Xem mẫu

LUẬN VĂN: Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam Lời mở đầu Nhìn chung lịch sử xã hội toàn nhân loại đã phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã trải qua 4 hình thái kinh tế- xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang trong thời kỳ quá độ sang chủ nghĩa xã hội- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Dựa trên những nền tảng học thuyết của Mac và Ănghen, Lê-nin đã đưa ra những lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xa hội, nó được trình bày rải rác trong rất nhiều các tác phẩm của ông, trong những điều kiện kinh tế và chính trị khác nhau, khi nhấn mạnh điều này, khi nhấn mạnh điều khác…nhằm thuyết phục những người cùng thời. Theo Lê-nin chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là một sự cứu nguy đối với giai cấp vô sản còn non trẻ khi giai cấp mới nắm chính quyền. Chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là điều cần thiết và có lợi, chẳng những nó “không đáng sợ, mà còn đáng mong đợi” .Chỉ có “du nhập” chủ nghĩa tư bản nhà nước thì chính quyền giai cấp vô sản mới có thể tạo dựng được cơ sở xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam, sau khi chúng ta giành được độc lập (8/1945), chúng ta đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó chúng ta đã vận dụng một cách sáng tạo các lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là các lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh trong cương lĩnh chính trị được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) cũng đã khẳng định rằng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mac- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”, đây cũng là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam không chỉ trên 2/3 thế kỷ qua mà còn cho cả tương lai phát triển của đất nước. Nước ta là một nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng còn lạc hậu, kinh tế kém phát triển, vì vậy việc lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước đối với chúng ta là một tất yếu khách quan. Nhờ chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chúng ta đã thúc đẩy được nền kinh tế phát triển, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này em chọn đề tài: “Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam”. Nội dung chính I.Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1.Khái niệm về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Lê-nin là người đầu tiên đã có công nghiên cứu sâu sắc về vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước, xây dựng nên nền tảng lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện chuyên chính vô sản. Cho đến nay, chủ nghĩa tư bản nhà nước đã được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau và có nhiều hình thức vận dụng khác nhau trong thực tiễn. Tóm lại có một số quan niệm chủ yếu về chủ nghĩa tư bản nhà nước như sau: Bản thân chủ nghĩa tư bản là sự “kết hợp, liên hợp, phối hợp nhà nước, nền chuyên chính vô sản với chủ nghĩa tư bản”, là “một khối với chủ nghĩa tư bản ở bên trên”. Chủ nghĩa tư bản nhà nước có thể coi là một bước tiến so với thế lực tự phát tiểu tư hữu, chúng ta không tìm cách chặn đứng hay ngăn cấm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà tìm cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước. Khi xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước và trong chế độ ấy có sự tự do trao đổi của nông dân và các tầng lớp nhân dân khác, có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản nhưng dưới sự quản lý và điều tiết chặt chẽ của nhà nước vô sản. Chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chúng ta nói tới ở đây, có đôi lúc còn được gọi là một loại hình kinh tế tư bản nhà nước, bởi lẽ nó mới chỉ đề cập tới khía cạnh kinh tế, mối quan hệ kinh tế giữa tư bản và nhà nước, chưa bao gồm các mặt chính trị, văn hoá, xã hội. Nhưng lại có một câu hỏi đặt ra: vì đâu mà có thành phần kinh tế này và chưa ai trả lời được cả. Lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước của Lê-nin ra đời trong hoàn cảnh đang bổ sung, hoàn thiện quan niệm về chủ nghĩa xã hội, nên trong quá trình hoạt động để tìm ra bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước không tránh khỏi những thiếu sót. Một điều nữa là: Lê-nin nhấn mạnh rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước ở trong một nước mà chính quyền thuộc về tư bản và chủ nghĩa tư bản nhà nước ở trong một nhà nước vô sản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Lê-nin đánh giá chủ nghĩa tư bản nhà nước là một “khái niệm” mới, là một hiện tượng mới mà cho tới thời của ông không có lấy một quyến sách nào nói đến, ngay cả Mác cũng không viết một lời nào về vấn đề đó. Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong nhà nước tư bản thì nó được nhà nước thừa nhận và kiểm soát nhằm mưu lợi ích cho giai cấp tư sản và chống lại giai cấp vô sản. Trong nhà nước vô sản thì chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng làm như vậy nhưng để làm lợi cho giai cấp công nhân, nhằm mục đích chống lại giai cấp tư sản còn mạnh và đấu tranh với giai cấp tư sản ấy. Khi đó, cố nhiên là chúng ta phải cho giai cấp tư sản ngoại quốc, cho tư bản ngoại quốc thuê một số cái mà mình có sẵn để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mình, và do đó khôi phục nền kinh tế nước ta. Như vậy, cho dù chủ nghĩa tư bản nhà nước có được hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì tóm lại, chủ nghĩa tư bản nhà nước là một công cụ để liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh chống tính tự phát tiểu tư bản và chủ nghĩa tư bản. Lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở các nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu để làm lợi cho giai cấp vô sản. Đồng thời lợi dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước để tạo tiền đề xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Lê-nin đã khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước ra đời là một tất yếu lịch sử, là điều cần thiết và có lợi. Việc ra đời của nó do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nói chung do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Khi giai cấp vô sản nắm chính quyền ở một nước chậm tiến thì cái hy vọng có thể tổ chức nền sản xuất lớn và phân phối trực tiếp cho nông dân là một điều không tưởng vì điều kiện mọi mặt không cho phép giai cấp vô sản làm như vậy. ở một nước chậm tiến(điển hình là nước Nga sau cách mạng tháng Mười) co nền kinh tế vô cùng lạc hậu, có sự xen kẽ giữa các thành phần kinh tế, thế lực tự phát tiểu tư sản thường chiếm ưu thế, đại bộ phận những người làm nông nghiệp là những người sản xuất hàng hoá nhỏ, nạn đầu cơ len lỏi vào mọi lỗ chân lông của đời sống kinh tế xã hội, việc cải tạo nền sản xuất nông dân cá thể thành nền sản xuất xã hội chủ nghĩa ngay tức khắc là điều không thể thực hiện ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn