Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
***************

PHÙNG DIỆU LINH

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CHỮ HÁN
TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI- 2017

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................................3
5. Đóng góp mới của luận án..................................................................................................7
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................................8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI..........9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ Hán trong
Ngôn chí thi tập .................................................................................................... 9
1.2. Giới thuyết một số khái niệm thuộc cơ sở lí luận của luận án .................... 20
1.3. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài............................................................... 26
Tiểu kết ............................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: XÁC ĐỊNH BẢN NỀN VĂN BẢN NGÔN CHÍ THI TẬP................................28

2.1. Các bản Ngôn chí thi tập hiện tồn ............................................................... 28
2.2. Đánh giá chung về các văn bản hiện tồn ..................................................... 44
2.3. Phả hệ văn bản hiện tồn của Ngôn chí thi tập xây dựng bằng phần mềm PAUP
V4 ....................................................................................................................... 50
2.4. Bản nền, bản đối hiệu, bản tham khảo văn bản Ngôn chí thi tập ................ 55
Tiểu kết ............................................................................................................... 57
CHƢƠNG 3: XÁC LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ THIỆN BẢN NGÔN CHÍ THI TẬP ......................59

3.1. Hiệu khám và biện ngụy quyển 1, 2 văn bản Ngôn chí thi tập..................................59
3.2. Hiệu khám và biện ngụy quyển 3, 4, 5 văn bản Ngôn chí thi tập..............................72
3.3. Đặc điểm thiện bản Ngôn chí thi tập ...........................................................................92
Tiểu kết ............................................................................................................... 93
CHƢƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CHỮ HÁN CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN TRONG
NGÔN CHÍ THI TẬP..........................................................................................................................95

4.1. Đặc điểm tần số xuất hiện trung bình của chữ Hán trong Ngôn chí thi tập ....... 95
4.2. Đặc điểm kết hợp và ý nghĩa của nhóm từ có số lần xuất hiện cao ............ 99
trong Ngôn chí thi tập ......................................................................................... 99
4.3. Giá trị biểu đạt của nhóm từ có số lần xuất hiện cao trong Ngôn chí thi tập ... 113
4.4. Đặc điểm phong cách sử dụng ngôn ngữ trong Ngôn chí thi tập .............. 133

Tiểu kết ............................................................................................................. 141
KẾT LUẬN .................................................................................................................143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng dữ liệu đối hiệu 80 bài đầu thuộc 8 bản Ngôn chí thi tập dùng trong xây
dựng sơ đồ phả hệ văn bản.
Phụ lục 2: Đơn vị tác phẩm thuộc thiện bản Ngôn chí thi tập.
Phụ lục 3: Biện ngụy dị văn quyển 1, 2 văn bản Ngôn chí thi tập
Phụ lục 4: Bảng văn tự Hán xuất hiện trong thơ Phùng Khắc Khoan thuộc

Ngôn chí thi tập

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Phùng Khắc Khoan là tác giả văn học lớn ở cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.
Giáo trình Văn học Việt Nam (Thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII) đánh giá: “thơ
văn Phùng Khắc Khoan vừa có phần đối lập vừa có phần thống nhất với thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai tác gia lớn này dƣờng nhƣ đã bổ sung cho nhau tạo nên
diện mạo đa dạng và phong phú của việc phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam thời
bấy giờ” [39, 418]. Tuy nhiên, cho tới nay, mặc dù đƣợc nghiên cứu và đề cập
nhiều, đã có hai hội thảo lớn đƣợc tổ chức, nhƣng những khảo cứu về Phùng Khắc
Khoan lại chƣa thực sự đầy đủ. Thành công và có nhiều đóng góp nhất là mảng
nghiên cứu về cuộc đời, hành trạng, nội dung sáng tác văn học của Phùng Khắc
Khoan, còn mảng khuyết thiếu nhiều nhất là những nghiên cứu chuyên sâu về văn
bản và đặc điểm ngôn ngữ văn tự trong sáng tác thơ chữ Hán Phùng Khắc Khoan.
1.2. Ngôn chí thi tập 言志詩集 (NCTT) đƣợc đánh giá là tập thơ thành công nhất
của Phùng Khắc Khoan trong 4 tập thơ chữ Hán còn lại tới ngày nay. Các nhà
nghiên cứu thuộc những lĩnh vực khác nhau (văn học, sử học, văn học sử, triết
học,...) khi tìm hiểu về Phùng Khắc Khoan đều lấy tập thơ này làm dẫn chứng tiêu
biểu trong phân tích, chứng minh. Tuy nhiên, chƣa có một chuyên luận nào khảo
sát, nghiên cứu toàn diện về các vấn đề văn bản cũng nhƣ ngôn ngữ văn tự của tác
phẩm. Chƣa có một sơ đồ truyền bản nào đƣợc thiết lập cũng chƣa có một thiện
bản nào đƣợc đƣa ra trên cơ sở hiệu khám tỉ mỉ văn bản hiện tồn ngõ hầu có thể
làm căn cứ cho những nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ
văn tự của tác giả trong tác phẩm vẫn gần nhƣ bị bỏ ngỏ. Luận án của chúng tôi cố
gắng bổ sung phần nhỏ vào mảng khuyết thiếu đó.
1.3. Trong chƣơng trình Ngữ văn ở các cấp học phổ thông, tác phẩm Văn học
trung đại chiếm số lƣợng không nhỏ, việc giảng dạy hay cảm thụ những tác phẩm
này luôn là một thách thức bởi cách biệt về lịch sử, tƣ tƣởng, văn hóa, ý thức hệ.
Những thứ trƣớc kia gần gũi đơn giản với ngƣời đọc thì nay phải thông qua công
tác huấn hỗ, chú giải, dịch thuật,...mới khỏa lấp phần nào khoảng cách lịch sử này.
Với mục tiêu xây dựng thiện bản văn bản đồng thời nghiên cứu về đặc điểm sử
dụng chữ Hán trên cơ sở thiện bản đã đƣợc xác lập, luận án của chúng tôi cố gắng
góp phần khắc phục sự đứt gãy thuộc về lịch sử nói trên.

nguon tai.lieu . vn