Xem mẫu

LUẬN VĂN: Cơ sở lựa chọn và trình tự hạch toán các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Lời nói đầu Sau hơn mười năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến khá vững chắc, quan hệ xản xuất đã được điều chỉnh phù hợp với tinh chất, trình độ và yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ chế thị trường cùng với các chính sách chế độ của Đảng và nhà nước đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh mới, nhưng cũng đặt ra không ít những khó khăn và thử thách phải vượt qua để tồn tại và phát triển.đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp các công ty phải luôn phấn đấu với mục đích tối thiểu hoá chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm, với với chát lượng tốt để có thể có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề chi phí và giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết đối với các doang nghiệp trong nền kiunh tế thị trường. Vì những thông tin về chi phí và giá thành là những thông tin cực kỳ quan trọng để các nhà lựa chọn kết cấu mặt hàng tối ưu, đánh giá kết quả hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp, phát hiện được những khả năng tiềm tàng để không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phấm, tối đa hoá lợi nhuận. Bài viết về đề tài "Cơ sở lựa chọn và trình tự hạch toán các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm" của em mặc dù mới dừng lại ở một lý luận chưa đi sâu vào khảo sát thực tế nhưng cũng có thể góp phần nào trong việc lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Chương I Cơ sở lý luận nghệp vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. I-/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác là một yêu cầu của công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều phải tự định đoạt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lấy thu để bù đắp những chi phí bỏ ra, xác định kết quả của hoạt động, xem lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp thu về sẽ được bao nhiêu, từ đó đưa ra những giải pháp khác nhau để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành sản xuất là chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư cơ bản của việc ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Giá thành còn là cơ sở trực tiếp để tính toán chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá kết quả cuối cùng của hoạy động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tập hợp đầy đủ chi phí để tính toán chính xác hợp lý, giá thành và giá bán sản phẩm nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi ích cho người tiêu dùng đồng thời là một yêu cầu cấp thiết trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Muốn vậy phải tập hợp chi phí đầy đủ và hạch toán đúng giá trị sản phẩm nhằm đảm bảo tính đúng tính đủ tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đúng nghĩa là đúng nội dung chi phí, tính đủ là đủ về lượng chi phí, đủ các yếu tố chi phí. Việc xác định đúng và hạch toán chính xác chi phí sản xuất, giá trị sản phẩm có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển ở doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn chịu sự tác động của qui luật cạnh tranh nên việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năgn cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là một nhu cầu tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chínhlà mộtyêucầuquan trọngcủacôngtác kế toántrongdoanhnghiệp. II-/ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1-/ Chi phí sản xuất, phân loại và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong một thời kỳ nhất định để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để sản xuất thì cần ba yếu tố cơ bản đó là: -Tư liệu lao động (TLLĐ) -Đối tượng lao động (ĐTLĐ) -Sức lao động (SLĐ) Khi sử dụng ba yếu tố cơ bản này vào quá trình sản xuất thì doanh nghiệp cũng phải bỏ ra các khoản chi phí do chúng bị tiêu hao dần và cấu thành giá trị sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và cơ chế hạch toán kinh doanh mọi chi phí đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Vì vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp cũng được biểu hiện bằng tiền. Như vậy nếu xét về mặt lượng thì chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố là: + Khối lượng lao động và tưliệu sản xuấtđã chira trong một thời kỳ nhấtđịnh + Giá của tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền lương lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất. Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp còn thực hiện như hoạt động bán hàng, đầu tư tài chính, hoạt động mang tíng chất hành chính sự nghiệp... những chi phí sử dụng trong các hoạt động này không được coi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.trong việc quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất (cpsx) phải được tính toán tổng hợp cho từng thời kỳ: hàng tháng hàng quý hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mụch đích và yêu cầu của công tác quản lý.tuy nhiên về mặt hạch toán CPSX thường được phân theo cá tiêu thức sau: 1.2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí. Theo quy định hiên hành ở Việt Nam thì toàn bộ chi phí được chia làm bẩy yếu tố sau: - Yếu tố nguyên, nhiên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ... - Sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị không hết nhập kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố nguyên liệu, nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cáp lương: phản ánh toàn bộ số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức. - Yếu tố khấu hoa tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất và kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài:phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất kinh doanh - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa được phản ánh vào các yếu tố dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách phân loại này có tác dụng rất lớn trong việc quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố CPSX chiếm trong tổng số nhằm giúp cho công tác phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX của doanh nghiệp. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn