Xem mẫu

LUẬN VĂN: Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động kiểm toán trên thế giới đã có lịch sử trên 100 năm tuy nhiên ở Việt Nam hoạt động này mới chỉ xuất hiện vào những năm đầu của thập kỷ 90. Ban đầu là sự xuất hiện của các công ty kiểm toán độc lập năm 1991, sau đó là kiểm toán nhà nước năm 1994 và vào năm 1997 đối với kiểm toán nội bộ. Từ khi chính thức xuất hiện đến nay hoạt động kiểm toán đã phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là với loại hình kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán tại Việt Nam đang từng bước nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế. Doanh nghiệp muốn phát triển tốt cần nâng cao chất lượng quản lý mà trong đó công tác hạch toán kế toán đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định. Kiểm toán luôn đi liền và là sự tiếp nối đối với hoạt động kế toán. Nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập xử lý và cung cấp những thông tin, thì kiểm toán chính là sự xác nhận tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, quan trọng là qua đó có thể đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quá trình quản lý, phục vụ có hiệu quả đối với những người cần sử dụng các thông tin kế toán. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của cuộc kiểm toán đó chính là bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở để kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính đồng thời kiểm toán viên cũng dựa vào đó để đưa ra kết luận kiểm toán. Nếu số lượng bằng chứng kiểm toán được thu thập không đủ về mặt chất cũng như mặt lượng sẽ gây ảnh hưởng tới kết luận kiểm toán, rủi ro bỏ qua các sai phạm, gian lận là rất lớn. Điều này có thể gây ra những tác động nghiêm trọng tới tình hình hoạt động của công ty khách hàng, cũng như những người quan tâm và sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để thu thập được các bằng chứng có độ tin cậy cao, phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của kiểm toán viên cũng như các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được áp dụng trong suốt quá trình kiểm toán. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán chính là sự đúc kết, khái quát hóa những kinh nghiệm kiểm toán trên cơ sở phương pháp biện chứng, phương pháp cụ thể khoa học, giải tích về quy hoạch, về xác suất và về thống kê toán. Chính vì lý do đó mà các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện để đáp ứng với sự đa dạng của thông tin, mức độ ngày một tinh vi của các hành vi gian lận. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Bằng chứng kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính”. Qua quá trình nghiên cứu đề tài này đã giúp em hiểu rõ hơn về các phương pháp cũng như tầm quan trọng của việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Nội dung chính của đề tài gồm ba phần như sau: Phần I: Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính. Phần II: Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát về kiểm toán và mục tiêu kiểm toán tài chính 1.1.1 Khái quát về kiểm toán tài chính Kiểm toán là một quá trình các kiểm toán viên áp dụng các phương pháp kiểm toán, thu thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho các ý kiến kết luận trong báo cáo kiểm toán. Có rất nhiều định nghĩa về kiểm toán nhìn chung chúng ta có thể hiểu như sau: “ Kiểm toán là quá trình xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể, kiểm toán được chia làm 3 loại: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính. Trong đó thì kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất. Vậy như thế nào là kiểm toán tài chính? Đó là quá trình kiểm toán viên thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. Về đối tượng của kiểm toán tài chính có thể là các tài liệu kế toán trước hết là các bảng khai tài chính như các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng kê khai tài sản… là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của mọi cuộc kiểm toán. Với kiểm toán tài chính có hai cách cơ bản để phân chia các bảng khai tài chính thành các phần hành kiểm toán: phân chia theo khoản mục hoặc theo chu trình. Vì vậy khi kiểm toán các bảng khai tài chính có thể chia tách các phần hành hoặc gộp chung các phần hành có liên quan thành phần hành cụ thể. 1.1.2 Mục tiêu của kiểm toán tài chính Các cuộc kiểm toán tài chính nhằm hướng tới việc đưa nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của khách hàng dựa trên các chuẩn mực kế toán, kiểm toán và luật kế toán cùng với các quy định khác. Do đó từ giai đoạn đầu của kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định rõ những mục tiêu kiểm toán cần đạt đuợc. Các mục tiêu này bao gồm: Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù. Mục tiêu kiểm toán chung lại được chia làm hai loại: Mục tiêu về tính hợp lý chung và các mục tiêu khác. Mục tiêu về tính hợp lý chung: Giúp kiểm toán viên đánh giá tính hợp lý của các số dư tài khoản xét theo tất cả các thông tin mà kiểm toán viên có về công việc của khách hàng. Mục tiêu chung khác bao gồm: - Tính có căn cứ : Các số tiền được ghi phải có căn cứ hợp lý. - Tính trọn vẹn : Các số tiền hiện có phải được ghi sổ một cách đầy đủ. - Quyền và nghĩa vụ : Các số tiền được ghi phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Các khoản vay đều thuộc nghĩa vụ phải thanh toán của doanh nghiệp. - Định giá : Số tiền được ghi phải có giá trị chính xác. - Phân loại : Các khoản mục phải được phân loại một cách đúng đắn. Trình bày và khai báo : thể hiện số dư tài khoản và các quy định liên quan đến đều được trình bày đúng đắn trong báo cáo tài chính. - Chính xác cơ học : Các chi tiết trong số dư tài khoản phải đúng với sổ kế toán. Sau khi xác định được các mục tiêu kiểm toán, tùy theo đặc điểm của từng khoản mục mà kiểm toán viên sẽ xác định các mục tiêu kiểm toán đặc thù. 1.2 Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính 1.2.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 500: “ Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình ”. Từ khái niệm này cho ta thấy bằng chứng kiểm toán bao gồm cả thông tin nhân chứng và vật chứng kiểm toán viên thu thập làm cơ sở để xác minh và trình bày ý kiến về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Khái niệm này cũng chỉ ra đặc tính cơ bản của bằng chứng và quan hệ của bằng chứng với kết luận kiểm toán. Bằng chứng không chỉ là cơ sở để đưa ra kết luận mà còn tạo niềm tin cho những người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì tính đa dạng của bằng chứng kiểm toán mà ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn