Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN --------------***--------------- NGUYỄN TUẤN KHANH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN --------------***--------------- NGUYỄN TUẤN KHANH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh học xã hội và Tổ chức Y tế Mã số: 62 72 73 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Đỗ Văn Hàm 2. GS.TSKH Nguyễn Văn Dịp THÁI NGUYÊN NĂM 2010
  3. LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm bảo những số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh
  4. Lêi c¶m ¬n T«i xin b y tá lßng kÝnh träng v biÕt ¬n s©u s¾c tíi: Gi¸o s− TiÕn sÜ §ç H m, Tr−ëng khoa Y tÕ c«ng céng - Tr−êng §¹i häc Y D−îc Th¸i Nguyªn, Gi¸o s− TiÕn sÜ Khoa häc NguyÔn V¨n DÞp nguyªn vô Tr−ëng vô khoa häc ® o t¹o Bé Y tÕ, ng−êi thÇy ® tËn t×nh gióp ®ì, h−íng dÉn t«i trong nghiªn cøu v ho n th nh luËn ¸n n y. Phã gi¸o s− TiÕn sÜ Ho ng Kh¶i LËp Tr−ëng Bé m«n DÞch tÔ v Phã gi¸o s− TiÕn sÜ § m Kh¶i Ho n Phã tr−ëng khoa Y tÕ C«ng céng, Tr−ëng Bé m«n Y häc céng ®ång ® d nh nhiÒu thêi gian c«ng søc tËn t×nh gióp ®ì h−íng dÉn t«i trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn luËn ¸n n y. T«i xin tr©n träng c¶m ¬n Ban gi¸m ®èc §¹i häc Th¸i Nguyªn, Ban gi¸m hiÖu Tr−êng §¹i häc Y D−îc Th¸i Nguyªn, Bé m«n søc khoÎ nghÒ nghiÖp, Khoa sau ®¹i häc, c¸c thÇy c« gi¸o v to n thÓ c¸n bé nh©n viªn Tr−êng §¹i häc Y D−îc Th¸i Nguyªn ® t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i häc tËp, nghiªn cøu v ho n th nh luËn ¸n n y. T«i xin ch©n th nh c¶m ¬n tíi BÖnh viÖn §a khoa Trung −¬ng Th¸i Nguyªn, BÖnh viÖn §a khoa tØnh B¾c Ninh, ViÖn Khoa häc sù sèng - Tr−êng §¹i häc N«ng l©m - §¹i häc Th¸i Nguyªn ® t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i ho n th nh c¸c xÐt nghiÖm trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu v ho n th nh luËn ¸n. T«i xin ch©n th nh c¶m ¬n tíi §¶ng uû, UBND, Tr¹m y tÕ c¸c x T©n Linh, Phôc Linh huyÖn §¹i Tõ, x Phóc Xu©n th nh phè Th¸i Nguyªn, Trung t©m y tÕ huyÖn §¹i Tõ, Trung t©m y tÕ th nh phè Th¸i Nguyªn ® t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu v ho n th nh luËn ¸n n y. T«i xin b y tá lêi c¶m ¬n tíi Ban L nh ®¹o Së Y tÕ B¾c Ninh, Së Khoa häc C«ng nghÖ B¾c Ninh, Trung t©m y tÕ huyÖn QuÕ Vâ - B¾c Ninh ® t¹o ®iÒu kiÖn v ñng hé t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp v ho n th nh luËn ¸n n y. T«i xin b y tá lßng t«n kÝnh v biÕt ¬n ch©n th nh tíi bè mÑ hai bªn néi ngo¹i, ng−êi th©n trong gia ®×nh, vî v c¸c con t«i, c¸c b¹n bÌ th©n thiÕt ® ®éng viªn khÝch lÖ t«i c¶ vÒ tinh thÇn v vËt chÊt trong suèt thêi gian häc tËp v ho n th nh luËn ¸n n y. T¸c gi¶ Nguyễn Tuấn Khanh
  5. I MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục I Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt III Danh mục các bảng IV Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị...) VI ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản 3 1.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV và kiến thức, thái độ, thực hành 5 của người nông dân thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật 1.3. Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật và một số yếu tố nguy cơ 13 liên quan đến sức khoẻ của người tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật 1.3. Phân tích một số mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp 21 xúc với hoá chất bảo vệ thực vật đã triển khai tại Việt Nam Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.2. Địa điểm nghiên cứu 24 2.3. Thời gian nghiên cứu 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu 25 2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 25 2.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 27 2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu 35 2.8. Phương pháp đánh giá, phân tích và xử lý số liệu 36
  6. II 2.9. Khống chế sai số 37 2.10. Đạo đức nghiên cứu 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè 38 3.2. Tình hình sức khỏe và một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của 49 người thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật 3.3. Các hoạt động của mô hình phòng chống nhiễm độc HCBVTV, bảo 52 vệ sức khoẻ cộng đồng và hiệu quả của các biện pháp can thiệp Chương 4. BÀN LUẬN 72 4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng, bảo quản và phòng chống 72 ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật của người canh tác chè 4.2. Tình hình sức khỏe và một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của 80 người thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật 4.3. Xác định vấn đề can thiệp, xây dựng mô hình phòng chống nhiễm 85 độc HCBVTV và hiệu quả của các biện pháp can thiệp 4.4. Khả năng duy trì và mở rộng của mô hình 91 KẾT LUẬN 95 KHUYẾN NGHỊ 97 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC
  7. III NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BHLĐ Bảo hộ lao động BNN & PTNN Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn BYT Bộ Y tế BVĐK Bệnh viện Đa khoa BVTV Bảo vệ thực vật CSSKND Chăm sóc sức khoẻ nhân dân CS Cộng sự CSHQ Chỉ số hiệu quả CT Can thiệp ĐC Đối chứng ĐT Điều tra FAO Tổ chức lương thực-nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization) HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật HQCT Hiệu quả can thiệp KHCN Khoa học công nghệ LD50 Liều chết trung bình ILO Tổ chức Lao động Thế giới (International Labour Organization) PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân TCT Trước can thiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TCCP Tiêu chuẩn cho phép TMH Tai - mũi - họng TTS Thuốc trừ sâu SCT Sau can thiệp WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  8. IV DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN BẢNG Trang Bảng 3.1. Tỷ lệ giới tính theo nhóm tuổi của người chuyên canh chè 39 Bảng 3.2. Thời gian người chuyên canh chè tiếp xúc HCBVTV 40 Bảng 3.3. Hiểu biết của người chuyên canh chè về tác dụng, tác hại và 40 nhận biết mức độ độc hại của HCBVTV qua vạch màu trên nhãn lọ, bao bì Bảng 3.4. Kiến thức của người chuyên canh chè về chọn thời tiết và hướng 41 gió khi phun HCBVTV Bảng 3.5. Người chuyên canh chè kể được tên phương tiện bảo vệ cá nhân 42 khi tiếp xúc HCBVTV Bảng 3.6. Người chuyên canh chè hiểu về đường xâm nhập của HCBVTV 43 vào cơ thể người Bảng 3.7. Kiến thức bảo quản, cất giữ HCBVTV của người chuyên canh 43 chè Bảng 3.8. Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khoẻ khi phun HCBVTV 44 của người chuyên canh chè Bảng 3.9. Người chuyên canh chè kể được các dấu hiệu, triệu chứng ngộ 44 độc HCBVTV Bảng 3.10. Người chuyên canh chè biết xử trí khi bị ngộ độc HCBVTV 45 Bảng 3.11. Thái độ của người tiếp xúc HCBVTV 45 Bảng 3.12. Thực hành pha thuốc của người chuyên canh chè 46 Bảng 3.13. Thực hành sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người 46 chuyên canh chè Bảng 3.14. Tỷ lệ người chuyên canh chè còn sử dụng HCBVTV cấm 47
  9. V Bảng 3.15. Thực hành huỷ vỏ bao bì, chai đựng HCBVTV sau phun của 47 người chuyên canh chè Bảng 3.16. Nguồn cung cấp thông tin 48 Bảng 3.17. Tình hình bệnh tật của người nông dân chuyên canh chè 49 Bảng 3.18. Thực trạng các triệu chứng cơ năng trong tháng qua của người 50 chuyên canh chè tiếp xúc HCBVTV Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các bệnh mũi họng với thực hành pha, 50 phun HCBVTV Mối liên quan giữa các bệnh mắt với thực hành pha, phun Bảng 3.20. 51 HCBVTV Bảng 3.21. Tổng hợp hoạt động tập huấn, truyền thông 54 Bảng 3.22. Kiến thức của cán bộ y tế và người bán HCBVTV 55 Bảng 3.23. So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết 56 quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về kiến thức mức độ độc qua vạch màu trên nhãn lọ, tác dụng, tác hại của HCBVTV Bảng 3.24. So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết 57 quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về sử dụng và bảo quản HCBVTV Bảng 3.25. So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết 58 quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về kể được các loại bảo hộ lao động cần thiết
  10. VI Bảng 3.26 59 So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh kết quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về biết đường xâm nhập của HCBVTV vào cơ thể người về kể được các triệu chứng ngộ độc Bảng 3.27. So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết 60 quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về biết điều cần thiết đảm bảo sức khoẻ khi phun HCBVTV Bảng 3.28. So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết 61 quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về kiến thức xử trí khi bị ngộ độc HCBVTV Bảng 3.29. So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết 62 quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về thái độ khi sử dụng HCBVTV. Bảng 3.30. So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về thực 63 hành pha, phun và sử dụng HCBVTV cấm Bảng 3.31. So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết quả 64 điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về thực hành sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân Bảng 3.32. So sánh kết quả xét nghiệm hoạt tính enzym cholinesterase 65 Bảng 3.33. So sánh kết quả xét nghiệm lần 1 và xét nghiệm lần 2 về tổng số 65 loại HCBVTV/01 mẫu và số loại HCBVTV trung bình/01 mẫu chè thành phẩm Bảng 3.34. So sánh kết quả xét nghiệm HCBVTV trước và sau can thiệp 66 về số mẫu có HCBVTV trong danh mục cấm sử dụng
  11. VII Bảng 3.35. 67 So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về các triệu chứng cơ năng xuất hiện trong tháng qua của người nông dân chuyên canh chè Bảng 3.36. So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết 68 quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai tại Phục Linh về các bệnh lý thực thể của người nông dân chuyên canh chè Bảng 3.37. Hiệu quả thực sự đối với KAP của người chuyên canh chè 69 tiếp xúc với HCBVTV sau 2 năm can thiệp tại Tân Linh Bảng 3.38. Hiệu quả thực sự đối với sức khoẻ của người chuyên canh chè 70 tiếp xúc với HCBVTV sau 2 năm can thiệp tại Tân Linh DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH Biểu đồ 3.1. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 38 Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 39 Biểu đồ 3.3. Người chuyên canh chè kể được phương tiện bảo vệ cá 42 nhân cần thiết. Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người mua được người bán HCBVTV hướng dẫn 48 Mô hình 2.1. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng 30 Mô hình 2.2. Mô hình xương cá 31 Mô hình 2.3. Sơ đồ tổ chức thực hiện nghiên cứu can thiệp 32 Mô hình 2.4. Sơ đồ chọn các giải pháp và phương pháp can thiệp 33
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật là một thực tế khách quan và là một yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Hoá chất bảo vệ thực vật là một loại hàng hoá đặc biệt do đặc tính độc hại của chúng đối với sức khoẻ con người và môi trường sinh thái [134], nhưng nó cũng là một loại hàng hoá rất thông dụng đối với những người làm nông nghiệp [72]. Nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật luôn là một vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng dân cư nông nghiệp. Trên thế giới ước tính có khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm do ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật [115]. Trong đó có khoảng 3 triệu người bị ngộ độc cấp tính nghiêm trọng và 220 nghìn người tử vong mỗi năm [133]. Trong khi nhu cầu sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trên thế giới ngày càng tăng, sản lượng hoá chất bảo vệ thực vật tăng từ 400.000 tấn (1955) lên 4,4 triệu tấn (2009) [124]. Đi đôi với số lượng hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng tăng là số người ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật cũng tăng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, 99 % trường hợp ngộ độc xảy ra ở các nước này, cho dù lượng tiêu thụ hoá chất bảo vệ thực vật chỉ chiếm 20 % [37], [39]. Tuy nhiên, phần lớn người nông dân tại các nước này chưa nhận biết đầy đủ về tác hại cũng như nguy cơ do hoá chất bảo vệ thực vật gây ra [37]. Thực trạng nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng. Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh, thành phố, trong năm 2007 đã xảy ra gần 4.700 vụ, với 5.207 trường hợp bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật và 106 người đã tử vong. Năm 2009 có 4.372 vụ nhiễm độc với 4.515 trường hợp, tử vong 138 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,05 % [14]. Theo Hà Minh Trung và cộng sự, cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc nghề nghiệp với hoá chất bảo vệ thực vật ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với tỷ lệ nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật mạn tính là 18,26 % thì số người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người [79]. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng lạm dụng và sử dụng bừa bãi hoá chất bảo vệ thực vật, 98 % trường hợp lạm dụng hoặc pha đặc hơn so với hướng dẫn trên bao bì 2-3 lần, có 84,17 % đến 93,23 % không sử dụng đầy đủ phương
  13. 2 tiện bảo vệ cá nhân khi phun hoá chất bảo vệ thực vật [35], [55], [86]. Việt Nam có diện tích chè khoảng 120.000 ha hiện đứng thứ 5 trên thế giới về số lượng chè xuất khẩu (hơn 100.000 tấn năm 2009) [16]. Sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong chuyên canh chè đứng hàng đầu về số lượng thuốc sử dụng và số lần phun [53], [71]. Thái Nguyên có diện tích chè lớn với gần 16.000 ha, chè Thái Nguyên nổi tiếng trong nước và thế giới. Nhiều khu vực chuyên canh chè thuộc các huyện miền núi, vùng sâu vùng khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn chưa phát triển, trình độ học vấn còn thấp [55], [86]. Kiến thức, thực hành về việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật còn hạn chế. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật bừa bãi, không đúng hướng dẫn gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người [61], [86]. Đã có một số đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè nhưng chưa có một đề tài nghiên cứu can thiệp có hệ thống giúp người chuyên canh chè bảo vệ sức khoẻ trong khi tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật. Để góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cho người nông dân chuyên canh chè và xây dựng mô hình can thiệp phù hợp với điều kiện thực tế nơi đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật. 2. Xác định mô hình bệnh tật và mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của người chuyên canh chè tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật. 3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp bảo vệ sức khoẻ người chuyên canh chè phù hợp với điều kiện thực tế của Thái Nguyên.
  14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Thuốc trừ sâu hay hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) xuất phát từ thuật ngữ tiếng anh “Pesticide” có nghĩa là chất để diệt loài gây hại [22]. Dịch sang tiếng Việt các tác giả sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như: thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất trừ sâu, hoá chất bảo vệ thực vật. Như vậy HCBVTV là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng [34], [67]. 1.1.2. Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc bị chết [67]. Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Chất có khả năng ức chế, phá huỷ hoặc làm chết cơ thể sống: khi đưa một lượng nhỏ chất độc vào cơ thể (qua miệng, dạ dày, thở hít qua phổi, thấm qua da...) hoặc khi được hấp thụ vào máu trong những điều kiện nhất định, gây ra những rối loạn sinh lý của cơ thể, làm nguy hại cho sức khoẻ hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Hiện tượng này còn gọi là ngộ độc [22]. 1.1.3. Độc tính: là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó [67]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng: - Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí hiệu LD50 (letal dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc thỏ). LD50 khác nhau tuỳ loại chất độc, con đường xâm nhập (qua miệng, qua da...) vào vật thí nghiệm. Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở
  15. 4 trong nước) thì được kí hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong 1 m3 không khí hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50 % cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao. - Độc mạn tính (độc trường diễn) chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. Nếu thường xuyên làm việc nơi có chất độc (xưởng hoá chất, xử lí chất phế thải, sản xuất và phun thuốc trừ sâu...) thì cần làm đầy đủ quy trình bảo hộ lao động, quy định kiểm tra độ độc nơi làm việc và khám sức khoẻ thường xuyên [22]. 1.1.4. Độ độc: biểu thị mức độ của tính độc, là liều lượng nhất định của chất độc cần có để gây được một tác động nào đó trên cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập vào cơ thể sinh vật [67]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độ độc lượng chất độc tối thiểu đủ để giết chết một kilôgam sinh vật sống. Ví dụ: Nếu một con vật nặng 2 kg bị giết chết bằng 0,02 g chất độc nào đó, thì độ độc của chất này là 10 mg/kg. Độ độc còn được xác định bằng liều gây chết LD50, là lượng chất độc tối thiểu đủ để gây chết 50 % một số lớn sinh vật. Khó xác định chính xác độ độc của một chất vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất của chất độc, tuổi, trạng thái sức khoẻ, giới tính, cơ quan hấp thụ chất độc của đối tượng bị ngộ độc [22]. 1.1.5. Vệ sinh lao động: là tổng thể các tiêu chuẩn môi trường lao động (ánh sáng, chống bụi, nóng lạnh, gió, tiếng ồn, độ ẩm...); bảo hộ an toàn lao động, trang thiết bị bảo hộ lao động, máy móc, thiết bị sản xuất; chế độ ăn uống tối ưu thích hợp với mỗi loại lao động; vệ sinh cá nhân của người lao động; nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt; quản lí sức khoẻ cho người lao động và gia đình [22]. 1.1.6. Biện pháp An toàn vệ sinh lao động: việc sử dụng các trang thiết bị an toàn để giảm thiểu các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động. Các biện pháp An toàn vệ sinh lao động được chia ra 02 nhóm: Nhóm các biện pháp chung, đảm bảo an toàn lao động chung cho mọi người cùng làm việc trong một môi trường. Nhóm thứ hai là các phương tiện bảo vệ cá nhân, được sử dụng để bảo vệ cho từng cá nhân người lao động, loại này phụ thuộc vào đặc thù công việc và thời điểm làm việc cụ thể của từng người lao động.
  16. 5 1.1.7. Phương tiện bảo vệ cá nhân: là những dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu mà mỗi một người lao động cần sử dụng trong khi làm việc và công tác để cơ thể không bị tác động xấu của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường [28]. 1.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV và kiến thức, thái độ, thực hành của người nông dân thường xuyên tiếp xúc HCBVTV Sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã giúp các quốc gia giảm đáng kể thiệt hại do dịch hại gây ra, tiết kiệm được số lương thực có thể nuôi sống được 200 triệu người một năm [108], [132]. Hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Giá trị doanh thu của HCBVTV từ năm 2005 đã vượt quá 30 tỷ USD/năm [130]. Sản xuất, kinh doanh buôn bán, sử dụng HCBVTV không ngừng phát triển. 1.2.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV 1.2.1.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV trên thế giới Trước thế kỷ XX, theo một số triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng HCBVTV đã có từ xa xưa qua việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh côn trùng đốt. Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết sử dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh [40], [133]. Giữa thế kỷ XVI người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau đó là Nicotin chiết xuất từ cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng [72]. Cuối thế kỷ XIX các HCBVTV đã được sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ nấm thuỷ ngân hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913; tiếp theo là các thuốc trừ nấm lưu huỳnh rồi đến các nhóm khác. DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thuỵ Sỹ năm 1924 [67]. Hàng loạt HCBVTV ra đời sau đó: hợp chất phốt pho hữu cơ đã được phát minh năm 1942 [40], clo hữu cơ (1940-1950); các hoá chất lân hữu cơ, các hoá chất cacbamat (1945-1950). Hoá chất trừ cỏ xuất hiện muộn hơn, năm 1945 chất diệt cỏ carbamat lần đầu tiên được phát hiện ở Anh. Biện pháp hoá học bị
  17. 6 khai thác ở mức tối đa, từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện [67]. Từ năm 1960-1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Trong nhân dân tư tưởng sợ hãi, không dám dùng HCBVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng cần loại bỏ không dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp [67]. Chính vì điều này các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn hơn đối với môi trường và sức khoẻ con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời như hoá chất trừ cỏ mới; các HCBVTV nhóm perethroid tổng hợp; các HCBVTV bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng. Lượng HCBVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên [67], [124]. Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn, vai trò của biện pháp hoá học vẫn được thừa nhận. Tư tưởng sợ HCBVTV cũng bớt dần [67], do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây trồng, các loại HCBVTV đã được phát triển lên một tầm cao mới cũng như đã có một chiến lược mới về công thức hoá học và các phương pháp sử dụng. Nhiều loại hoá chất mới, trong đó có nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi trường ra đời [67]. Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc HCBVTV [59]. Sản lượng HCBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới sản xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3 triệu tấn mỗi năm [133]. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại HCBVTV [4], [124]. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tại Trung Quốc để tăng cường tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy ngành công nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2500 nhà máy sản xuất lớn, nhỏ [19]. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh, năm 2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn.
  18. 7 Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp HCBVTV toàn cầu. Năm 2007 lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ [114]. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất, sử dụng HCBVTV và cũng là nước xuất khẩu lượng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổng lượng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD [19]. Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân tăng rất mạnh, diện tích cây trồng được phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng gấp đôi [101], 75 % diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng HCBVTV [19]. Số HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu Pound. Ở Hoa Kỳ sản lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty lớn [101]. Hoa Kỳ là một quốc gia xuất khẩu HCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn kim ngạch hơn 2 tỷ USD [19]. Trên đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng HCBVTV, ngoài ra một số nước sử dụng nhiều như: Thái Lan, Nhật Bản, Brazil…Tuy vậy, mức đầu tư và cơ cấu tiêu thụ các nhóm hoá chất tuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước [67]. Trong 10 năm gần đây đã có những thay đổi trong ngành công nghiệp HCBVTV thế giới là những hoá chất có độc tính cao đã từng bước được loại ra khỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng [114], [130]. 1.2.1.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV tại Việt Nam Giai đoạn trước năm 1957, biện pháp hoá học hầu như không có vị trí trong sản xuất nông nghiệp. Tháng 1 năm 1956 thành lập tổ hoá bảo vệ thực vật của Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá BVTV ở Việt Nam [67]. Năm 1961 Cục Bảo vệ thực vật được thành lập, là một cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ NN & PTNN [44]. HCBVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc tại Hưng Yên (vụ đông xuân 1956-1957), miền Nam HCBVTV được sử dụng từ năm 1962 [67]. Giai đoạn từ 1957-1990, thời kỳ bao cấp việc nhập khẩu quản lý và
  19. 8 phân phối HCBVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện. Lượng HCBVTV dùng không nhiều, khoảng 15.000 tấn thành phẩm/năm với hơn 20 chủng loại chủ yếu là thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh [67]. Thời kỳ 1976-1980 mỗi năm cả nước sử dụng 16.000 tấn HCBVTV. Thời kỳ 1986-1990 trung bình mỗi năm sử dụng 14.000 tấn HCBVTV, trong đó 55 % là lân hữu cơ, 13 % là clo hữu cơ, 12 % là hợp chất carbamat còn lại là hợp chất thuỷ ngân, asen. Đa phần là các hoá chất tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao [72]. Giai đoạn từ 1990 đến nay, kể từ khi có chính sách đổi mới năm 1986, thị trường HCBVTV đã thay đổi cơ bản. Nền kinh tế thị trường nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn HCBVTV, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân [67]. Lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó phần lớn là hoá chất trừ sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh, nhóm phosphore hữu cơ chiếm khoảng 56 %, phổ biến nhất là Wolfatox và Monitor. Đó là những loại thuốc độc hại cho môi trường và con người. Giai đoạn gần đây cơ cấu tỉ lệ các loại HCBVTV đã được thay đổi đáng kể, nhiều loại hoá chất mới hiệu quả hơn, an toàn hơn với môi trường được nhập khẩu và sử dụng. Năm 1991 hoá chất trừ sâu chiếm 83,3 %, hoá chất trừ nấm 9,5 %, hoá chất diệt cỏ 4,1 %, những loại khác 3,1 % [44]. Đến năm 2008 tỉ lệ là hoá chất trừ sâu chiếm 37,9%, hoá chất trừ nấm 21,12 %, hoá chất diệt cỏ 13,77 %, hoá chất diệt côn trùng 23,46 % và những loại khác 3,75 %. Lượng HCBVTV tiêu thụ qua các năm tăng dần, kim ngạch nhập khẩu HCBVTV tăng mạnh [67], [19]. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu HCBVTV và nguyên liệu năm 2007 là 382.830.015 USD tăng 25,4 % so với cùng kỳ năm 2006, năm 2008 là 473.760.692 USD tăng 23,8 % so với cùng kỳ năm 2007. Nguồn HCBVTV được nhập khẩu về trong năm 2008 chủ yếu từ: Trung Quốc (200.262.568 USD), Singapore (91.116.287 USD), Ấn Độ (42.219.807 USD), kế tiếp là Nhật Bản (19.412.585 USD)…[17], [21]. Hiện nay số lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng ở nước ta tương đối cao so với khu vực [67]. Năm 2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép 886 hoạt chất và 2537 thương phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam [4]. Các loại HCBVTV sử dụng cho cây chè, ngày 05 tháng 9 năm 2001
  20. 9 Bộ NN & PTNN đã ban hành Quyết định số 88/CT-BNN-BVTV quy định danh mục HCBVTV trên cây chè. Theo quyết định các HCBVTV được sử dụng trên cây chè bao gồm: HCBVTV (11 hoạt chất với 13 tên thương mại). Hoá chất trừ bệnh (4 hoạt chất với 3 tên thương mại). Hoá chất trừ cỏ (các loại hoá chất trừ cỏ được đăng kí sử dụng cho cây chè trong danh mục HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam) [7]. Một số loại HCBVTV đang được sử dụng phổ biến tại Thái Nguyên [15], [29], [80]. - Trebon: Trebon có tên gọi chung là Ethofe-nprox. Trebon là một hợp chất cấu trúc tạo bởi cacbon, hydrogen và oxygen. Công thức phân tử C25H28O3 tên hóa học 2-(4-methypropyl-3 phenoxyl-benzylether). Trebon có tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối với các loài sâu hại khác nhau thuộc họ cánh phấn, cánh nửa cánh cứng và sâu 2 cánh. - Padan: tên hóa học S,S{2-dymethylalamion-trimethylene}bis (thiocarba - mate) hydrochlorid, tên khác Carap. Phân tử lượng: 273,8. Công thức phân tử C7H16CIN3O2S2. Padan có tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối với các loài sâu hại khác nhau như sâu đục thân, rầy xanh đuôi đen, bọ xít hôi, bọ trĩ, sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, bọ cánh tơ và sâu xếp lá hại chè. Nó được sử dụng với nhiều loại HCBVTV khác như: Sumithion, Azodrin, hoặc Wofatox. - Shepar: Thuộc nhóm Pyrethrin và Pyrethrinodie, trong đó Pyrethrin có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ cây cúc, còn Pyrethrinodie được tổng hợp. Các chất có cùng nhóm: Bioresmethrin, Cypermethrin, Deltameth- rin, Perme - thrin, Fenvaslerate và Resmethrin được sử dụng diệt côn trùng để bảo vệ ngũ cốc, rau quả và các nông sản thực phẩm. Shepar có thể xâm nhập qua da, hít thở và qua ăn uống. Độc với não, kích thích phổi và gây dị ứng. - Hóa chất 2.4D: Là thuốc diệt cỏ thuộc nhóm nội tiết tố thực vật, có tác dụng như hocmon đối với cây trồng. Thuốc hấp thu qua da, hô hấp và thải qua nước tiểu theo cơ chế vận chuyển tích cực. Trên thực nghiệm nếu dùng kéo dài gây giảm trọng lượng cơ thể, giảm số lượng bạch cầu, hồng cầu, huyết sắc tố. - Wofatox: Tên khác Methy Parathion Metaphos, Metacide. Tên hóa học
nguon tai.lieu . vn