Xem mẫu

Luận văn ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - HAICATEX PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa đang là một trong những đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thế giới. Để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động không chỉ trong từng khu vực mà là toàn thế giới. Với tình hình đó, không một đất nước nào có thể phát triển mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì việc tham gia vào nền kinh tế thế giới có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Ở nước ta, khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng nghành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới” . Bám sát chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu” của Đảng và Nhà Nước, trong những năm qua, thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đổi mới sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta, cũng như góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam cũng đã thiết lập được mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC, WTO…Điều này đã làm cho các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động. Trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp đều phải tìm cho mình những hướng đi thích hợp nhằm nâng cao được lợi thế của mình, tận dụng được những cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, cũng như vượt qua những thách thức của nó. Một trong những hướng đi đó là nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Và, công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng thị trường trong nước, việc tìm kiếm thị trường đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài cũng là một trong những chủ truơng quan trọng của công ty. Đó cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex” để nghiên cứu. Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung phân tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội trong thời gian qua, tìm ra những thành công và những vấn đề còn tồn tại ở Công ty . Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới. Đề tài được chia làm 2 chương: Chương 1: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex trong thời gian qua. Chương 2: Phương hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Haicatex đến năm 2015 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI HAICATEX TRONG THỜI GIAN QUA 1.1. Khái quát về công ty cổ phẩn dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội - Trụ sở chính: 93 – Lĩnh Nam – Mai Động – Quận Hoàng Mai – Hà Nội - Tên giao dịch: HAICATEX ( Hanoi Industrial Canvas Textile Company). - Quyết định thành lập số 219/CNn ngày 24/3/1993 do Bộ công nghiệp cấp - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 10051 do Ủy ban Kế hoạch đầu tư cấp ngày 24/3/1993. - Vốn điều lệ: 17,000,000,000 đồng ( Mười bảy tỷ đồng Việt Nam) - Tổng giám đốc: Phạm Hòa Bình Sự ra đời và phát triển của công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có thể tóm lược qua các giai đoạn sau: + Giai đoạn 1: 1967 – 1973: Giai đoạn đầu thành lập công ty. Đây là giai đoạn công ty gặp rất nhiều khó khăn. Chính thức thành lập vào tháng 4 năm 1967 trong bối cảnh đất nước đang trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, với tên gọi là Nhà máy Dệt chăn tại xã Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Giai đoạn này công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và nguyên vật liệu. Sản phẩm chủ yếu của công ty là chăn chiên sản xuất từ phế liệu bông đay và sợi rối của nhà máy dệt Nam Định và phế liệu của một số nhà máy như nhà máy dệt 8/3 và nhà máy dệt kim Đông Xuân. Tuy nhiên, do công nghệ lạc hậu, nguồn nguyên vật liệu thiếu và không đều đặn nên sản phẩm chất lượng không tốt, giá thành cao. Do đó, thời gian này, xí nghiệp thua lỗ liên tục, nhà nước thường xuyên phải bù lỗ. Năm 1970, xí nghiệp lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ bông sợ do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng Năm 1973, xí nghiệp trả lại dây chuyền dệt chăn cho nhà máy dệt Nam Định và nhận nhiệm vụ mới do nhà nước giao là lắp đặt dây chuyền sản xuất vải bạt song song hoạt động cùng dây chuyền sản xuất vải mành. Bắt đầu từ đây, hoạt động kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định + Giai đoạn 2: 1973 – 1896: Giai đoạn hoạt động tương đối ổn định. Tháng 10/1973, nhà máy đổi tên thành nhà máy Dệt vải Công nghiệp Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như: vải mành, vải bạt, xe các loại sợi ...Trong giai đoạn này, Nhà máy thực hiện kế hoạch sản xuất theo cơ chế bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do Nhà nước chỉ định, doanh nghiệp lo tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm các loại làm ra đều được ưa chuộng và được tiêu thụ từ Bắc vào Nam. + Giai đoạn 3: 1986 – 2002. Từ năm 1986, nhà nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, sản phẩm của Nhà máy đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm cùng loại trên thị trường từ các thành phần kinh tế khác nhau và sản phẩm nhập khẩu, thị phần tiêu thụ của Nhà máy bị giảm đáng kể, trước tình hình đó Nhà máy đã tìm cách nâng cao chất lương sản phẩm, thay thế nguyên liệu sản xuất vải mành từ 100% cotton sang sợi PC, đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất thêm các loại vải bạt dân dụng như 6624, 3415 ..., tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn đầu tư thêm 2 dây chuyền may áo Jacket với công suất thiết kế 500 ngàn SP/ năm . Năm 1993, Nhà máy liên doanh với đối tác Trung Quốc và Pháp mang tên Công ty Nylon Thăng Long, đầu tư dây chuyền nhúng keo vải mành Nylon 66. Năm 1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Dệt vải công nghiệp Hà nội, với chức năng hoạt động đa dạng hơn, năm 1997 công ty tiếp tục đầu ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn