Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
-----------------------------

PHẠM THỊ THU

PARODY/NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số

: 62. 22. 01. 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Bình

HÀ NỘI – 2016

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Mọi thông tin trong luận án đều khách quan, chính xác, trung thực và chưa
được công bố ở bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

Phạm Thị Thu

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 6
6. Cấu trúc luận án.................................................................................................. 6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu về parody /nhại trên thế giới ....................................... 7
1.1.1. Từ các nhà hình thức Nga tới Bakhtin ......................................................... 8
1.1.2. Giới hạn khắt khe của Gérard Genette ......................................................12
1.1.3. Linda Hutcheon và parody/nhại hậu hiện đại ...........................................13
1.1.4. Margaret A. Rose .......................................................................................18
1.1.5. Simon Dentith .............................................................................................19
1.2. Tình hình nghiên cứu về parody/nhại ở Việt Nam .......................................20
1.2.1. Tình hình dịch thuật, giới thiệu lý thuyết parody/nhại ..............................20
1.2.2. Tình hình ứng dụng lí thuyết parody/nhại trong nghiên cứu văn học ...........21
1.3. Quan niệm về parody/nhại trong luận án......................................................28
1.3.1. Việc dịch thuật ngữ parody sang tiếng Việt ...............................................28
1.3.2. Đặc điểm của parody/nhại .........................................................................28
1.3.3. Cấu trúc của parody/nhại ..........................................................................34
1.3.4. Chức năng của parody/nhại .......................................................................35
1.4. Parody/Nhại trong lịch sử văn chương Việt Nam trước năm 1975 ..................38
1.4.1. Parody/Nhại trong văn học dân gian .........................................................38
1.4.2. Parody/Nhại trong văn học viết .................................................................41
Chƣơng 2. PARODY/NHẠI VĂN BẢN VÀ CÁC PHONG CÁCH
NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .............53
2.1. Parody/Nhại văn bản và phong cách văn chương ........................................53
2.1.1. Parody/Nhại huyền thoại ...........................................................................53

2.1.2. Parody/Nhại văn học dân gian ..................................................................60
2.1.3. Parody/Nhại văn học viết..............................................................................64
2.1.4. Parody/Nhại văn bản và phong cách ngôn ngữ cá nhân ...........................68
2.1.5. Parody/Nhại phong cách kịch ....................................................................76
2.2. Parody/Nhại các phong cách ngôn ngữ chức năng.......................................79
2.2.1. Parody/Nhại phong cách báo chí - công luận ...........................................79
2.2.2. Parody/Nhại phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ ........................83
2.2.3. Parody/Nhại lối chép sử.............................................................................84
2.3. Parody/Nhại và diện mạo lời văn của tiểu thuyết Việt Nam đương đại .............87
2.3.1. Đa giọng hóa lời văn..................................................................................87
2.3.2. Carnaval hóa trên bình diện ngôn từ .........................................................94
Chƣơng 3. PARODY/NHẠI THỂ LOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ...............................................................................104
3.1. Parody/Nhại truyện trinh thám ...................................................................105
3.1.1. Phá hủy cốt truyện trinh thám..................................................................107
3.1.2. Parody/Nhại / giải bỏ nhân vật trinh thám ..............................................122
3.2. Parody/Nhại tiểu thuyết tình cảm, tâm lí ....................................................132
3.2.1. Parody/Nhại mô hình tiểu thuyết tình cảm, tâm lí ...................................133
3.2.2. Parody/Nhại kiểu nhân vật số phận .........................................................137
3.3. Parody/Nhại tự truyện.................................................................................140
KẾT LUẬN .......................................................................................................147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................151
THƢ MỤC THAM KHẢO..............................................................................152
PHỤ LỤC

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Parody/Nhại là một câu chuyện trải dài trong lịch sử nghệ thuật thế
giới từ cổ đại tới nay và trải rộng trong tất cả các loại hình: văn chương, âm
nhạc, hội họa, điêu khắc, điện ảnh... Trong văn chương, parody/nhại đã và đang
trở thành một mối quan tâm học thuật quan trọng trong lý thuyết phê bình và các
nghiên cứu thực hành, đặc biệt, từ nửa sau thế kỉ XX, khi sáng tác văn chương
và nghệ thuật hậu hiện đại nở rộ.
Trong đời sống học thuật Việt Nam hiện nay, tuy parody/nhại vẫn là một
chủ đề được luận bàn nhưng chưa được khảo sát và nghiên cứu kĩ lưỡng. Đó là
do sự thiếu vắng những công trình dịch thuật, nghiên cứu lý thuyết, những
khuyết thiếu trong tiếp cận dữ liệu văn học quá khứ, những e dè trong tiếp cận và
đánh giá các hiện tượng văn chương liên quan tới hình thức này.
Các bài dịch rải rác, một số nghiên cứu có tính chất đặt vấn đề gần đây
thôi thúc và đòi hỏi một sự nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống hơn.
Nỗ lực của chúng tôi ở luận án này là đóng góp phần nào vào yêu cầu học
thuật có tính cấp thiết ấy.
1.2. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiểu thuyết Việt Nam đang có những
chuyển động để hòa nhập với thế giới như một xu thế tất yếu. Những cây bút như
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Tạ Duy
Anh, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Việt Hà, Thuận, Phan An, Đặng Thân,… thực
sự đã đem lại nét mới cho diện mạo văn chương. Điều dễ nhận thấy trong sáng tác
của họ là sự xuất hiện của parody/nhại. Tuy ít nhiều còn gây tranh cãi nhưng
parody/nhại thực sự đã trở thành một hiện tượng nghệ thuật phổ biến của văn học
Việt Nam đương đại. Có thể nói, đây là vấn đề vừa mang tính lịch sử, vừa mang
tính thời sự, cần được quan tâm nghiên cứu, giải thích và đánh giá thỏa đáng.
Khi soi chiếu vào văn chương Việt Nam đương đại, tính chất “có vấn đề”
của parody/nhại vừa ở phương diện lí thuyết, vừa ở phương diện văn học sử chính
là xuất phát điểm thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài Parody/Nhại trong tiểu
thuyết Việt Nam đƣơng đại. Theo đó, chúng tôi giới hạn mối quan tâm về

nguon tai.lieu . vn