Xem mẫu

  1. LUẬN VĂN: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
  2. mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hoá kiệt suất. Tư tưởng của Người là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh là người ý thức sâu sắc về giá trị tinh thần Việt Nam, về sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Người dạy "Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" [36, tr.221]. Tổng kết lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước [39, tr.171]. Rõ ràng, hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, mà đứng đầu là chủ nghĩa yêu nước đã đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Trong thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin như một cuộc "hẹn hò lịch sử" giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với học thuyết cách mạng và khoa học của thời đại, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin ánh sáng soi đường cứu dân, cứu nước. Từ đó hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Thời gian lặng lẽ trôi đi, nhưng chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, hai cuộc kháng chiến và b ước đầu quá độ lên CNXH mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một sự kiện chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống xuyên qua mọi thời đại. Hiện nay cách mạng nước ta bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
  3. bằng, dân chủ, văn minh vô cùng vẻ vang nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh càng đóng một vai trò quan trọng, tiếp tục phát huy tác dụng to lớn. Nó đã được Đảng và nhân dân ta vận dụng sáng tạo trong thời kỳ hội nhập, phát triển kinh tế tri thức, xây dựng nền tảng vật chất để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thanh Hoá là một trong những địa phương có số dân đông (hiện có 3,7 triệu người). Trong đó thanh niên, chiếm hơn 1 triệu, là lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Người đã thấy rất sớm sự đóng góp to lớn của tuổi trẻ Việt Nam trong sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Người khẳng định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên" [38, tr.186]. Họ là lực lượng đông đảo nhất, hùng hậu nhất, hăng hái, dũng cảm nhất trong các cuộc chống xâm lược, là lực lượng gánh vác những công việc nặng nề khó khăn, vất vả trong lao động sản xuất xây dựng đất nước, "đâu cần là thanh niên có, đâu khó có thanh niên". Trước lúc đi xa Người dặn lại trong Di chúc: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng XHCN vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [45, tr.498]. Việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên cả nước nói chung và cho thanh niên tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong giai đoạn hiện nay là một việc làm rất quan trọng và cần thiết vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nó tạo ra sức mạnh cực kỳ to lớn để phát huy tiềm năng vô tận của con người Việt Nam trước những thách thức của lịch sử, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo điều kiện đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
  4. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đang chấn hưng đất nước gắn liền với giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng đất nước gắn liền với kiên định chủ nghĩa xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng Đảng và dân ta đã vận dụng sáng tạo phát huy những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin và trên lập trường giai cấp vô sản. Với những lý do trên và trực tiếp nghiên cứu chuyên ngành Hồ Chí Minh học, tôi chọn đề tài: "Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" để viết luận văn thạc sĩ khoa học chính trị chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây đã có những công trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng yêu nước của Người. Đây là những thành quả rất đáng tự hào về sự lao động nghiêm túc, không mệt mỏi của các nhà khoa học xã hội trong và ngoài nước. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về "Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", khiến tác giả yên tâm về sự lựa chọn đề tài của mình, không trùng lặp, không lập lại ý tưởng của những người đi trước. Song cũng có nhiều công trình liên quan gián tiếp đến đề tài ví như: - Cuốn "Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh" của Nguyễn Mạnh Tường. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở luận án tiến sĩ của tác giả. Kết cấu của sách gồm 3 chương, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. - Cuốn "Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giầu nước mạnh" của Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 nghiên cứu tư tưởng và con người Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới. Tác phẩm đã khẳng định: Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước, đồng thời là một chiến sĩ cộng sản. Từ đó để nói tới thông điệp của Hồ Chí Minh là lời nói nổi tiếng: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Độc lập, tự do ở đây là độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân, của con
  5. người. Độc lập đi liền với tự do là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là một gợi mở rất sâu sắc khi nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. - Cuốn "Nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tác giả Phạm Văn Đồng cũng khẳng định hành trang ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là truyền thống lịch sử 4000 với sức sống mãnh liệt của một dân tộc. Đó là một nhận thức cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp ta suy nghĩ tới việc nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay. - Cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam" do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997. Tác giả đã khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước. Và chính chủ nghĩa yêu nước đó đã thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước là một trong những nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh. - Cuốn "Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh" của GS, NGND Đinh Xuân Lâm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu. Có thể khai thác một số bài phục vụ cho đề tài như "Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - sự kết hợp biện chứng giữa truyền thống và thời đại", "Về con đường cứu nước của Hồ Chí Minh"... - Cuốn "Đến với tư tưởng Hồ Chí Minh" của Trần Bạch Đằng, Nxb Trẻ, 2004. Tác giả đã khẳng định "tư tưởng Hồ Chí Minh được ấp ủ lâu dài trong cái nôi chủ nghĩa yêu nước, tắm mình sâu sắc trong tâm hồn dân tộc, là kết tinh truyền thống nhiều nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam"... - Đặng Xuân Kỳ có cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con người", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. - "Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" của Trần Xuân Trường, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001. - Cuốn "Hồ Chí Minh và nhà tư tưởng lỗi lạc" của Song Thành, Nxb Lý luận chính trị, 2005.
  6. - Lê Hữu Buôl, "Vai trò của tư tưởng yêu nước Việt Nam và phương hướng kế thừa phát triển trong sự nghiệp đổi mới đất nước", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993. Những kết quả nghiên cứu của tác giả trên là nguồn tư liệu quý giá để tôi tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Làm rõ thêm về chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh và đề xuất phương hướng, giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.2. Nhiệm vụ: - Xác định chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là gì? Cơ sở hình thành nội dung chủ yếu và những đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng đội ngũ thanh niên và công tác giáo dục thanh niên, đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu n ước Hồ Chí Minh cho thanh niên Thanh Hóa trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Các bài nói bài viết trong Hồ Chí Minh toàn tập và cuộc đời, sự nghiệp của Người đấu tranh không mệt mỏi cho nền độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. - Các văn kiện, chỉ thị của Đảng và Tỉnh uỷ Thanh Hóa. - Phong trào thanh niên tỉnh Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước và việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên ở tỉnh Thanh Hóa trong tình hình hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Cơ sở lý luận:
  7. Luận văn vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng về thanh niên và "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra khảo sát thực tiễn và các phương pháp chuyên ngành trong nghiên cứu và thể hiện đề tài. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Làm rõ vai trò của chủ nghĩa yêu n ước Hồ Chí Minh trong hình thành nhân cách thanh niên tỉnh Thanh Hóa hiện nay. - Đánh giá có căn cứ khoa học thực trạng và đề xuất một số giải pháp từng bước nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên Thanh Hoá. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 2 chương, 5 tiết.
  8. Chương 1 CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH - SỰ HèNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN 1.1. SỰ HèNH THÀNH CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH 1.1.1. Quan niệm về chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh Chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị tinh thần có tính phổ quát ở mọi dân tộc. Không một dân tộc nào trên thế giới lại không yêu mến Tổ quốc của họ. Tuy nhiên, giữa các quốc gia dân tộc, do nhiều lý do khỏc nhau, làm cho quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển chủ nghĩa yêu nước về bản chất cũng như đặc điểm không hoàn toàn giống nhau. Ở Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần truyền thống cao nhất của dân tộc ta, là sự kết tinh tư tưởng và bản lĩnh của nhõn dõn ta trong quỏ trỡnh đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt để dựng nước và trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để giữ nước. Đó là lũng tha thiết yờu làng xúm, quờ hương, đất nước, tôn kính tổ tiên, ông bà, hiếu kính cha mẹ. Đó là sự quý trọng tiếng nói, nền văn hoá và các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, là ý thức cộng đồng đoàn kết, tỡnh đồng bào, gắn bó trong một quốc gia dân tộc. Đó là ý thức chủ quyền và toàn vẹn lónh thổ của đất nước. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam trải dài theo dũng lịch sử từ thời Vua Hùng dựng nước, đi qua tinh thần của Hai Bà Trưng “đền nợ nước trả thù nhà”, của bà Triệu “không chịu cúi đầu, khom lưng làm tỳ thiếp cho người”, đến thời Lý Thường Kiệt khẳng định thành văn ý chí độc lập, chủ quyền dân tộc và sự toàn vẹn lónh thổ quốc gia. Được vun đắp qua thời Lê Lợi, Nguyễn Trói, thành lý tưởng khát vọng dập tắt muôn đời ngọn lửa chiến tranh xâm lược, xây dựng quan hệ hoà hiếu, bỡnh đẳng giữa các dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cũn được giương cao trong phong trào nông dân Tây Sơn, với lónh tụ thiờn tài Quang Trung, đó thể hiện một ý chớ mónh liệt của nhõn dân ta trong xây dựng và bảo vệ một Tổ quốc độc lập, thống nhất và giàu mạnh. Yêu nước, quý trọng độc lập tự do đó trở
  9. thành lẽ sống, phẩm chất đạo đức truyền thống của người dân nước ta, của toàn thể dân tộc ta. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam bằng con đường cách mạng vô sản và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước cách mạng. Hồ Chí Minh là người đặt nền móng đầu tiên cho chủ nghĩa yêu nước cách mạng với tư cách một lãnh tụ của Đảng, của dân tộc, Người đã soi sáng cho nó theo suốt lịch sử từ cách mạng tháng Tám đến nay. Chủ nghĩa yêu nước cách mạng ấy trở thành của toàn thể dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ở thời hiện đại. Đó là chủ nghĩa yêu nước của dân tộc mang tên Người. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, đã có bước phát triển nhảy vọt về chất vươn lên ngang tầm thời đại. Trong bước phát triển nhảy vọt ấy, Hồ Chí Minh là người đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành một chủ nghĩa yêu nước kiểu mới ở giai đoạn mới của lịch sử dân tộc, mà những đặc điểm nổi bật là thống nhất dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Tư tưởng yêu nước của Người lớn dần lên từ truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương và trước cảnh nước mất nhà tan, trước những nổi đau khổ của nhân dân, đặc biệt là những thất bại đau lòng của các phong trào yêu nước. Trong thời gian tìm đường cứu nước ở nước ngoài, Người còn được chứng kiến những nổi đau khổ và những thất bại đau lòng của nhân dân các dân tộc khác đấu tranh vì nền độc lập của Tổ quốc mình. Điều dễ thấy là từ năm 1920 cho đến khi về cõi vĩnh hằng toàn bộ tinh lực của Người và của Đảng tập trung vào vấn đề giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Nhưng tư tưởng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước ở Người là có sự thống nhất với nhau trong bản chất khoa học và cách mạng.
  10. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã vươn lên lập trường giai cấp vô sản và ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp giải phóng đất nước trong thời hiện đại,trở thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước ấy mang tinh thần cách mạng triệt để, mang tư tưởng nhân văn sâu sắc và được thể hiện trong sự thống nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đó cũng là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 1.1.2. Sự ra đời chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử 1.1.2.1. Vai trũ của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và sự bất cập của chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng phong kiến và tư sản dân tộc trong cuộc chống Pháp xâm lược giành lại độc lập dân tộc đầu thế kỷ XX Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đó đóng một vai trũ lịch sử cực kỳ to lớn đó là động lực tinh thần chủ yếu của nhân dân ta trong quỏ trỡnh lõu dài hàng chục thế kỷ dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ XIX, khi dân tộc ta đứng trước sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây thỡ chủ nghĩa yêu nước ấy tỏ ra rất bất cập và bắt đầu bước vào một thời kỳ khủng hoảng kéo dài hơn nửa thế kỷ. Với sự xâm lược của thực dân Pháp, lần đầu tiên nhân dân Việt Nam đương đầu với một kẻ thù mới, đại diện cho một chế độ xó hội cao hơn chế độ phong kiến, nắm trong tay một nền kinh tế và kỷ thuật quân sự hiện đại, với những thủ đoạn thống trị tinh vi hơn. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống tuy vẫn tiếp tục đóng vai trũ động lực tinh thần trong những cuộc chiến đấu đầu tiên của nhân dân vỡ độc lập dân tộc, nhưng đó tỏ ra kém hiệu lực hơn trước. Thời đại mới và kẻ thù mới đũi hỏi dõn tộc phải cú những vũ khớ tinh thần mới. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam có được cái cốt lừi nhõn dõn sõu sắc, nú bao hàm cả những lý tưởng về dân chủ và công bằng xó hội. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử, trong những giới hạn chật hẹp của hệ tư tưởng phong kiến, lý tưởng về độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân chỉ có thể tương đồng với lý tưởng về một quốc gia phong kiến độc lập, có vua hiền tôi giỏi, thỏi bỡnh thịnh trị. Song, sự thối nát triền miên của một chế độ phong kiến suy tàn đó làm suy
  11. giảm trong lũng nhõn dõn niềm hy vọng về một xó hội bỡnh trị, một xó hội "nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng khóc thương, sầu thảm". Tuy nhiên trong xó hội phong kiến nhà Nguyễn, lý tưởng đó vẫn phát triển cao trong tâm hồn một bộ phận vua quan biểu hiện bằng những thất bại liên tiếp của các toán tính “Cần vương” khi đất nước bị Pháp xâm lược. Chủ nghĩa yêu nước với nội dung chính trị và lý tưởng xó hội "Cần vương" đó cáo chung, nhưng tỡnh cảm yêu nước mónh liệt của nhõn dõn với những truyền thống lịch sử bền vững thỡ vẫn cũn đó. Cái tâm hồn khoẻ khoắn, bừng bừng khí thế chiến đấu của dân tộc không mất đi mà chỉ tạm lắng xuống để chờ đợi một lý tưởng chính trị mới mẻ tỡm đến với nó. Lịch sử Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là những năm khủng hoảng về đường lối cứu nước, là những năm tỡm kiếm, rốn giũa vũ khớ tinh thần mới. Cú một thời kỳ, lý tưởng chính trị tư sản dân quyền đó tỡm đến tâm hồn yêu nước của người Việt Nam và muốn đóng vai trũ như lý tưởng "quân thần" xưa kia đó từng đóng. Sau khi phong trào kháng chiến cần vương tan vỡ, các sĩ phu, các nhà yêu nước đó phải suy nghĩ nhiều về nguyờn nhõn mất nước. Bộ phận tiên tiến nhất trong tầng lớp đó, qua những tác phẩm của các nhà cải cách Trung Quốc, Nhật Bản, đó tiếp xỳc với tân văn, tân thư và văn minh phương Tây đó đề ra, đường lối “khai dân trí, chấn dân khí”. Đường lối chống Pháp giành lại độc lập dân tộc, lập chế độ quân chủ lập hiến hoặc chế độ cộng hoà, phát triển nhà nước theo lối duy tân của Nhật và nhờ vào sự giúp đỡ của Nhật, thực chất chỉ là tư tưởng chính trị tư sản cải lương. Phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đó chứng tỏ rằng lý tưởng tư sản dân quyền hóy cũn lạ với quảng đại nhân dân Việt Nam. Với một sự nhạy cảm chính trị, nhân dân ta thấy rằng đây không phải là cái cần thiết đối với mỡnh. Lý tưởng đó với những nội dung trừu tượng, chung chung của nó không đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của quần chúng công nông. Trong khi cơ sở xó hội cần thiết cho chủ nghĩa yêu nước tư sản phát triển là giai cấp tư sản bản xứ và tầng lớp tri thức gắn liền với giai cấp đó ở Việt Nam lại quá mỏng manh và yếu ớt. Vỡ vậy, hệ tư tưởng chính trị tư sản đi qua tâm hồn dân tộc một cách nhanh chóng
  12. và để lại dấu vết không đáng kể. Có thể xem đây là sự bất cập của hệ tư tưởng phong kiến, tư sản ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa yêu nước phong kiến và tư sản tạo ra một chỗ trống trong tâm hồn dân tộc. Tâm hồn những người yêu nước Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn quyết liệt. Quay trở lại với hệ tư tưởng phong kiến thỡ quá lạc hậu. Tiến theo ngọn cờ "tự do, bỡnh đẳng, bác ái", theo mô hỡnh của nước Pháp đang thống trị mỡnh thỡ cũng chưa hứa hẹn điều gỡ tốt lành. Nếu tâm hồn yêu nước Việt Nam không gặp được hơi thở của thời đại, không kết hợp được một hệ tư tưởng chính trị tiên tiến thỡ chủ nghĩa yờu nước truyền thống mónh liệt của dân tộc Việt Nam có nguy cơ trở thành một chủ nghĩa yêu nước thuần tuý tỡnh cảm. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống trầm lắng lại, chưa có phương hướng phát huy sức mạnh. Các nhà cách mạng đều yêu nước, thương dân sâu sắc, song họ không tỡm thấy con đường, lực lượng và phương pháp cách mạng để đánh thắng được đế quốc Pháp và bố lũ phong kiến tay sai. Chỉ cú lũng yờu nước và nhiệt tỡnh cứu nước thỡ chưa đủ để có thể giải phóng dân tộc. Tỡnh hỡnh đen tối và sẽ không có đường ra nếu như không chuyển hướng đường lối cứu nước theo lập trường của giai cấp công nhân, nếu như không kết hợp chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống với chủ nghĩa Mác-Lênin, và nâng chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên một trỡnh độ mới về chất. Bởi vỡ mỗi thời đại có những quy luật chủ yếu của nó về con đường tiến hoá và cách mạng, vấn đề cách mạng bao giờ cũng gắn với vấn đề thời đại. 1.1.2.2. Thời đại mới, hoàn cảnh mới đũi hỏi chủ nghĩa yờu nước mới - chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh Tỡnh hỡnh thế giới trong những năm đầu thế kỷ XX cú những chuyển biến lớn. Cỏch mạng xó hội chủ nghĩa thỏng Mười Nga thành công vào năm 1917 đó mở ra con đường giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức. Chính thời đại mới bắt đầu từ Cách mạng tháng Mười Nga đó quy định và chỉ ra sự cần thiết phải kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong các cuộc cách mạng. Cách mạng tháng Mười Nga đó tỏc động vào các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ở
  13. khắp các lục địa, hướng họ đi tới cách mạng vô sản và liên minh với giai cấp vô sản. Nó là một tấm gương đối với nhân dân lao động thế giới, đặc biệt là đối với nhân dân các dân tộc phương Đông - những dân tộc mà bọn đế quốc đó nô dịch và đang tiếp tục nô dịch, kỡm hóm họ trong vũng đói khổ và luôn luôn trà đạp lên tinh thần dân tộc của họ. Chính lúc phong trào yêu nước Việt Nam đang trong tỡnh trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đó xuất hiện Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc một thanh niên cách mạng quyết tâm đi tỡm đường cứu nước và anh đó tỡm thấy con đường cứu nước mỡnh trong con đường cứu các nước của cách mạng vô sản, con đường của cách mạng tháng Mười Nga. Là một nhà yêu nước vĩ đại, Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống yêu nước, đạo lý làm người trong bốn ngàn năm của dân tộc, Người cũn tiờu biểu cho những truyền thống nhõn nghĩa, nhõn ỏi lõu đời của nhân dõn ta. Lũng yờu nước, thương người cùng khổ, yêu thương nhân loại cần lao bị áp bức, bóc lột đó làm cho Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh sớm nhận ra chủ nghĩa đế quốc không chỉ là kẻ thự của dõn tộc mỡnh, mà cũn là kẻ thù chung của các dân tộc và từng bước Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin - chủ nghĩa quốc tế vô sản. Công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam chính là Người đó tỡm ra con đường cứu nước mới, con đường cách mạng chân chính và do đó đó đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Con đường đó là con đường cách mạng vô sản. Trong lời tự bạch của mỡnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đó đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba. Từng bước một trong cuộc đấu tranh vừa nghiờn cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xó hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phúng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ [43, tr.128]. Sự phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, việc Người xuất phát từ động cơ yêu nước, ra đi tỡm đường cứu nước và
  14. đó tỡm thấy con đường cứu nước ở con đường của cách mạng vô sản, ở chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười, đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đó chấm dứt thời kỳ khủng hoảng tương đối dài về đường lối cứu nước của nhân dân ta những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Với con đường đó, một chủ nghĩa yêu nư ớc kiều mới, chủ nghĩa yêu nước theo hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin đó ra đời và đóng vai trũ động lực tinh thần cho nhân dân ta trong cuộc tr ường chinh lịch sử mới của dân tộc giành lại độc lập, tự do từ tay đế quốc hùng mạnh. Chủ nghĩa yêu nước mới - chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh mang một bản chất giai cấp và một nội dung khác về chất với chủ nghĩa yêu nước truyền thống theo tư tưởng phong kiến và tư sản. Đó là một chủ nghĩa yêu nước theo lập trường chính trị của một giai cấp hoàn toàn mới trong lịch sử Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là chủ nghĩa yêu nước của một thời đại mới, thời đại chưa hề có trước đây, thời đại quá độ lên CNXH bắt đầu từ cuộc đại cách mạng tháng Mười Nga. Đó cũng là chủ nghĩa yêu nước thuộc một hệ tư tưởng tiên tiến nhất, hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Rừ ràng, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đó khắc phục được nhược điểm cảm tính và trực quan của chủ nghĩa yêu nước phong kiến và tư sản trước đây. Công bằng mà nói trong tinh thần yêu nước truyền thống đó cú ớt nhiều tớnh mục tiờu, cú lý tưởng xó hội và biện phỏp đấu tranh, nhưng nét chủ yếu trong chủ nghĩa yêu nước truyền thống là nhiệt tỡnh yờu nước nồng nàn, là tâm hồn yêu nước rực cháy, biểu hiện thành hành động anh hùng trong sự nghiệp cứu nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống trước Hồ Chí Minh chưa thể trở thành một hệ luận chính trị yêu nước có hệ thống chặt chẽ theo đúng nghĩa khoa học của từ này. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa, phỏt triển tỡnh cảm yờu nước nồng nàn, mónh liệt của dân tộc đến những đỉnh cao mới, mà cũn hỡnh thành một hệ thống những quan điểm về con đường cứu nước, về mục tiờu xó hội, về chiến lược và sách lược và biện pháp đấu tranh để giành và giữ độc lập dân tộc. Nghĩa là đó hỡnh thành và phỏt triển một lý luận chớnh trị yờu nước với tư cách một bộ phận của lý luận cách mạng Việt Nam. Chính bằng cách đó, chủ nghĩa yêu
  15. nước Việt Nam kiểu Hồ Chí Minh đó mang trong mỡnh đầy đủ các yếu tố để trở thành một chủ nghĩa yêu nước với nghĩa hoàn chỉnh của từ này, và đó trở thành một trào lưu lý luận, tư tưởng và tỡnh cảm thống nhất của mỗi người Việt Nam trong hoàn cảnh mới. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Và “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bỡnh đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vỡ mọi người, niềm vui, hoà bỡnh, hạnh phỳc” [34, tr.461]. Kết luận ấy thật sự đó tạo ra một bước ngoặt quyết định đối với con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam, nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên một chất lượng mới, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đó chính là chủ nghĩa yêu nước kiểu mới - chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. 1.1.3. Sự hỡnh thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh 1.1.3.1. Hồ Chí Minh đó nâng chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam lên tầm cao mới - chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đó từng khẳng định: Dõn ta cú một lũng nồng nàn yờu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thỡ tinh thần ấy lại sụi nổi, nú kết hợp thành một làn song vụ cựng mạnh mẽ, to lớn, nú lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chỡm tất cả lũ bỏn nước và lũ cướp nước [39, tr.171]. Cuộc đời hoạt động yêu nước, cách mạng của Hồ Chí Minh đó khẳng định đanh thép và là một minh chứng rực rỡ cho chân lý lịch sử hào hựng đó. Đau xót trước cảnh đoạ đầy đau khổ, trước cuộc sống nô lệ đầy máu và nước mắt của đồng bào ta dưới ách thống trị hà khắc của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, nhận thấy sự bế tắc của phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX, ngày 05 tháng 06 năm 1911 Bác Hồ kính yêu của chúng ta đó ra đi tỡm đường cứu nước đúng đắn “về cho đồng bào”. Mối quan tâm đầu tiên và chủ yếu của Người lúc mới bước chân ra đi tỡm đường cứu nước cũng như trong suốt quá trỡnh hoạt động về sau này là làm sao
  16. đem lại độc lập cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho đồng bào - "Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do, hạnh phúc cho đồng bào tôi". Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước sớm được hỡnh thành khụng phải như một ý niệm mơ hồ, trừu tượng mà bắt nguồn từ tỡnh thương yêu nhân dân sâu sắc, niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Ở Người có rất nhiều phẩm chất quý báu. Đó là yêu ghét phân minh, bạn thù rừ rệt. Đó là nghĩa nước gắn chặt với tỡnh dõn, tỡnh dõn là cỏi gốc của nghĩa nước. Ở Người là sự trung với nước hiếu với dân, là hai mặt không thể tách rời nhau. Người không chỉ thông cảm sâu sắc với đời sống lầm than cực khổ của quần chúng công nông trên đất nước mỡnh mà là tất cả những người nghèo khổ, những người lao động bị bóc lột ở tất cả các nơi mà người đó đi qua trên thế giới. Người đau nỗi đau của họ, có ý thức đứng về phía họ tỡm cỏch giỳp họ thoỏt khỏi búc lột, thoỏt khỏi nghốo nàn lạc hậu và mọi nỗi khổ đau do chủ nghĩa đế quốc gây nên. Tinh thần thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh khác về chất với tinh thần “dõn vi quý” của các nhà yêu nước thuộc các giai cấp thống trị trước đây trong lịch sử. Khác ở chỗ, khái niệm “dân” của chủ tịch Hồ Chí Minh bao hàm một nội dung giai cấp cụ thể, chỉ rừ thành phần chủ yếu chiếm tuyệt đại đa số trong "dân" là nhân dân lao động. Đồng thời cũng khỏc ở chỗ tỡnh cảm yờu dõn của Chủ tịch Hồ Chớ Minh khụng phải là tỡnh cảm của người trên nhỡn xuống. Theo Hồ Chớ Minh, yờu dõn thỡ phải làm đầy tớ trung thành của dân, hết lũng hết sức phục vụ nhõn dõn. Tỡnh yờu dõn của Chủ tịch Hồ Chớ Minh xuất phỏt từ niềm tin tưởng không bờ bến vào sức mạnh của dân. Người khẳng định: “Công nông là gốc cách mạng”, “Công nông là người chủ cách mạng” [35, tr.266]. Người đó sớm nhận ra sai lầm bất hợp lý trong những phương thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến hoặc theo khuynh hướng tư sản. Bởi vậy, Người đó đi về phía những người lao động để tỡm con đường cứu nước mới và Người đó đứng hẳn vào đội ngũ của giai cấp vô sản, một giai cấp mang bản chất quốc tế. Con người yêu nước Nguyễn Ái Quốc đó hoà làm một với con người công nhân. Chân lý rất sơ đẳng, nhưng lại rất căn bản, là ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động cũng đều bị chủ nghĩa
  17. tư bản áp bức bóc lột một cách giống nhau: "Ở đâu trên thế giới này cũng có hai loại người là một loại người bóc lột và một loại người bị bóc lột". Chân lý ấy đó được Người trực tiếp thể hiện qua cuộc sống lao động làm thuê của mỡnh ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa khác nhau, qua dân tin ở quần chúng lao động đó dẫn Người đi tới tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin một cách nhanh chóng và sâu sắc những năm sau đó. Động cơ đầu tiên và cũng là cuối cùng của việc lựa chọn con đường xó hội chủ nghĩa là do Người đó nhận thức được rằng “Chỉ có giải phóng giai cấp vụ sản thỡ mới giải phúng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” [34, tr.416]. Rừ ràng là lúc đầu chính vỡ chủ nghĩa yờu nước, chính vỡ tha thiết với độc lập dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đó tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba, rồi trở thành một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Khi đọc được luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, Người đó vui mừng đến phát khóc lên. Bởi vỡ Người nhận thấy ở đó con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn nhất kể từ khi Người ra đi tỡm đường cứu nước, cứu dân. Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là lập trường giải quyết các vấn đề dân tộc và thuộc địa theo những nguyên tắc của giai cấp công nhân quốc tế mà quốc tế thứ ba là đại biểu. Trong luận cương ấy Lênin núi rừ: Trong chính sách của quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vỡ cú sự gần gũi ấy mới đảm bảo việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thỡ khụng thể thủ tiờu được ách áp bức dân tộc và tỡnh trạng bất bỡnh đẳng [32, tr.199]. Người đó nờu ra luận điểm đấu tranh giải phóng dân tộc phải gắn với đấu tranh giải phóng giai cấp, chủ nghĩa yêu nước phải kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Với Nguyễn Ái Quốc, lũng yờu nước có nghĩa là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Chủ nghĩa yêu nước
  18. chân chính là cơ sở tốt đẹp để tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin mở đường đó thỳc đẩy chủ nghĩa yêu nước phát huy mạnh mẽ. Ở Người, hai dũng tư tưởng này luôn hoà quyện vào nhau tạo nên một tầm nhỡn xa trụng rộng, đúng với xu thế phát triển của thời đại mới, để từ đó đưa ra một đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đó phõn tớch xó hội Việt Nam và chỉ ra mõu thuẫn giữa dõn tộc và thực dõn, đế quốc và nông dân với giai cấp tư sản, địa chủ, đồng thời đó nhận thấy rằng giai cấp công nhân tuy nhỏ bé nhưng có sứ mệnh và tiền đồ thật to lớn là giai cấp lónh đạo cách mạng. Giai cấp công nhân cần phải liên minh với giai cấp nông dân và sự liên minh ấy trở thành lực lượng nũng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đó đóng vai trũ to lớn trong đường lối cứu nước của Hồ Chí Minh và tạo ra bước ngoặt quan trọng trong đường lối cứu nước của lịch sử dân tộc. Qua trí tuệ sáng tạo của Người, chủ nghĩa yêu nước truyền thống được soi sáng bằng chủ nghĩa Mác - Lênin đó vươn lên ngang tầm thời đại. Và trên thực tế nó đó đáp ứng được yêu cầu của cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh đó kế thừa tư tưởng của C.Mác về xây dựng giai cấp dân tộc và của Lênin về sự liên minh chiến đấu của hai phong trào cách mạng ấy. Song Người cũn đề xuất một tư tưởng hết sức sáng tạo rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải chủ động và có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở “chính quốc”. Người viết: Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân Châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lũng tham khụng đáy họ sẽ hỡnh thành một lực lượng khổng lồ, và khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mỡnh ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn [34, tr.36]. Như vậy, ở Người tư tưởng về sự thống nhất dân tộc với giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xó hội đó hỡnh thành và phỏt triển ở thời kỳ này. Về hai nền dân chủ tư sản và vô sản, Người đó viết:
  19. Một đặc điểm đặc biệt nhất biểu hiện sự "dã man" của những người Bônsêvích là không những họ coi "những người dân thuộc địa thấp kém" ấy như anh em, mà còn tổ chức cho họ tham gia đời sống chính trị của nước Nga nữa...Những người không có quyền gì khác hơn là quyền nộp thuế...thì nước Nga xô viết những người đó được tham gia bầu cử và cử đại biểu của họ vào xô viết [34, tr.300 - 301]. Và được bàn bạc về chính trị. Vậy là, theo Người, "nền văn minh khai hóa cao cả" của chế độ dân chủ tư sản không có ý nghĩa thực tế "Khai hóa" cho nhân dân các dân tộc thuộc địa. Với thực tế thấu hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp, Hồ Chí Minh đã có sự tổng kết tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam, có sự phân tích sâu sắc từng giai cấp, tầng lớp xã hội cả trong quá khứ và hiện tại. Trong báo cáo gửi quốc tế cộng sản, Người đã chỉ rõ: "Triều đình và quan chức lệ thuộc tuyệt đối vào chính quyền Pháp. Họ bị chủ Pháp của họ khinh bỉ và nhân dân An Nam ghét". Thiểu số các nhà nho hay các nhà trí thức là các nhà cách mạng dân tộc chủ nghĩa chính họ đã kích động mọi cuộc nổi dậy trong quá khứ. Công nhân có thể là 2% trong dân số, không được học hành, không được tổ chức, do vậy họ không có một lực lượng chính trị nào. Tiểu tư sản không nhiều, là một phần tử bấp bênh. Nó chịu sự chi phối của nhiều thứ triết lý, như là nó hướng vào phong trào dân tộc rất vội vã. Nó nhút nhát. Quần chúng nông dân bị bóc lột nhất và cùng khổ nhất, rất yêu nước, Người rút ra kết luận: "Tuyên truyền tốt trong nông dân và tổ chức tốt công nhân nếu chúng ta làm tới được điều đó thì tương lai thuộc về chúng ta" [34, tr.204]. Từ đó Hồ Chí Minh đã phát hiện ra rằng: Đối với giai cấp công nhân Việt Nam đang cần có một chính Đảng chắc chắn để tổ chức và huấn luyện họ, và lực lượng nòng cốt của cách mạng là liên minh công nông, dù rằng họ còn nhiều hạn chế, nhưng họ là những người cùng khổ nhất và rất yêu nước. Đảng đó cần và nhất thiết đại diện cho lợi ích của cả dân tộc và giai cấp, Tổ quốc, nhân dân, xã hội và cá nhân. Trong tác phẩm: Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Hồ Chí Minh chỉ rõ
  20. rằng ở Việt Nam "cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở Phương Tây". Sau khi phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các tầng lớp, các giai cấp, phân tích tỉ mỷ cơ cấu tổ chức xã hội và lịch sử xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho người culi biết phản đối, nó làm cho những người "Nhà quê" phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc. Nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng tiến sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917 [34, tr.464]. Hồ Chí Minh nhận thấy ở Việt Nam "Chiến tranh đã làm thay đổi chủ nghĩa dân tộc" thành chủ nghĩa dân tộc bản xứ và đề nghị "phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh quốc tế cộng sản... Một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. Giờ đây người ta không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ" [34, tr 466, 467]. Chủ nghĩa dân tộc bản xứ ở đây chúng ta cần hiểu là ý thức yêu nước và tinh thần dân tộc. Theo Hồ Chí Minh ở Việt Nam chỉ có kết hợp phong trào giải phóng dân tộc với phong trào cách mạng vô sản thành nguồn động lực chung thì cách mạng mới có sức mạnh và mới giải quyết được vấn đề hiện tại của thực tiễn đất nước. Điều đó có nghĩa tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng con người cũng đã được phát triển ở thời kỳ này. Dự kiến về cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam trong tương lai Hồ Chí Minh viết: Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra trong thành phố, theo kiểu các cuộc cách mạng ở Châu Âu, chứ
nguon tai.lieu . vn