Xem mẫu

Lập kế hoạch chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. 1. Danh mục từ viết tắt. SLE Systemic lupus Erythromatosus (Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống). WHO World health organization (Tổ chức y tế thế giới). ARA American Rheumatology Assciation (Hội khớp học Hoa Kỳ). UVA Ultraviolet A (Tia cực tím A). UVB Ultraviolet B (Tia cực tím B). NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory drug (Thuốc chồng viêm không steroids). CNS Central nervous systemic (Hệ thần kinh trung ương). 1 Lập kế hoạch chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. Mục lục Tổng quan........................................................................................................................................5 Lịch sử..........................................................................................................................................5 Dịch tễ học SLE...........................................................................................................................5 Bệnh học SLE..............................................................................................................................6 Cơ chế bệnh sinh.....................................................................................................................6 Triệu chứng học SLE...................................................................................................................7 Triệu chứng SLE.......................................................................................................................7 Tiêu chuẩn chẩn đoán SLE (Hội khớp học Hoa Kỳ - ARA 1982)................................................9 Điều trị SLE................................................................................................................................10 Chăm sóc bệnh nhân SLE............................................................................................................12 Quy trình điều dưỡng.................................................................................................................13 1.Chăm sóc tổn thương tâm lý...................................................................................................13 1.1.Nhận định.........................................................................................................................13 1.2.Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể gặp...........................................................................14 2.Chăm sóc dinh dưỡng.............................................................................................................15 Các bệnh nhân SLE thuwong có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt liên quan đến vấn đề y tế phát sinh trong quá trình bệnh. Những vấn đề này bao gồm loãng xương, bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh thận. Do đó bệnh nhân cần có một kế hoạch dinh dưỡng phù hợp dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân.............................................................................................15 3.Chăm sóc tổn thương thần kinh trung ương...........................................................................17 4.Chăm sóc tim mạch – hô hấp..................................................................................................18 5.Chăm sóc thận - tiết niệu........................................................................................................19 6.Chăm sóc cơ xương khớp.......................................................................................................21 7.Chăm sóc hệ tạo máu.............................................................................................................22 8.Chăm sóc hệ tiêu hóa..............................................................................................................23 9.Chăm sóc mắt.........................................................................................................................24 10.Thai sản.................................................................................................................................25 11.Chăm sóc các tổn thương da................................................................................................25 2 Lập kế hoạch chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. 12.Các can thiệp điều dưỡng chung cho các bệnh nhân SLE:..................................................28 Kết luận..........................................................................................................................................29 Tài liệu tham khảo..........................................................................................................................30 Lời cảm ơn 3 Lập kế hoạch chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. Đặt vấn đề Lupus ban đỏ là một bệnh độc đáo với số lượng lớn các triệu chứng phức tạp, dễ gây nhầm lẫn trên lâm sàng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho bệnh trở nên khó nắm bắt. Bệnh ảnh hưởng đến các bệnh nhân theo những cách rất khác nhau và khó có thể dự đoán trước diễn biến lâm sàng của bệnh. Đôi khi một bệnh nhân xuất viện trở lại cuộc sống hàng ngày với đầy đủ các hoạt động có thể phải quay lại phòng cấp cứu ngay trong tuần kế tiếp với các triệu chứng của viêm màng ngoài tim nặng hoặc đột quỵ bất ngờ. Với một bệnh nhân được chẩn đoán Lupus thể hoạt động có thể dễ dàng quản lý và điều trị nội trú, nhưng điều này lại thực sự không dễ dàng khi chúng ta gặp một bệnh nhân lupus với nhiều triệu chứng không phổ biến hay nghiêm trọng, nó rất khó kiểm soát. Hơn nữa, không có 2 trường hợp lupus giống nhau vậy nên không thể dự đoán kết quả điều trị cho một bệnh nhân từ bệnh nhân khác. Do vậy, chăm sóc bệnh nhân lupus là một thách thức phải được giải quyết dựa trên mọi nguồn lực, kiến thức và thế mạnh của nhóm chăm sóc y tế tham gia. Mỗi thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe như bác sỹ, y tá, bác sỹ chuyên khoa, chuyên viên dinh dưỡng, nhân viên xã hội đều có những vai trò quan trọng trong từng khía cạnh cụ thể của bệnh và hỗ trợ bệnh nhân để đối phó với tình trạng bệnh của họ. Đề tài này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về Lupus và các yếu tố liên quan đến việc chăm sóc cho đối tượng bệnh nhân bị bệnh này. Tập trung chủ yếu vào bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Hướng dẫn chủ yếu dành cho đối tượng là các điều dưỡng (ở Việt Nam là đối tượng phải kiêm nhiệm nhiều vai trò trong nhóm chăm sóc sức khỏe), những người làm việc liên quan nhiều đến đối tượng bệnh này. Mục đích giúp họ có thêm hiểu biết về bệnh, biết cách đánh giá một bệnh nhân SLE, có khả năng lập một kế hoạch chăm sóc hoàn chỉnh, thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả của kế hoạch cho mỗi bệnh nhân theo quy trình điều dưỡng 5 bước. Ngoài ra đề tài còn đề cập đến một số công cụ, phương tiện mà ta cần cung cấp cho nhóm bệnh nhân này giúp họ hòa nhập cộng đồng và vượt qua những khó khăn trong đời sống thường nhật. Đề tài này tập trung chủ yếu vào nhóm bệnh nhân ngoại trú hay chuẩn bị ra viện nhưng cũng có nhiều mục có thể được sửa chữa đáp ứng yêu cầu cho bệnh nhân với chế độ điều trị nội trú. Và trên hết, cẩn thận lắng nghe mối quan tâm của người bệnh, một cách tiếp cận, thăm khám đầy đủ và chi tiết, một kế hoạch chăm sóc linh hoạt sẽ cung cấp cho bệnh nhân sự hỗ trợ hợp lý và bảo đảm các nhu cầu của họ được đáp ứng tốt nhất. 4 Lập kế hoạch chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. Tổng quan. Lịch sử. Lịch sử của bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể chia làm 3 giai đoạn: cổ điển, tân cổ điển, và hiện đại. Giai đoạn cổ điển bắt đầu khi bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào thời Trung cổ và có những mô tả về các triệu chứng da liễu của bệnh. Từ lupus được một thầy thuốc tên là Rogerius vào thế kỷ 12 đặt ra để mô tả hiện tượng phát ban má điển hình. Giai đoạn tân cổ điển bắt đầu vào năm 1872 khi Móric Kaposy ghi nhận biểu hiện hệ thống của bệnh. Giai đoạn hiện đại bắt đầu vào năm 1948 với sự phát hiện ra tế bào LE -lupus erythematosus (hay tế bào lupus ban đỏ- một cách gọi sai vì tế bào này cũng có ở những bệnh khác) và có nhiều bước tiến trong kiến thức về sinh lý bệnh học và các đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng của bệnh, cũng như những tiến bộ trong điều trị. Năm 1851, các bác sĩ đặt ra tên cho bệnh này là Lupus vì họ nghĩ rằng triệu chứng phát ban trên mặt trong bệnh lupus trông giống như vết cắn của chó sói. Các nhà sử gia về y học đã đưa ra giả thuyết rằng những người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin(tiếng Anh là porphyria- một bệnh có nhiều triệu chứng giống lupus ban đỏ hệ thống) đã gây ra những câu chuyện dân gian về ma cà rồng và người sói, do chứng sợ ánh sáng, vảy nến trên da, mọc tóc, và răng bị đỏ nâu do porphyrin khi bị rối loạn chuyển hóa porphyrin nặng (hoặc rối loạn kết hợp, còn gọi là rối loạn chuyển hóa porphyrin kép/ đồng hợp/ hoặc dị hợp kép). Loại thuốc điều trị hiệu quả đầu tiên được phát hiện vào năm 1894 là quinine. Bốn năm sau, việc sử dụng các salycilate kết hợp với quinine tỏ ra hiệu quả hơn. Đây cũng là liệu pháp tốt nhất cho đến giữa thế kỷ 20, khi Hench khám phá ra công dụng của corticosteroid trong điều trị bệnh này. Dịch tễ học SLE. Tỉ lệ bệnh lupus ban đỏ hệ thống rất khác nhau giữa các nước, dân tộc, giới tính, và thay đổi theo thời gian. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ hiện hành của bệnh là khoảng 53 trên 100.000 người, nghĩa là khoảng 159.000 trong tổng số 300 triệu dân ở Mỹ đang mắc bệnh. Ở Bắc Âu, tỉ lệ này là khoảng 40 trên 100.000 người. Bệnh có xu hướng nhiều hơn và nặng hơn trong cộng đồng người không phải gốc châu Âu. Tỉ lệ này lên tới 159 trên 100.000 ở cộng đồng người gốc Châu Phi ở Caribe. Lupus ban đỏ hệ thống, cũng như các bệnh tự miễn khác, ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn đàn ông, với tỉ lệ khoảng 9:1. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn