Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN NĂM SO SÁNH PHƯƠNG THỨC NỐI TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 62.22.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong một công trình nào khác. Tác giả luận án Bùi Văn Năm Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010 QUY ƯỚC VIẾT TẮT Liên kết Luận án Ngữ pháp văn bản Ngôn ngữ học Phân tích diễn ngôn Phương thức liên kết Phép nối Từ ngữ nối Văn bản Số cứ liệu 20, Nam Cao, Chí Phèo LK LA NPVB NNH PTDN PTLK PN TNN VB [20, NC , CP] MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngữ pháp truyền thống xem câu là đơn vị lớn nhất, trên câu không có một đơn vị nào khác, do vậy, trước những hiện tượng tuy bị khuôn định trong phạm vi câu như các từ ngữ nối (TNN): nói tóm lại, trước hết, kế đến ... hoặc các đơn vị qui mô lớn hơn câu như chỉnh thể trên câu, đoạn văn, chương, phần… thì chưa được chú ý đến. Vì vậy, ngữ pháp văn bản (NPVB) và phân tích diễn ngôn (PTDN) ra đời như một tất yếu của quá trình nghiên cứu ngôn ngữ học (NNH), để giải quyết những vấn đề ngôn ngữ trong hành chức mà do nhiều lý do ngữ pháp câu chưa vươn tới. Những công trình đặt nền móng cho NNH văn bản đã xuất hiện vào những năm 501 của thế kỷ XX. Nhưng lúc bấy giờ có ít người quan tâm đến sự tồn tại của ngành học này. Bước sang những năm 70 của thế kỷ XX, NNH văn bản đã nhanh chóng đạt tới thời kỳ phát triển nở rộ. Ở Việt Nam, sau đó, từ những năm 80 của thế kỷ XX, các thành tựu nghiên cứu ngành học này, bước đầu, được đưa ra giảng dạy ở trường phổ thông và đã thu được những kết quả nhất định. Các nhà NNH hiện đại như J. L. Austin(1962)2, quan niệm rằng, giao tiếp bằng ngôn ngữ, thực chất là một hành động tương tác giữa con người với nhau. Đó là một phát hiện độc đáo về chức năng của ngôn ngữ, giúp các nhà ngữ học đánh giá đúng bản chất mọi mặt biểu hiện của giao tiếp lời nói. Khi bàn đến giao tiếp lời nói thì phải nói tới phát ngôn3 (câu) và diễn ngôn (văn bản). Và do đó mà E. Benveniste đã có nhận định rằng “câu là sự sáng tạo không cùng, sự đa dạng không có giới hạn, chính là đời sống của ngôn ngữ đang hành chức”. Càng ngày các nhà NNH càng nhận thấy rằng nghiên cứu VB và diễn ngôn thì không thể tách rời các phát ngôn một cách đơn lẻ. Và, như vậy thì chưa giải quyết triệt để được vấn đề phân tích mọi khía cạnh ngữ nghĩa của lời nói, của phát ngôn. “Nếu xem xét bản thân mỗi phát ngôn riêng lẻ sẽ không thể giải thích nhiều hiện tượng biểu hiện trong phạm vi phát ngôn, nhưng lại liên quan tới nhiều khía cạnh ngoài phát ngôn, ngoài câu” [108, tr. 13]. Những nhà NNH VB như P. Hartmann (1968) và W.Dressler (1970) đã thừa nhận VB là đơn vị lớn nhất có chức năng giao tiếp. Nó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành học khác nữa, trong đó có NNH. Những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều công trình lý luận về NPVB đã đến với các nhà Việt ngữ học. Nhiều thành tựu NPVB đã được ứng dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt. Nhờ đó, nhiều cuốn sách, bài viết nghiên cứu về NPVB tiếng Việt, đã được xuất bản hoặc được giới thiệu khá phong phú trên tạp chí chuyên ngành. Và cũng từ đó, việc nghiên cứu tiếng Việt có thêm những khám phá mới, nhất là khi có vận dụng những thành tựu của NPVB và PTDN vào để miêu tả tiếng Việt. Ngày nay, việc khảo sát lời nói đặt trong chuỗi phát ngôn, đặt trong VB là một vấn đề có tính nguyên tắc, khi phân tích ngữ nghĩa của phát ngôn, trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Hay nói một cách khác, nghiên cứu ngữ nghĩa biểu hiện của các phát ngôn trong ngôn cảnh, là một xu hướng nghiên cứu phổ biến, được đặc biệt chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại. Và trong thực tế, NNH hiện đại – với những thành tựu xuất sắc của ngữ dụng học - đã đem lại ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn lao về lĩnh vực này. NPVB trở thành một chuyên ngành NNH, theo chúng tôi, vẫn còn đặt ra nhiều đề tài hấp dẫn cho những ai quan tâm đến nó. Liên kết (LK; tiếng Anh: cohesion) trong VB là một hiện tượng luôn được đề cập và khảo sát trước tiên trong NPVB. Vấn đề này đã được nhiều nhà NNH xem xét với những phạm vi và mức độ khác nhau. Bởi vì, nếu quan sát các phát ngôn trong giao tiếp, ta sẽ thấy bên cạnh những phát ngôn có ý nghĩa hiển ngôn, còn có những phát ngôn mà nếu chúng ta tách riêng ra để tìm hiểu thì nhiều khi chúng ta thấy nó trở nên mơ hồ, có khi tối nghĩa. Trong một ngữ đoạn, có thể có phát ngôn chỉ là một từ, một ngữ, thậm chí một từ tình thái. Hãy quan sát các ví dụ sau: (1) Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ, thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! [26, NC, CP] (2) Có một người đi chơi xa, dặn con là có ai hỏi thì nói là bố đi vắng. Cẩn thận hơn, ông liền viết vào giấy để nếu con có quên thì đưa tờ giấy để khách biết. Cậu con cầm tờ giấy bỏ vào túi áo. Tối đến, sẵn có ngọn đèn, nó tò mò mở giấy ra xem, chẳng may vô ý để giấy cháy mất. Hôm sau, có người đến chơi hỏi: - Thầy cháu có nhà không? Nó ngẩn người . Sực nhớ ra, nó sờ vào túi và hốt hoảng: - Mất rồi! Khách giật mình hỏi: - Mất bao giờ? - Mất hôm qua… - Vậy sao mà mất? - Cháy… [79, TCDGVN] Nếu chúng ta tách riêng các phát ngôn được in nghiêng trên đây để khảo sát về ngữ pháp – ngữ nghĩa: trước hết, chúng là những phát ngôn chưa có đủ các thành phần `nòng cốt` (chủ ngữ - vị ngữ), là những phát ngôn `đặc biệt` và biểu thị ý nghĩa không trọn vẹn, không rõ ràng. Nhưng trong hoạt động giao tiếp, có rất nhiều phát ngôn mà không thể quy về các mô hình câu hay quy về hình thức của mô hình cấu trúc cú pháp nào. Ngữ pháp truyền thống (ngữ pháp câu) coi đó là những hiện tượng không chuẩn mực, không điển hình. Nhưng trong giao tiếp, đó chính là những biểu hiện phong phú về biểu đạt. Đó là nét ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn