Xem mẫu

  1. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN -Trường Đại học Kinh tế- BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: LỢI NHUẬN, DOANH LỢI, MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH LỢI VÀ RỦI RO NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 8 TS. NGUYỄN HÒA NHÂN GVHD: LỚP HỌC PHẦN: TCDN4 Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 1
  2. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN MỤC LỤC 2. Phân loại lợi nhuân.......................................................................................... 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong hầu hết các hoạt động đầu tư, mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp luôn là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế r ủi ro v ẫn c ứ luôn tồn tại trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro có nghĩa là khả năng bạn bị thua lỗ một phần hoặc thậm chí là tất cả các khoản đầu tư ban đầu. Một độ lệch chuẩn lớn hơn cho biết một mức rủi ro cao hơn và ngược lại. Là một nhà đầu tư bạn luôn luôn mong muốn một tỷ suất sinh lợi cao nhất với một mức rủi ro thấp nhất. Nguyên tắc cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi nói cho chúng ta biết rằng: Một mức rủi ro thấp sẽ đi kèm với một tỷ suất sinh lợi thấp và ngược lại, mức rủi ro cao hơn sẽ đi kèm với tỷ suất sinh lợi cao hơn. Nói cách khác, nguyên tắc này cho thấy một khoản tiền đầu tư chỉ có thể đạt được mức sinh lợi cao khi bạn cũng có đủ khả năng chấp nhận một khả năng thua lỗ tương ứng. Và hôm nay nhóm mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu kĩ hơn về mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro, các nhà đầu tư lựa chọn nên hay không nên đầu tư, quyết định đầu tư vào danh mục nào thì có thể đáp ứng mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản. Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 2
  3. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN NỘI DUNG Lợi nhuận và phân loại lợi nhuận I. Lợi nhuận là gì? 1. Lợi nhuận, trong kinh tế học là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận trong kế toán là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Phân loại lợi nhuân 2. Căn cứ vào hoạt động tạo ra lợi nhuận a) Trong thực tế, doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau như hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoạt động đầu tư tài chính.v.v..nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính: lợi nhuận thu được từ hoạt – động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp (bán hàng và cung cấp dịch vụ) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính – Lợi nhuận từ hoạt động khác – Căn cứ vào trình tự phân phối b) Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 3
  4. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Lợi nhuận trước thuế (là EBT): Lợi nhuận của doanh nghiệp, chưa tính – đến phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Lợi nhuận sau thuế ( còn gọi là lãi ròng - EAT): lợi nhuận chỉ thuộc về – doanh nghiệp Căn cứ vào yêu cầu quản trị c) Lợi nhuận trước lãi, trước thuế (EBIT): Lợi nhuận có được do hoạt động – kinh doanh chưa tính đến yếu tố lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. – Lợi nhuận kinh doanh : Số thực lãi về kinh doanh của doanh nghiệp LNKD =EBIT – I = EBT ( I là lãi vay phải trả trong kỳ) Các loại lợi nhuận 3. a) Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Là phần lợi nhuận thu được do tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thuộc chức năng kinh doanh chính của doanh nghiệp. Đây là phần lợi nhuận quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp = Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ b) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 4
  5. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản lãi từ hoạt động đầu tư tài chính, lãi do chênh lệch tỷ giá, lãi tiền gửi, chiết khấu thanh toán được hưởng và hoạt động cho thuê tài sản… Chi phí hoạt động tài chính bao gồm chi phí lãi vay, chi phí hoạt động đầu tư tài chính, chiết khấu thanh toán trả cho khách hàng và các khoản lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính, lỗ do chênh lệch tỷ giá, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu từ hoạt động tài chính – chi phí cho hoạt động tài chính c) Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác là phần lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, chẳng hạn như nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền phạt, bồi thường được hưởng do đối tác vi phạm hợp đồng, thu hồi các khoản phải thu đã xử lý… Đặc trưng của các khoản này là phát sinh không thường xuyên, không ổn định Lợi nhuận khác = thu nhập khác – chi phí khác Lợi nhuận trước thuế và lãi vay d) ( Earnings Before Interest and Taxes – EBIT) Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận hoạt động tài chính ( chưa khấu trừ chi phí lãi vay) và lợi nhuận khác. EBIT được xác định trên cơ sở chưa tính chi phí lãi vay và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy mức biến động của chỉ tiêu này không phụ thuộc vào sự thay đổi của cơ cấu nguồn vốn (mức độ sử dụng nợ) và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, và có thể sử dụng để đánh giá Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 5
  6. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận chung cho nền kinh t ế. EBIT cao sẽ đảm bảo khả năng trả lãi vay tốt, khả năng đóng góp của doanh nghiệp vào nguồn thu ngân sách cao, khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu lớn. Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay = lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ+ lợi nhuần từ hoạt động tài chính( chưa khấu trừ chi phí lãi vay) + lợi nhuận khác e) Lợi nhuận trước thuế ( Earnings Before Taxes – EBT) Lợi nhuận trước thuế phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ chưa trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, do vậy mức biến động của chỉ tiêu này không phụ thuộc vào sự thay đổi của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận trước thuế bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận hoạt động tài chính ( đã trừ chi phí lãi vay) và lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận trước thuế và lãi vay – chi phí lãi vay f) Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, đây chính là số thu nhập mà chủ sở hữu doanh nghiệp được hưởng. LN sau thuế = LN trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh lợi và ý nghĩa của doanh lợi II. Doanh lợi hay còn gọi là tỷ suất sinh lời hoặc tỷ số lợi nhuận là một trong các tỷ số tài chính cơ bản và quan trọng nhất để đo lường, đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty. 1. Khái niệm Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị vốn đầu tư Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 6
  7. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Công thức này được sử dụng như là một công thức tổng quát có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong vốn đ ầu tư. Tỷ số mang giá trị dương nghĩa là đầu tư có lãi.Tỷ số mang giá trị âm thì đầu tư thua lỗ. Tỷ số càng lớn thì lợi nhuận thu về càng nhiều. Ví dụ: Đầu năm N, bạn bỏ ra 100 nghìn đồng để mua một cổ phiếu, được hưởng cổ tức là 8 nghìn đồng một năm. Đầu năm N+1, giá thị trường của cổ phiếu đó là 106 nghìn đồng. Vậy lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận bạn có được sau một năm đầu tư vào cổ phiếu này là: - Khoản tiền bạn bỏ ra đầu tư = 100.000 đồng - Thu nhập bạn kiếm được sau một năm gồm: Cổ tức = 8.000 đồng   Lợi nhuận do cổ phiếu lên giá (lợi vốn) = 106.000 – 100.000 = 6.000 đồng Tổng lợi nhuận có được = 8.000 + 6.000 = 14.000 đồng -Tỷ suất lợi nhuận (%) = 14.000/100.000 = 14%/năm 2. Ý nghĩa Doanh lợi(tỷ suất sinh lời) là một trong những tỷ số có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Các tỷ số này là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, nó có tác động cùng chiều đối với quy mô đầu tư. Khi tỷ suất sinh lời càng lớn chứng tỏ danh mục đầu tư này càng có hiệu quả cao, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh và ngược lại. Do đó, chỉ tiêu này sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư lựa chọn nên hay không nên đ ầu t ư, Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 7
  8. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN quyết định đầu tư vào danh mục nào thì có thể đáp ứng mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến các chỉ số trên để đánh giá về khả năng phát sinh lợi nhuận cũng như thu nhập của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm như thế nào trong tương lai. Các tỷ suất này cũng giúp chuyên viên phân tích hoặc những người ra quyết định có nên ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.Trong hầu hết trường hợp, các tỷ suất này thường không nói lên đầy đủ bản chất của một doanh nghiệp, nhưng chúng có thể là sự khởi đầu, là hiện trạng hoặc tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai.Những tỷ suất được nêu trên đều bao trùm toàn bộ các ngành công nghiệp, tuy nhiên, nó sẽ có ý nghĩa nhất nếu đem ra so sánh dựa trên những phép đánh giá giống nhau cho các doanh nghiệp khác cùng ngành. Đối với các nhà quản trị thì các chỉ tiêu trên sẽ đánh giá được về tình hình tài chính của doanh nghiệp.Nếu các chỉ số này càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Nếu các chỉ số này thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh , cảnh báo tiềm ẩn rủi ro và đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục . Các tỷ suất sinh lợi nói trên đều liên quan đến lượng thu nhập đ ạt đ ược với các nguồn lực sử dụng để tạo ra chúng. Lý tưởng thì một doanh nghiệp nên thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt dựa trên một lượng tài chính có sẵn III. Rủi ro 1. Khái niệm Về định tính, rủi ro( risk) là sự không chắc chắn( uncertainly) một tình trạng có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Về định lượng, rủi ro là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Rủi ro được xem là sự dao động của lợi nhuận. Dao đ ộng càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại. Đối với doanh nghiệp, khả năng xảy ra rủi ro là khả năng có thể xuất hiện các khoản thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp. Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 8
  9. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN 2. Mức bù đắp rủi ro dự kiến Mức bù đắp rủi ro dự kiến là sự chênh lệch giữa doanh lợi dự kiến bình quân của các tài sản rủi ro so với doanh lợi của tài sản không có rủi ro. Mức bù đắp rủi ro dự kiến = E(R) – Rf Trong đó : E(R): doanh dự kiến bình quân của các tài sản rủi ro Rf :doanh lợi của tài sản không có rủi ro 3. Phân loại rủi ro Rủi ro hệ thống là loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết tài sản.Vì thế, người ta gọi nó là rủi ro thị trường. Như đã thấy, sự bấp bênh của các điều kinh tế chung như việc giảm GDP, tăng lãi suất tiền vay, tăng tốc đ ộ lạm phát… là những ví dụ cho rủi ro có hệ thống tác động đến hầu hết các doanh nghiệp. Rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro tác động đến một tài sản hay một nhóm nhỏ tài sản nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến từng doanh nghiệp cụ thể nào đó. Chẳng hạn như sự bãi công, doanh nghiệp làm ăn phạm phát... là những ví dụ cụ thể của rủi ro phi hệ thống. IV. Đường thị trường chứng khoán (SML): Đường thẳng thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro có hệ thống và doanh lợi dự kiến được gọi là đường thị trường chứng khoán (SML). Vậy giả sử ta bố trí danh mục đầu tư với tất cả các loại tài sản của thị trường. Một danh mục đầu tư như vây được gọi là danh mục đầu tư của thị trường. Doanh lợi dự kiến của nó được viết tắt là E(R m). Do tất cả các tài sản trên thị trường phải được vẽ trên đường SML, vì thế danh mục đầu tư trên thị trường phải bao gồm tất cả các tài sản đó. Để xác định xem có thể vẽ đ ường SML như thế nào, cần xác định hệ số β cho danh mục đầu tư thị trường (β m). Vì danh mục đầu tư này đại diện cho tất cả tài sản trên thị trường nên chắc chắn Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 9
  10. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN rằng danh mục đầu tư này có mức rủi ro bình quân hệ thống ( β m=1 ). Độ dốc đường SML như sau: Độ dốc đường SML E ( RM ) − R f E ( RM ) − R f = = = E ( RM ) − R f βM 1 E(RM) – Rf được gọi là mức bù đắp rủi ro của thị trường bởi vì nó là mức bù đắp rủi ro cho danh mục đầu tư của thị trường. Gọi E(Ri) và βi là doanh lợi dự kiến và bêta của một danh mục đầu tư bất kỳ nào đó trên thị trường. Ta biết rằng danh mục đầu tư này phải được vẽ trên đường SML vì nó có tỷ suất đền bù rủi ro giống như các tài sản khác trên th ị trường nên. E ( Ri ) − R f = E ( RM ) − R f βi Nếu viết lại, ta sẽ có : E(Ri) = Rf+ βi[E(RM) – Rf] Công thức trên được gọi là mô hình định giá tài sản viết tắt là: CAPM. Ví dụ 1: Giả sử rằng tài sản A có thu nhập dự kiến E(R A) = 20% βA=1,6 , tỷ suất không có rủi ro là 8%. E(RA ) − R f 20% − 8% Độ dốc tài sản A = = = 7,50% βA 1,6 E(Rp) E(RA ) − R f = 7,50% E(RA) = 20% = βA Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 10
  11. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Rf = 8% βA =1,6 Nhìn vào đồ thị trên ta thấy: nếu di chuyển từ điểm tài sản A không có r ủi ro với β = 0 tới điểm mà tại đó β A = 1,6 thì đồng thời với việc tăng β, doanh lợi dự kiến cho doanh mục đầu tư tăng từ 8% lên 20%. Độ dốc của tài sản nói lên rằng: tài sản A đề nghị được đền bù rủi ro với tỷ suất 7,5%. Nói cách khác, tài sản A có mức đền bù rủi ro là 7,5% cho một đơn vị rủi ro có hệ thống. V. Mô hình CAPM: CAPM là mô hình định giá trung tâm của kinh tế học hiện đại. Mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và doanh lợi kỳ vọng, được sử dụng để đ ịnh giá các chứng khoán có mức độ rủi ro cao. Mô hình định giá tài sản vốn phát biểu rằng: doanh lợi kì vọng của một loại chứng khoán hay danh mục đầu tư sẽ ngang bằng với mức trên các chứng khoán phi rủi ro cộng thêm mức bù đắp rủi ro. Nếu doanh lợi kì vọng không đạt mức doanh lợi tối thiểu yêu cầu, khi đó nhà đầu tư sẽ không tiến hành đầu tư. CAPM chỉ ra rằng: Doanh lợi dự kiến của một tài sản cụ thể nào đó phụ thuộc vào ba yếu tố: Yếu tố thứ nhất, đó là giá trị thời gian thuần túy của tiền được đo bằng tỷ suất không có rủi ro Rf. Tỷ suất này đơn thuần chỉ đền bù cho sự chờ đợi tiền của nhà đầu tư và không hề có rủi ro. Yếu tố thứ hai, là sự đền bù cho rủi ro có hệ thống được đo bằng mức rủi ro của thị trường [E(RM) – Rf]. Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 11
  12. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Yếu tố thứ ba, là mức rủi ro có hệ thống được đo bằng βi, đây là rủi ro có hệ thống cho từng tài sản cụ thể. VI. Mối quan hệ giữa doanh lợi và rủi ro qua mô hình SML và CAPM TSLN kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro của chứng khoán đó, tức là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán có TSLN cao thì rủi ro của nó càng cao và ngược lại. Để giải thích mối quan hệ này, ta phải xem xét quá trình sau: Ta xét nhà đầu tư là những người ngại rủi ro, vì vậy khi đầu tư họ luôn cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Với j là tài sản xem xét đầu tư, Rj là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng . Nhà đầu tư có thể cân nhắc các lựa chọn: (1) Đầu tư vào tài sản phi rủi ro,hay j là tín phiếu kho bạc khi đó nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất phi rủi ro Rf, khi đó Rj=Rf. (2) nhưng nhà đầu tư luôn muốn nâng cao lợi nhuận kiếm được vì vậy xem xét đầu tư vào tài sản có TSLN cao hơn và chấp nhận rủi ro cao hơn. Nếu đầu tư vào danh mục thị trường, họ kỳ vọng thu TSLN kỳ vọng bằng tỷ suất lợi nhuận đầu tư danh mục thị trường Rm(tức là Rj=Rm). Rm>Rf vì danh mục đầu tư thị trường rủi ro hơn tín phiếu kho bạc và chênh lệch ( Rm-Rf) là phần bù rủi ro để nhà đầu tư chấp nhận đầu tư. Vì vậy khi đầu tư vào danh mục thị trường tỷ suất lợi nhuận kỳ vong là Rj= Rf+ (Rm-Rf). (3) Trên thực tế ta không thể đầu tư vào cả danh mục thị trường mà chỉ đầu tư vào một tài sản hay một danh mục tài sản cụ thể. Tài sản đo có thể có rủi ro thấp hơn , bằng hoặc cao hơn rủi ro danh mục thị trường. Mức độ rủi ro của tài sản đó với danh mục thị trường được đo lường bởi hệ số β như phần trước. Khi đó phần bù rủi ro của tài sản (R j – Rf) bằng βj nhân với phần bù rủi ro thị trường (Rm – Rf) Rj – Rf = (Rm – Rf)*βj Vì vậy với tài sản cá biệt j được đầu tư tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thu được là: Rj= Rf + (Rm – Rf)*βj Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 12
  13. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Trong đó : Rf là tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro Rm là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư thị trường βj là hệ số beta của tài sản j Công thức trên là mô hình định giá tài sản vốn CAPM cho phép xác định tỷ suất sinh lợi yêu cầu với một tài sản rủi ro bất kì khi biết hệ số beta của nó. Mô hình này có dạng hàm bậc nhất y = ax+b trong đó beta là biến số x, TSLN kỳ vọng của chứng khoán Rj là biến phụ thuộc y, với hệ số góc a = (Rm –Rf). Về mặt hình học, mối quan hệ này được biểu diễn bằng đường thị trường chứng khoán SML ( security market line). Cũng như mô hình Capm, SML cho chúng ta biết ta biết lợi nhuận thu được của phương án đầu tư đó phải bằng bao nhiêu để bù đắp rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu. Bởi vì tỷ suất sinh lợi trên thị trường thường cao hơn lãi suất phi rủi ro tính trung bình trong một thời kỳ dài nên hiệu số (Rm-Rf) ổn định và là một số dương nên đường SML thường có độ dốc đi lên và hệ số chặn tại Rf Ta có đồ thị biểu diễn SML như sau: Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu (%) Đường thị trường CK (SML) M Khoản gia tăng bù đắp rủi ro Lợi nhuận phi rủi ro Beta của CK 0 1 Hình : Quan hệ giữa TSLN và beta : Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 13
  14. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Trục tung biểu thị TSLN kỳ vọng của chứng khoán, trục hoành biểu thị hệ số Beta, mức độ rủi ro của chứng khoán. Từ công thức của mô hình Capm và đường SML, ta có các nhận định sau: Khi βj = 0: thì chứng khoán j chính là chứng khoán phi rủi ro (không có rủi  ro hệ thống) và tỷ suất sinh lợi của nó sẽ bằng Rf Khi βj < 1: thì chứng khoán j có rủi ro hệ thống thấp hơn tương quan với  thị trường nên nó có tỷ suất sinh lợi nhỏ hơn Rm – tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường. Khi βj =1: thì chứng khoán j có rủi ro hệ thống ngang bằng mức tương  quan với thị trường nên nó có tỷ suất sinh lợi của nó bằng Rm – tỷ suất sinh lời của danh mục thi trường. Khi βj >1: thì chứng khoán j có rủi ro hệ thống cao hơn tương quan với thị  trường nên nó có tỷ suất sinh lợi lớn hơn Rm – tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường. Nếu có các ước lượng về TSLN của tài sản phi rủi ro (R f) và của danh mục thị trường (Rm), ta sẽ tính ra được tỷ suất sinh lợi mong đợi của tài sản cá biệt nào dựa trên rủi ro hệ thống của nó- được đo lường bởi beta. KẾT LUẬN Qua bài thuyết trình thì chúng ta có thể định lượng được mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro thông qua hệ số beta và hiểu được phần nào mối quan hệ giữa doanh lợi và rủi ro thông qua đường SML và mô hình CAPM nhằm đưa ra được sự lựa chọn đầu tư phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 14
  15. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài chính doanh nghiệp – TS. Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống Kê – Năm 2006 2.http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/chuong-5-doanh-loi-rui-ro-va-hoat- dong-dau-tu.619907.html 3. http://www.google.com.vn/url? sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&ved=0CCUQFjAB&url=http %3A%2F%2Fwww.fetp.edu.vn%2Fattachment.aspx%3FID %3D2533&ei=FHyaUMi0K66fmQW8xIDIAQ&usg=AFQjCNHvolIU- 5lF3DaYG7a0EzernPlKw&sig2=Gmfbv_zIrMnvRJxyDCKC5w 4. http://www.google.com.vn/url? sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=4&ved=0CDYQFjAD&url=http Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 15
  16. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN %3A%2F%2Fwww.giaiphapexcel.com%2Fforum%2Fattachment.php %3Fattachmentid%3D1844%26d %3D1180922240&ei=FHyaUMi0K66fmQW8xIDIAQ&usg=AFQjCNH266 Fczr6gpNxUvGe9_5KCKytPZQ&sig2=gInZvLdwAFVScgoGjVXJmA 5. Một số website khác. Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 16
  17. BÀI TẬP NHÓM GVHD: TS. NGUYỄN HÒA NHÂN DANH SÁCH NHÓM 8: Lưu Quang Học 34K05 Trần Viết Hoàng 31K07.1DN Trần Thị Lệ Xuân 36K06.3 Đoàn Thị Vân 36K06.3 Phan Thị Thu Hương 36K06.3 Nguyễn Thị Kiều Nga 36K06.3 Nguyễn Văn Hàng 34K05 Phan Sỹ Tuấn Đức 34K04 Nhóm 8 - Lớp TCDN4 Trang 17
nguon tai.lieu . vn