/1997) và trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội IX (4/2001). 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công ch ức, chất l ượng công chức là vấn đ ề đ ược sự quan tâm của nhiều nhà n ghiên c ứu, là đề tài đ ược hội thảo tại nhiều hội nghị trong n ước và quốc tế. Tác giả Tô Tử Hạ có nhiều công trình nghiên cứu về công chức nhà nước, nhiều tác phẩm được sử dụng như là giáo trình giảng dạy về công chức hành chính nhà nước cho đội ngũ công chức hiện nay. Trong các tác phẩm của mình, tác giả Tô Tử Hạ đã tập trung phân tích, lý giải làm rõ khái niệm cán bộ, công chức nhà nước; vai trò của cán bộ, công chức trong xây dựng nền hành chính quốc gia, định hướng trong xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước Việt Nam. Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã có Báo cáo tổng hợp đề tài “Năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”. Đề tài này tập trung vào nghiên cứu về hiệu lực quản lý hành chính nhà nước, trong đó đã đặt công chức hành chính nhà nước trong mối quan hệ với việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý hành chính nhà nước. Đề tài đã phân tích đánh giá về đội ngũ công chức hành chính nhà nước xác định những ưu điểm và những yếu kém của công chức hành chính nhà nước và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức hành chính nhà nước. Tháng 11-2003, Bộ Nội vụ đã có báo cáo về “Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và các văn bản triển khai”, trong đó đã trình bày những phương hướng và biện pháp cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và chương trình, kế hoạch đào tạo, phát triển công chức hành chính Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Trong Chương trình này vấn đề chất lượng công chức hành chính nhà nước và nâng cao chất lượng công chức nhà nước được đặc biệt nhấn mạnh. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách “Luận cứ khoa học cho việc
  4. nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” (3-2001). Tác phẩm này đã phân tích, xây dựng luận cứ khoa học và nội dung của CNH- HĐH đất nước, yêu cầu của CNH-HĐH với việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức nói chung. Trong năm 2004, được sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (Sida), Bộ Nội vụ đã tiến hành cuộc hội thảo về “quản lý nguồn nhân lực công” nhằm tìm ra được những vấn đề và xác lập mục tiêu để xây dựng dự án hỗ trợ của tổ chức Sida cho Bộ Nội vụ giai đoạn mới trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ cải cách hành chính của tổ chức Sida Thuỵ Điển cho Việt Nam. Trong cuộc hội thảo này, các nhà khoa học và quản lý đã đi đến nhất trí rằng công tác quản trị nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính còn yếu kém và trong đó điểm mấu chốt là chưa tiến hành được nội dung phân tích công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Do chưa thực hiện tốt công tác phân tích công việc nên các chính sách của quản trị nguồn nhân lực công ch ưa phát huy được hiệu quả (như chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, thù lao lao động…) và làm cho hiệu lực của quản lý nguồn nhân lực chưa cao. Với sự hỗ trợ của Cộng đồng Châu Âu trong khuôn khổ dự án Asian-link (mã số ASI/B7-301/98/679-042), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã phối hợp với Đại học Tổng hợp tự trị Mardrid (Tây Ban Nha) và Đại học Insubria (Italia) tiến hành điều tra, đánh giá chất lượng công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam, để xác lập chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý công cho đội ngũ công chức cấp tỉnh. Kết quả điều tra đánh giá đã được công bố tháng 7-2004 trong đó nêu rõ những yếu kém, thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng của đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý công và quản lý kinh tế. Báo cáo cho rằng một trong những thiếu hụt lớn nhất hiện nay của công chức hành chính Việt Nam ở cấp tỉnh là sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng quản lý trong nền kinh tế thị trường, sự thiếu hiểu biết về các kiến thức quản lý công. Điều này không được giải quyết sẽ dẫn tới khó khăn cho việc phát triển vùng và lãnh thổ ở các tỉnh. Báo cáo cũng đề xuất cần thiết phải xây dựng chương trình đào tạo về kinh tế và quản lý công cho các công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh. Trong các hội thảo ở trong nước và quốc tế tại Việt Nam, các tạp chí chuyên ngành
  5. có nhiều bài viết trao đổi về cán bộ, công chức, đã có những đánh giá về chất lượng và số lượng công chức nói chung và công chức quản lý nhà nước nói riêng, đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong đó chủ yếu bàn luận tới các biện pháp về tuyển dụng và đào tạo công chức, về chế độ chính sách tiền lương đối với công chức. Cũng có nhiều bài viết trao đổi về Pháp lệnh công chức, bàn luận về những điều chưa hợp lý trong Pháp lệnh cán bộ công chức (1998 và sửa đổi bổ sung năm 2000, năm 2003) và kiến nghị xây dựng Luật về công chức ở Việt Nam. Từ các nghiên cứu trên cho thấy: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về công chức nhà nước và chất lượng công chức nhà nước thường nghiêng về tiếp cận theo hướng từ nền hành chính nhà nước, dựa trên quan điểm của Quản lý hành chính nhà nước hoặc theo cách tiếp cận của Luật hành chính; ít hoặc không thấy công trình tiếp cận theo hướng khoa học về quản trị nguồn nhân lực. Do đó, trong Luận án này tác giả nghiên cứu đánh giá về chất lượng công chức quản lý nhà nước và đưa ra các giải pháp trên cơ sở của khoa học về quản trị nguồn nhân lực. Thứ hai, các công trình nghiên cứu chủ yếu bàn luận về khái niệm cán bộ, công chức, công chức hành chính, viên chức… và thường tập trung phân tích đánh giá về công chức nhà nước nói chung ít đi sâu vào một nhóm công chức cụ thể. Vì vậy, trong đề tài này tác giả Luận án đi sâu nghiên cứu đánh giá về chất lượng công chức lãnh đạo - một bộ phận nguồn nhân lực quan trọng trong đội ngũ công chức quản lý nhà nước. Thứ ba, các công trình nghiên cứu thường đánh giá chất lượng công chức dựa trên yêu cầu của công vụ trong bộ máy hành chính nhà nước, các giải pháp thường quan tâm tới nâng cao chất lượng công chức để đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực của nền hành chính quốc gia; còn ít đề tài nghiên cứu tới những thay đổi của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng công chức cũng như bộ máy quản lý. Trong đề tài này, tác giả Luận án nghiên cứu đánh giá chất lượng công chức trong trạng thái động dưới sự tác động của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là những yêu cầu của quá trình CNH-HĐH đất nước. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” làm đề tài
  6. nghiên cứu của Luận án tiến sỹ của mình. Luận án tập trung đi sâu vào nghiên cứu đánh giá, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng chất lượng công chức quản lý nhà nước phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Luận án này là kết quả nghiên cứu của tác giả trên cơ sở vận dụng những kiến thức khoa học được học trong Nhà trường kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn công tác của tác giả trong những năm vừa qua. 3. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung đưa ra các quan điểm, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức quản lý nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH đất nước. - Về lý luận: Hệ thống hoá lý luận cơ bản về công chức, chất lượng của đội ngũ công chức nói chung và chất lượng công chức quản lý nhà nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. - Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay; đặc biệt đi sâu vào đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước. Phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng của đội ngũ công chức từ đó đề xuất những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, mà trọng tâm là đội ngũ công chức quản lý nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án là: - Những yêu cầu chủ yếu của sự nghiệp CNH-HĐH đối với nâng cao chất lượng công chức quản lý nhà nước Việt Nam; - Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam; - Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam; - Những quan đi ểm, ph ương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất l ượng công chức quản lý nhà n ước Việt Nam đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước. 4. Đối tượng và phạm vi nhiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối t ượng nghiên cứu của luận án này là chất l ượng công ch ức quản lý nhà
  7. nước Việt Nam (hay còn gọi là công chức hành chính nhà n ước Việt Nam). 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng công chức quản lý nhà nước đảm nhận vai trò lãnh đạo trong bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Về phạm vi thời gian, đề tài phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ công chức quản lý nhà nước trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay). 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu - Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ; quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, nghiên cứu so sánh, phân tích, quy nạp, diễn dịch và phương pháp thực chứng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. - Sử dụng điều tra qua bảng hỏi (Questionaires) và phỏng vấn (Interview) để thu thập số liệu và phân tích. Để bổ sung thông tin, giúp cho nghiên cứu sâu về chất lượng của công chức quản lý nhà nước, tác giả luận án đã tiến hành điều tra đánh giá bằng bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn một số cán bộ công chức ở các cơ quan trung ương và địa phương (danh sách những người được phỏng vấn ở Phụ lục 1 của luận án). Đối t ượng đ iều tra qua bảng hỏi là các công chức nhà n ước đ ang làm việc tại cấp tỉnh, bao gồm những ng ười có chức danh từ phó phòng (hoặc t ương đương) trở lên của các sở, ngành trực thuộc uỷ ban nhân dân 3 tỉnh T hái Nguyên, Qu ảng Trị và Đồng Nai đại diện cho ba miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam. Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu (mỗi tỉnh 50 phiếu), số phiếu thu về là 130, số phiếu hợp lệ là 124, trong đó 40 phiếu thuộc tỉnh Thái Nguyên, 45 phiếu thuộc tỉnh Đồng Nai và 39 phiếu thuộc tỉnh Quảng Trị. Mẫu phiếu đ iều tra và tổng hợp kết quả đi ều tra đ ược thể hiện ở Phụ lục 2 của Luận án. 5.2. Nguồn số liệu - Số liệu thứ cấp: số liệu từ các báo cáo của các cơ quan Đảng và cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam (như Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê,...); các kết quả đã công bố
  8. của các cuộc điều tra khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học do các cơ quan trong nước và quốc tế thực hiện. - Số liệu sơ cấp: thông tin và số liệu thu được qua điều tra bằng bảng hỏi do tác giả luận án thực hiện tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Đồng Nai và thông tin thu được từ phỏng vấn sâu một số công chức quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương. 6. Những đóng góp của luận án: Luận án có những đóng góp chính sau đây: - Góp phần vào hệ thống hoá lý luận về đội ngũ công chức, công chức quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ công chức, hệ thống hoá và xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý nhà nước. - Đưa ra những yêu cầu của CNH-HĐH đối với nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức nói chung và công chức quản lý nhà nước nói riêng. - Góp phần vào đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước Việt Nam, trọng tâm là đội ngũ công chức quản lý nhà nước. - Xây dựng quan điểm và hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận án có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Công chức quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  9. Chương 1 Công chức quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước 1.1. Công chức quản lý nhà nước và vai trò của công chức quản lý nhà nước 1.1.1. Một số khái niệm 1. Khái niệm công chức Công chức là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước, là lực lượng lao động chủ yếu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hiệu lực của hệ thống chính trị nói chung và của bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức. Công chức là danh từ dùng để chỉ những người thừa hành các quyền lực nhà nước, chấp hành các công vụ của nhà nước. Sự ra đời của chế độ công chức là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử phát triển và hoàn thiện của các tổ chức nhà nước, là mốc son đánh dấu của sự văn minh trong hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế-xã hội. Xã hội càng phát triển hiện đại, càng cần một chế độ công chức tiên tiến để bảo đảm quản lý và thúc đẩy xã hội phát triển một cách đồng bộ. Vào nửa cuối thế kỷ XVIII chế độ công chức đã ra đời ở các nước tư bản phương Tây, phản ánh nhu cầu khách quan của lịch sử phát triển nhà nước. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở các nước tư bản là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển chế độ công chức. “Nhân vật” trung tâm của chế độ công chức là người công chức nói riêng và đội ngũ công chức nói chung với những tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Vậy công chức là gì ? Mỗi một quốc gia có quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức, sau đây là một số quan niệm và định nghĩa công chức có tính đặc trưng. Theo luật Công chức của Cộng hoà Pháp, công chức nhà n ước được định nghĩa như sau:
  10. Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa phương nhưng không kể đến các công chức địa phương thuộc các hội đồng địa phương quản lý. [13, tr 15]. Luật công chức của Vương quốc Anh, ngay từ năm 1859, đã quy định công chức nhà nước bao gồm hai bộ phận, cụ thể như sau: Bộ phận thứ nhất là những người do nhà Vua Anh trực tiếp bổ nhiệm hoặc được Uỷ ban dân sự cấp giấy chứng nhận hợp lệ cho phép tham gia công tác ở cơ quan dân sự. Bộ phận thứ hai là những người mà toàn bộ tiền lương được cấp từ ngân sách thống nhất của Vương quốc liên hiệp hoặc từ các khoản được Quốc hội thông qua. [13, tr 16] Luật công chức của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cho rằng: “Những nhân viên trong ngành hành chính của chính phủ được gọi chung là công chức” [13, tr 16]. Luật công chức Liên bang của Cộng hoà Liên bang Đức quy định cụ thể về công chức nhà nước như sau: Những người chịu sự chỉ huy, kiểm tra trực tiếp của Liên bang là công chức Liên bang, những người phục vụ ở các đoàn thể xã hội, đoàn thể xây dựng vật chất và tài chính theo luật chung, trực tiếp lệ thuộc Chính phủ Liên bang là công chức gián tiếp. Tất cả các thành phần trên đây đều gọi là công chức. Ngoài các thành phần thuộc phạm vi trên, công chức trong quốc hội Liên bang, Thượng viện Liên bang, Toà án Liên bang cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật công chức. [13, tr 17] Theo luật công chức của Nhật Bản, công chức được phân thành hai loại chính gồm công chức nhà nước và công chức địa phương quy định như sau: Công chức nhà nước gồm những người được nhậm chức trong bộ máy của chính phủ Trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và đơn vị sự nghiệp quốc doanh, được lĩnh lương của ngân sách nhà nước. Công chức địa phương gồm những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính địa phương. [13, tr 17] Theo Luật công chức của Trung Quốc, công chức được định nghĩa: Công chức nhà nước là những người công tác trong cơ quan hành chính nhà nước
  11. các cấp, trừ nhân viên phục vụ. Công chức nhà nước gồm hai loại: Công chức lãnh đạo là những người thừa hành quyền lực hành chính nhà nước. Các công chức này bổ nhiệm theo các trình tự luật định, chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp, Điều lệ công chức và Luật tổ chức của chính quyền các cấp. Công chức nghiệp vụ, là những người thi hành chế độ thường nhiệm, do cơ quan hành chính các cấp bổ nhiệm và quản lý căn cứ vào Điều lệ công chức. Họ chiếm tuyệt đại đa số trong công chức nhà nước, chịu trách nhiệm quán triệt, chấp hành các chính sách và pháp luật” [20, tr 23]. Theo Luật của Vương quốc Thái Lan: “Công chức là những người được phân công và được bổ nhiệm một công việc của Chính phủ và nhận lương phù hợp ở một bộ, cơ quan nhà nước hay cơ quan thuộc Chính phủ” [20, tr 83]. Từ những cách quan niệm về công chức của một số quốc gia nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng công chức thường được hiểu một cách chung là những công dân, được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở trung ương hay địa phương, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và chịu sự điều chỉnh của luật công chức. ở Việt Nam, ngay buổi đầu xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 29/5/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 188/SL quy định về chức danh viên chức Nhà nước gồm 5 hạng: Tá sự, cán sự, tham sự, kiểm sự và giám sự. Đây là văn bản khởi đầu tạo cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ công chức sau này của Nhà nước Việt Nam. Đến ngày 20/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 76/SL về Quy chế công chức, trong đó công chức được định nghĩa là: “Những công dân Việt Nam, được chính quyền nhân dân tuyển dụng để giữ một vị trí thường xuyên trong các cơ quan của Chính phủ, ở trong hay ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ định” [13, tr 217]. Suốt một thời gian dài không có một văn bản nào của Nhà nước phủ định tính pháp lý của Sắc lệnh 76/SL, nhưng do hoàn cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh liên tiếp và kéo dài, nên những nội dung quy định trong Sắc lệnh 76/SL đã không được thực hiện đầy đủ. Tuy vậy, Sắc lệnh này đã tạo tiền đề, cơ sở để hình thành và phát triển đội ngũ công chức Việt Nam.
  12. Sau khi thống nhất đất nước, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong điều kiện mới, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ công chức chính quy, hiện đại; Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong văn bản chỉ đạo ngày 25/8/1995 đã chỉ rõ: ở nước ta, sự hình thành đội ngũ cán bộ, viên chức có đặc điểm khác các nước. Cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể là một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Bởi vậy cần có một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn hệ thống chính trị, bao gồm: công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh…), cán bộ làm việc chuyên trách ở các cơ quan đảng, đoàn thể. [23, tr 27]. Với tư tưởng chỉ đạo đó, ngày 26/2/1998, Pháp lệnh về cán bộ, công chức đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/5/1998. Sự ra đời của Pháp lệnh cán bộ, công chức đã tạo cơ sở pháp lý cho chế độ công chức Nhà nước Việt Nam từng bước được xây dựng, hoàn thiện và phát triển đáp ứng yêu cầu của một Nhà nước pháp quyền XHCN. Trước yêu cầu không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; đến nay Pháp lệnh cán bộ, công chức đã hai lần sửa đổi, bổ sung. Lần thứ nhất vào ngày 28/4/2000, lần thứ hai vào ngày 29/4/2003. Đến nay khái niệm về cán bộ, công chức được Nhà nước Việt Nam nêu trong Điều 1 của Pháp lệnh như sau: Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, rong biên chế, bao gồm: a. Những người do bầu cử để đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); b. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; c. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giữ một
  13. công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hộiThẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; d. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; e. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); g. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Cán bộ công chức được quy định tại điểm a,b,c,đ,e,g và h khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật” [32, tr 41, 42]. Từ những dẫn chứng nêu trên cho thấy mỗi một quốc gia có những quan niệm khác nhau trong xác định đối tượng, phạm vi công chức, hay nói cách khác sự khác nhau ở chỗ xác định ai là công chức nhà nước. Song nhìn chung các quan niệm, định nghĩa trên đều cho rằng một người lao động được coi là công chức nhà nước của một quốc gia nào đó nếu có đủ các đặc trưng sau đây: - Là công dân của quốc gia đó; - Được tuyển dụng và làm việc trong cơ quan nhà nước; - Được xếp vào một ngạch, một ngành chuyên môn; - Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; - Được quản lý thống nhất và được điều chỉnh bằng luật riêng được gọi là luật công chức. Từ những khái niệm và phân tích nêu trên, có thể hiểu công chức nhà n ước là
  14. n gười được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào làm việc trong một c ơ quan nhà n ước ở trung ương hay địa phương, gi ữ một công việc th ường xuyên ở một ngạch trong hệ thống ngạch bậc và đ ược h ưởng l ương do ngân sách nhà nước cấp. 2. Khái niệm công chức quản lý nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội theo luật pháp. Trong cuốn “Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước”, các tác giả đã viết: “Quản lý nhà nước còn được gọi là quản lý hành chính nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước” [24, tr 27]. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước chỉ có thể được thực hiện thông qua vai trò, chức năng quản lý của đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Những người đảm nhận hoạt động quản lý nhà nước được gọi là công chức hành chính nhà nước hay công chức quản lý nhà nước. Vì vậy trong nghiên cứu này, khái niệm công chức quản lý nhà nước và công chức hành chính nhà nước được dùng như nhau. Khi nghiên cứu về công chức quản lý nhà nước có thể thấy rõ với mỗi chế độ chính trị - xã hội khác nhau quan niệm công chức quản lý nhà nước cũng khác nhau. Sau đây chúng ta đi vào xem xét quan niệm về công chức quản lý nhà nước trong một số nền hành chính: * Trong nền hành chính ở các nước tư bản. Sau cách mạng tư sản Pháp năm 1789, nền Cộng hòa ra đời. Từ đó xuất hiện một nền hành chính và chế độ công vụ mới. Đó chính là nền hành chính tư sản, mà đặc trưng là nền hành chính của Cộng hòa Pháp. Cùng với sự ra đời nền hành chính tư sản, là sự ra đời của chế độ công chức tư sản, chế độ công chức này quy định việc tuyển công chức thiên về những người có học vấn, bằng cấp. Có nghĩa là sau khi được tuyển dụng vào một ngạch công chức nhất định nào đó, nếu không có sự thay đổi về bằng cấp, học vấn thì không có sự chuyển ngạch. Trong quá trình thực hiện, phát hiện ra những hạn chế của quan niệm truyền thống này, nên nhà nước tư sản có sự thay đổi là việc tuyển chọn, sử dụng công chức một mặt dựa trên cơ sở học vấn, nhưng mặt khác coi trọng tài năng, năng lực thực tế và tính sáng tạo của công chức đối với công việc. Từ đó, đã làm cho bộ máy
  15. của nền hành chính tư sản năng động hơn, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, phù hợp với sự cạnh tranh trên thương trường và làm cho các nước tư bản phát triển khá nhanh. * Trong nền hành chính các nước XHCN Trong nền hành chính các nước XHCN xuất phát từ vai trò của Đảng Cộng sản là người lãnh đạo toàn diện mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Do vậy, mọi quá trình của hoạt động xã hội nói chung, vấn đề công chức trong bộ máy hành chính nhà nước nói riêng đều do Đảng lãnh đạo, bố trí sắp xếp và điều hành. Cuộc cách mạng XHCN với những đặc thù riêng đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đội ngũ công chức quản lý nhà nước XHCN. Việc tuyển chọn công chức nói chung, công chức hành chính nói riêng có thiên hướng về chính trị, đạo đức hơn là về tài năng, trình độ chuyên môn; nặng về trách nhiệm tập thể hơn là trách nhiệm cá nhân. * Trong nền hành chính Việt Nam ở Việt Nam, trong giai đoạn trước năm 1954, do hoàn cảnh chiến tranh nên chế độ công chức nói chung và công chức quản lý nhà nước nói riêng chưa được thực hiện một cách đầy đủ, đúng nghĩa của nó như Quy chế về quản lý công chức được Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trong Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950. Đến năm 1954 sau khi miền Bắc được giải phóng, công chức quản lý nhà nước mới dần được hình thành cùng với quan niệm chung là “cán bộ, công nhân viên chức Nhà n ước”. Đội ngũ công chức bao gồm những người trưởng thành từ trong thực tiễn đấu tranh cách mạng và được sắp xếp, bổ nhiệm đảm nhiệm các chức vụ trong hệ thống chính trị các cấp. Do hoàn cảnh đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, nên một thời gian dài hoạt động của bộ máy Nhà nước chủ yếu tập trung chỉ đạo chiến tranh, chưa có điều kiện xây dựng đội ngũ công chức nói chung và công chức quản lý nhà nước nói riêng. Thời kỳ này, chúng ta quan niệm tất cả những người làm việc trong cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu toàn dân đều được gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước. Vì vậy, thời kỳ này Việt Nam chưa có đội ngũ công chức quản lý nhà nước chuyên nghiệp, phục vụ một cách ổn định trong bộ máy hành chính Nhà nước.
  16. Trong văn bản chỉ đạo ngày 25/8/1995 của Bộ Chính trị đã nêu ở phần trên, có viết: Cần có một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong trong toàn hệ thống chính trị, bao gồm: các công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh…), cán bộ làm việc chuyên trách ở các cơ quan đảng, đoàn thể [23, tr 27]. Như vậy, Bộ Chính trị đã nêu rõ phạm vi cụm từ “công chức” là chỉ những người làm việc trong các cơ quan nhà nước các cấp, còn cụm từ “cán bộ” là để chỉ những người làm việc trong các cơ quan đảng, đoàn thể. Đến khi Pháp lệnh cán bộ, công chức được ban hành (1998) quan niệm về về cán bộ, công chức càng được thể hiện rõ nét hơn, khái niệm công chức được đưa ra một cách khá hoàn chỉnh. Trong công chức cũng có sự phân biệt giữa công chức nói chung và công chức hành chính, các nhóm công chức khác nhau và với viên chức sự nghiệp. Khái niệm công chức quản lý nhà nước hay công chức hành chính nhà n ước dần được xác định rõ. Tháng 5/1993, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã ban hành Quyết định số 414/tccp-vc về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức nhà nước ngành hành chính trong đó quy định rõ tiêu chuẩn nghiệp vụ của 10 ngạch hành chính như: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, kỹ thuật viên đánh máy, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ, nhân viên bảo vệ… Ngày 5/6/1993 Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã ban hành Thông tư số 444/TCCP-VC hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn các ngạch công chức hành chính. Theo Thông tư hướng dẫn này và theo Quyết định số 414/tccp-vc, công chức hành chính nhà nước là những người đảm nhận chức năng quản lý hành chính nhà nước, chủ yếu bao gồm: công chức làm việc trong các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan Bộ và ngang Bộ; cơ quan Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan Uỷ ban nhân dân thành phố, quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; các cơ quan Tổng cục thuộc Chính phủ, Cục thuộc Bộ hoặc Sở thuộc UBND cấp tỉnh, phòng ban thuộc UBND cấp huyện. Từ những quan niệm nêu trên, có thể thấy rõ công chức quản lý nhà n ước là những người hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được xác định trên cơ sở Hiến
  17. pháp, các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổng cục, các cục, vụ, sở, phòng, ban… Hiện nay ở Việt Nam sau khi Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung lần thứ hai năm 2003, thì cán bộ công tác ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) đã được công nhận là công chức, trong số công chức này công chức quản lý nhà nước được xác định bao gồm một số chức danh chủ yếu như chủ tịch và phó chủ tịch uỷ ban nhân dân. Tóm lại, công chức quản lý nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ công chức, là chủ thể của bộ máy hành chính Nhà nước, được đào tạo, bổ nhiệm theo một hệ thống riêng và mang tính ổn định; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, bảo đảm thực thi quyền lực hành chính của Nhà nước đối với xã hội. Có vai trò quyết định trong tổ chức quá trình ra quyết định, quản lý và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách, quyết định của nhà nước. 1.1.2. Phân loại công chức quản lý nhà nước Phân loại công chức quản lý nhà nước cũng tuân theo các tiêu chí phân loại chung của cả đội ngũ công chức. Phân loại công chức là yêu cầu tất yếu của công tác quản lý nguồn nhân lực. Phân loại công chức giúp cho việc xây dựng quy hoạch đào tạo công chức đúng đối tượng theo yêu cầu nội dung, công tác và đưa ra những căn cứ cho việc xác định biên chế các công chức một cách hợp lý. Phân loại công chức hợp lý giúp cho việc đề ra những tiêu chuẩn khách quan trong việc tuyển dụng người vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và là cơ sở để xác định cơ cấu tiền lương một cách khoa học. Qua việc phân loại công chức còn giúp cho việc tiêu chuẩn hoá, cụ thể hoá việc sát hạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực thực hiện công việc của công chức. Thông thường, việc phân loại công chức của Việt Nam theo hệ thống chức nghiệp được thực hiện theo các tiêu chí như: theo vai trò vị trí, theo trình độ đào tạo, theo chuyên môn, nghiệp vụ, theo ngạch bậc và phân loại theo phân cấp quản lý hành chính. Phân loại theo trình độ đào tạo: Theo trình độ đào tạo công chức được phân thành các loại theo trình độ đào tạo mà họ đạt được (đại học và trên đại học, trung cấp, sơ cấp, dưới sơ cấp). Theo quy định Nghị
  18. định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ, công chức được phân theo trình độ đào tạo bao gồm các loại A, B, C, D. o Công chức loại A là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn từ đại học trở lên. o Công chức loại B là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. o Công chức loại C là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp. o Công chức loại D là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp. Phân loại theo vai trò vị trí công tác: Theo cách phân loại này, công chức được chia thành công chức lãnh đạo (quản lý, điều hành, chỉ huy); công chức chuyên môn, nghiệp vụ và công chức thực hành kỹ thuật. o Công chức lãnh đạo là những người thực hiện chức năng quản lý điều hành công việc của những công chức dưới quyền. Đó là thủ trưởng và những người trong ban lãnh đạo trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp. Theo cách phân loại này, hiện nay ở Việt Nam công chức lãnh đạo trong hệ thống hành chính Nhà nước là bộ phận giữ vai trò nòng cốt trong đội ngũ công chức quản lý nhà nước nói chung, bao gồm: những công chức đảm nhận chức danh từ phó phòng (hoặc tương đương) đến thứ trưởng (hoặc tương đương) tại các cơ quan trung ương; ở cấp tỉnh bao gồm các công chức ở các chức danh từ phó phòng (hoặc tương đương) đến chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (hoặc tương đương); ở cấp huyện công chức quản lý nhà nước bao gồm các công chức đảm nhận chức danh từ phó phòng trở lên đến chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (hoặc tương đương); ở cấp xã bao gồm những người đảm nhận chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân. o Công chức chuyên môn, nghiệp vụ là những người có học vấn nhất định và thực hiện một công việc đòi hỏi có sự hiểu biết trong các lĩnh vực chuyên môn với trình độ khoa học-kỹ thuật nhất định. o Công chức thực hành kỹ thuật là những người làm công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu, phục vụ cho lãnh đạo ra quyết định quản lý (như thư ký, nhân viên đánh máy, văn
  19. thư… ). Phân loại theo ngạch công chức: Theo ngạch công chức hành chính, được phân thành chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, kỹ thuật viên đánh máy, nhân viên đánh máy, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ, lái xe cơ quan, nhân viên bảo vệ. o Chuyên viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (phòng, ban, sở cục, vụ) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ. o Chuyên viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước, quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (vụ, cục) lãnh đạo cấp tỉnh (sở, Uỷ ban nhân dân) chỉ đạo quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ. o Chuyên viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngành về một lĩnh vực lớn trong hệ thống quản lý Nhà nước, giúp lãnh đạo ở cấp bộ, ngành (từ cấp vụ trở lên đối với lĩnh vực có nghiệp vụ có độ phức tạp cao) hoặc giúp lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh (trong các lĩnh vực tổng hợp) về chỉ đạo và quản lý lĩnh vực công tác đó. Phân loại theo phân cấp quản lý hành chính: Hệ thống hành chính Nhà nước Việt Nam được phân thành bốn cấp từ Trung ương tới cơ sở, tương đương với hệ thống hành chính này, công chức quản lý nhà nước cũng được phân loại thành bốn cấp: o Công chức quản lý nhà nước cấp Trung ương: gồm công chức quản lý nhà nước làm việc trong các Bộ, Ngành ở Trung ương, cơ quan trực thuộc Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ. o Công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung ương): gồm các công chức làm việc tại uỷ ban nhân dân, các sở, ban, ngành của tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung ương). o Công chức quản lý nhà nước cấp huyện (hoặc tương đương): bao gồm các công chức làm việc tại uỷ ban nhân dân, các phòng, ban, ngành của huyện (hoặc tương đương). o Công chức quản lý nhà nước cấp cơ sở: bao gồm các công chức làm việc tại cơ quan hành chính cấp cơ sở (UBND xã, phường, thị trấn).
  20. 1.1.3. Vai trò của công chức quản lý nhà nước Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước - là hoạt động điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người bằng quyền lực nhà nước. Trong đó công chức quản lý nhà nước là một bộ phận quan trọng, là lực lượng lao động nòng cốt trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, trực tiếp tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Đây chính là lực lượng lao động quyết định việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước. Hiệu lực của bộ máy nhà nước nói chung và của hệ thống hành chính nói riêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực... và hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức, đặc biệt là đội ngũ công chức quản lý nhà nước. Đội ngũ công chức quản lý nhà nước đóng vai trò là lực lượng tiên phong trong việc tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các chính sách của nhà nước. Có thể nói một đội ngũ công chức đủ phẩm chất và năng lực góp phần xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, chủ trương chính sách hợp lý và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo và quản lý, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền. Bộ phận quan trọng nhất của công chức nhà nước là đội ngũ công chức quản lý trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Công chức quản lý nhà nước là những người làm việc trong cơ quan công quyền, thực hiện chức năng tổ chức quá trình ra quyết định quản lý và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quyết định đó. Giáo sư Henry Minzberg một nhà tư vấn nổi tiếng của nước Mỹ trong lĩnh vực quản lý, từ cuối những năm của thập kỷ 60 đã đưa ra một cách nhìn thực tiễn, cụ thể về vai trò của người quản lý trong tổ chức [30, tr 11]. Theo ông, người quản lý cần thể hiện được 10 vai trò chủ yếu và được nhóm thành 4 nhóm thể hiện trong hình 1.1. Thẩm quyền và vị trí chính Vai trò quan hệ: Vai trò ra quyết định: Vai trò thông tin: Đại diện - Phát hiện và phát - Theo dõi - Lãnh đạo triển ý tưởng - Thông báo - - Giải quyết mâu Liên hệ Người phát - - thuẫn ngôn
nguon tai.lieu . vn